“Nội soi” các siêu thị
Trong khi túi tiền của phần lớn người tiêu dùng Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung chỉ ở mức vừa đủ chi tiêu, thì giá cả hàng hóa trong các siêu thị cao hơn bên ngoài thị trường tới 10%. Đây là kết quả khảo sát thị trường vừa được một nhóm chuyên gia công bố.
Theo kết quả khảo sát ý kiến người tiêu dùng, câu hỏi lớn nhất được họ đặt ra là: Siêu thị vốn là nơi buôn to, bán lớn, lại thường xuyên được kiểm tra, giám sát. Vậy tại sao hàng hóa bày bán trong các siêu thị có giá cao hơn so với các chợ dân sinh, chợ tạm? Có chuyện gây khó dễ cho các doanh nghiệp, người sản xuất khi muốn đưa hàng “lọt” qua cửa siêu thị hay không?
Theo quy định về diện tích kinh doanh, số lượng mặt hàng, trong tổng số 15 trung tâm thương mại và 78 siêu thị trên địa bàn Hà Nội, chỉ có khoảng 2/3 siêu thị đạt tiêu chuẩn. Đáng chú ý là, số lượng siêu thị nước ngoài chỉ chiếm khoảng 10/78 siêu thị, song doanh số bán hàng chiếm tới 40% thị phần.
Theo Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, sở dĩ các siêu thị Việt Nam giảm sức hấp dẫn người tiêu dùng chủ yếu do bản thân các doanh nghiệp. Hầu hết làm ăn theo kiểu tự phát, thiếu chuyên nghiệp, nhân lực quản lý chỉ có khoảng 5-7% được đào tạo kinh doanh bán lẻ. Đặc biệt nhiều doanh nghiệp đã cho thuê lại một phần mặt bằng siêu thị để tư nhân bên ngoài tự kinh doanh, khiến hàng xấu, hàng rởm, kém chất lượng lọt vào siêu thị. Hơn thế, không ít nhà cung ứng muốn đưa được hàng hóa vào siêu thị phải có thêm những chi phí không chính thức, đương nhiên sẽ đẩy tỷ lệ chiết khấu lên cao. Chưa kể, còn nhiều chi phí phát sinh trong các khâu sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ.
Vị Chủ tịch Hiệp hội chỉ rõ, nếu nhà cung ứng chấp nhận thì tất cả mọi chi phí đó sẽ dội ngược vào giá thành sản phẩm, bán ra. Nếu không, nhà cung ứng sẽ phải bán lẻ trên thị trường thông qua tiểu thương ở chợ. Vì thế, hàng ngon, chất lượng không vào được siêu thị. Dư luận cho rằng, trong khi hầu hết các siêu thị ngoại đều kinh doanh theo cách trực tiếp thu mua tại các trang trại, nông trại với số lượng lớn, giá rẻ, thì một số siêu thị Việt Nam lại đi đường vòng. Từ thực phẩm, rau củ, quả đến tay người tiêu dùng thường phải qua nhiều khâu trung gian, khiến chi phi bị đội lên cao. Hệ lụy tất yếu là người tiêu dùng “lĩnh đủ”, còn người chăn nuôi, trồng trọt chỉ thu được khoản tiền ít ỏi. Khâu trung gian ở giữa đã được hưởng lợi trên 40% chi phí. Với cung cách “mạnh ai nấy làm”, manh mún và bị động, nhiều siêu thị đang phải “đánh vật” trong cuộc cạnh tranh với các siêu thị ngoại “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, ngày càng lấn chiếm thị phần.
Video đang HOT
Thực trạng trên cho thấy sự lỏng lẻo trong mối liên kết giữa nhà sản xuất, nhà cung ứng, siêu thị và người tiêu dùng hiện nay. Trong khi đó, các siêu thị muốn mở rộng quy mô thì chưa được thuê đất mà phải sử dụng hình thức giao đất, tức là thanh toán tiền “một cục” lên tới hàng trăm tỷ đồng, vượt quá khả năng của doanh nghiệp trong nước.
