Nội tạng người chết vì COVID-19 giống chết vì SARS, MERS
Nội tạng người chết vì COVID-19 giống nội tạng người chết vì SARS, MERS. Có ý kiến nên sử dụng corticosteroid điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19 có triệu chứng viêm phổi nặng.
Một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết những tổn thương nội tạng của bệnh nhân nhiễm COVID-19 tương tự như những tổn thương ở bệnh nhân nhiễm virus SARS và virus MERS, báo South China Morning Post ngày 20-2 đưa tin.
Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa số 5 thuộc Bệnh viện đa khoa của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Kết luận nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet nổi tiếng của Anh.
Cách virus COVID-19 gây ra các tổn thương nội tạng tương tự như tác động của virus SARS hay MERS. Ảnh: AFP
Các nhà nghiên cứu đi đến kết luận này sau khi thực hiện nghiên cứu trên thi hài một người đàn ông 50 tuổi tử vong vì nhiễm COVID-19. Người đàn ông này có những triệu chứng đầu tiên của bệnh hôm 14-1 và tử vong hai tuần sau đó.
COVID-19 gây tổn thương nội tạng giống SARS, MERS
Video đang HOT
Nghiên cứu phổi, gan và mô tim của bệnh nhân cho thấy “các đặc điểm bệnh lý của bệnh COVID-19 rất giống với đặc điểm được phát hiện ở các ca nhiễm virus Corona (các virus cùng họ – PV) như hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) và hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS)”.
Nghiên cứu cho biết tổn thương ở các phế nang ở cả hai phổi và tổn thương ở gan có thể là hoặc do ảnh hưởng của việc nhiễm COVID-19, hoặc do tác động của các loại thuốc điều trị.
Các tổn thương ở cơ tim là không đáng kể bằng nên nhóm nghiên cứu cho rằng việc nhiễm bệnh “có thể không trực tiếp làm suy yếu tim”.
Nghiên cứu nhấn mạnh chưa có nghiên cứu bệnh lý nào trên bệnh nhân nhiễm COVID-19 được công bố trước đó vì “hầu như không thể tiếp cận được việc khám nghiệm tử thi và nghiên cứu sinh thiết học”.
Cân nhắc đưa corticosteroid vào điều trị
Từ các tổn thương được phát hiện ở phổi bệnh nhân, nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng việc điều trị bằng corticosteroid nên được cân nhắc để được áp dụng cùng với máy trợ thở cho các ca bệnh nặng.
Phương pháp này vốn bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng thường xuyên bên ngoài các cơ sở thử nghiệm lâm sàng.
Trong một báo cáo khác được đăng trên The Lancet hôm 7-2, nhóm tác giả của Đại học Edingurgh (Scotland) cho biết phương pháp điều trị bằng corticosteroid đã được áp dụng đối với bệnh nhân nhiễm SARS và MERS, và cả bệnh nhân nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, nhóm tác giả này cho biết corticosteroid có thể tạo ra các tác dụng phụ như tiểu đường, tổn thương mô xương hoặc làm chậm quá trình đào thải virus.
“Một đánh giá về cách điều trị hội chứng viêm đường hô hấp cấp do bất kỳ chủng virus nào gây ra, dựa vào sáu nghiên cứu ở tổng cộng 574 bệnh nhân, 19 người trong số đó cho thấy không đủ bằng chứng để khuyến nghị sử dụng phương pháp điều trị bằng corticosteroid”, báo cáo hôm 7-2 viết.
Theo South China Morning Post, nhóm nghiên cứu Trung Quốc đang muốn thuyết phục áp dụng phương pháp điều trị bằng corticosteroid. Dù thừa nhận có thể gây ra một số tác dụng phụ với bệnh nhân khi dùng loại thuốc này ở liều cao, các nhà nghiên cứu cho rằng vẫn có thể áp dụng phương pháp này ở các bệnh nhân có triệu chứng viêm phổi nặng.
“Điều trị bằng corticosteroid là một con dao hai lưỡi. Chúng tôi phản đối việc sử dụng corticosteroid mà không bị kiểm soát nhưng khuyến nghị sử dụng corticosteroid ở liều thấp hoặc trung bình trong thời gian ngắn và sử dụng một cách thận trọng ở các bệnh nhân bị bệnh nặng”, nhóm chuyên gia Trung Quốc viết trong báo cáo nghiên cứu.
Nghiên cứu và đề xuất điều trị của nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc được công bố trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Số ca nhiễm và ca tử vong ngày một tăng nhưng tỉ lệ người được điều trị thành công cũng được cải thiện đáng kể.
Tính đến 9 giờ 30 phút ngày 21-2, toàn thế giới ghi nhận hơn 76.700 ca nhiễm virus COVID-19 và 2.247 người tử vong. Trong khi đó, các nước đã điều trị thành công cho 18.438 bệnh nhân, theo South China Morning Post.
Theo PLO
Tránh dùng steroid trong điều trị bệnh Covid-19
Điều trị bệnh Covid-19 bằng thuốc kháng viêm steroid có thể gây hại cho bệnh nhân nhiều hơn là có lợi, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san The Lancet.
Bệnh nhân nhiễm virus Corona đang được chữa trị - Ảnh: Reuters
Steroid thường được các bác sĩ sử dụng để giảm viêm, vốn hiện diện trong phổi của bệnh nhân nhiễm virus Corona mới (nCoV). Viêm phổi cũng xảy ra ở bệnh nhân mắc hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), do virus Corona gây ra.
Tuy nhiên, steroid cũng làm giảm khả năng của hệ miễn dịch để chống lại virus và các bệnh nhiễm trùng khác thường phát triển ở những bệnh nhân mắc bệnh đe dọa đến tính mạng như SARS, MERS...
"Suốt đợt bùng phát dịch Covid-19, các bác sĩ phải đối mặt với một số quyết định khó khăn về cách điều trị cho bệnh nhân. Sau khi xem xét kỹ những bằng chứng có sẵn, chúng tôi khuyên không nên sử dụng steroid để điều trị tổn thương phổi do loại nCoV. Nếu sử dụng steroid, đây nên là một phần của thử nghiệm lâm sàng để chúng ta có thể tìm hiểu liệu loại thuốc này có ích hay làm hại bệnh nhân", trưởng nhóm nghiên cứu J.Kenneth Baillie tại Đại học Edinburgh (Anh) cho hay.
Một nghiên cứu hồi cứu trên bệnh nhân bị MERS cho thấy gần một nửa số người được sử dụng steroid cần các phương pháp điều trị bổ sung như hỗ trợ hô hấp, thuốc tăng huyết áp và hình thức lọc máu.
Những người được cho dùng steroid đã mất nhiều thời gian hơn để loại bỏ virus khỏi cơ thể họ. Các nghiên cứu khác phát hiện rằng steroid gây ra tác hại trong đợt dịch SARS, loại virus gây bệnh này vẫn còn tồn tại ở những người dùng thuốc tới 3 tuần sau khi nhiễm bệnh.
Theo Thanh niên
Chuyên gia Trung Quốc: Khỏi bệnh viêm phổi cấp vẫn cần được theo dõi Ông Zhan Qingyuan, một trong những chuyên gia hàng đầu tại Phòng khám Hữu nghị Trung- Nhật ở Bắc Kinh tuyên bố rằng khả năng miễn dịch không phải lúc nào cũng xuất hiện đối với những người đã bị mắc coronavirus vì vi rút biến đổi nhanh chóng. Quang cảnh ở một bệnh viện tỉnh Hồ Nam, TQ - Ảnh : Reuters...