Theo_An ninh thủ đô
Gần 20 người ngất xỉu ở Big C do ngạt khí xe máy
Công an bước đầu xác định gần 20 người ngất xỉu ở Big C The Garden (Nam Từ Liêm, Hà Nội) tối qua là do ngạt khí xe máy. Sáng nay, siêu thị trở lại hoạt động bình thường, dù tầng hầm vẫn ngột ngạt.
Khu vực hành lang và quầy thanh toán của siêu thị Big C nơi nhiều người bị ngất sáng nay vẫn hoạt động bình thường. Ảnh: Bá Đô.
Công an quận Nam Từ Liêm đã lập tổ điều tra xác minh vụ ngạt khí. Tòa nhà nơi Big C hoạt động gồm 5 tầng nổi, 3 tầng hầm. Siêu thị nằm ở tầng hầm thứ 3, thông với tầng hầm thứ 2 - nơi có nhiều rất nhiều xe máy - là một cầu thang cuốn.
"Qua kiểm tra cho thấy tầng hầm của toà nhà rất ngột ngạt vì không có hệ thống quạt thông gió. Tối qua trong hầm cùng lúc có quá nhiều xe đang nổ máy để chờ ra ngoài, khiến không khí ngột ngạt, nhiễm độc", đại tá Trần Quang Trong, Trưởng Công an quận Nam Từ Liêm, thông tin và cho rằng đây là nguyên nhân chính khiến nhiều người bị khó thở, ngất xỉu.
Để tránh sự việc lặp lại, đại tá Trong cho biết đã đề nghị thành phố Hà Nội tạm đình chỉ hoạt động của toà nhà này để kiểm tra, khắc phục sự cố.
Trong khi cơ quan chức năng đang làm nhiệm vụ, B ig C The Garden vẫn hoạt động bình thường, dưới tầng hầm lượng xe máy vẫn đông đúc. Nhiều người gửi xe máy cùng cho rằng không khí ở tầng hầm quá ngột ngạt, khó thở và không thể đứng được quá 5 phút.
"Thường xuyên cho con nhỏ đi siêu thị ở đây, gửi xe xong tôi phải bế con lên tầng ngay vì dưới đây rất khó thở. Tòa nhà nên thiết kế hệ thống quạt thông gió hoặc những chiếc quạt công suất lớn để cho không khí bớt ngột ngạt", chị Nguyễn Thị Phương ở Mỹ Đình nói.
Theo một số nhân viên trông xe dưới tầng hầm, tối qua do có chương trình ca nhạc ở Big C nên lượng xe gửi đông hơn ngày thường. Khi kết thúc chương trình, người dân đồng loạt lấy xe, nổ máy để chờ lên khỏi hầm.
"Gần 20 người nằm la liệt ở khu vực hành lang lối dẫn lên siêu thị Big C The Garden, nhiều nhân viên thu ngân khác đang làm việc cũng bị hoa mắt và dần ngất lịm", một nhân viên thu dọn vệ sinh ở tầng hầm kể lại.
Theo công an quận Nam Từ Liêm, 18 người bị ngất xỉu nhập viện đã qua khỏi cơn nguy kịch và đã xuất viện. Ảnh: Bá Đô.
Trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cho biết, trường hợp nhiều xe máy nổ cùng một lúc trong điều khiện không gian chật hẹp sẽ dẫn đến khí oxy bị loãng, thậm chí khi xăng được đốt không hết sẽ sinh ra khí Carbon monoxide (CO). Loại khí này rất độc, làm giảm lượng oxy trong không khí và khi lượng oxy còn 14%, người hít phải sẽ bị hoa mắt, ngất xỉu.
Ngoài ra, khi tiếp xúc với CO nồng độ thấp trong thời gian dài có thể gây nên nhiễm độc CO mãn tính, gây suy nhược thần kinh và mất trí nhớ. Trước đây từng có nhiều trường hợp tử vong do để xe máy nổ và bật máy phát điện ở trong nhà.
Bá Đô
Theo VNE
Hà Nội: Siêu thị đông nghịt người sắm Tết Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2015, hàng vạn người dân Thủ đô đang tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần tấp nấp đổ về các siêu thị để mua sắm hàng hóa Tết; khiến các siêu thị luôn trong tình trạng đông đúc, quá tải. Lượng người đổ về các siêu thị mua sắm Tết tăng đột biến...