Nỗi sợ trong thế giới game
Bạn nghĩ tôi đã biết đến tất cả nỗi sợ trong thế giới game sao?
Sợ hay sợ hãi là cảm xúc tiêu cực xuất hiện từ việc nhận thức các mối đe dọa. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, tồn tại và xảy ra khi bộ não phản ứng với một sự kích thích cụ thể, chẳng hạn như bị đau hay bị đe dọa bởi một mối nguy hiểm nào đó. Nói ngắn gọn, sợ là khả năng nhận ra nguy hiểm và chạy trốn khỏi nó hoặc chiến đấu chống lại.
Thế giới game muôn màu đem đến cho gamer rất nhiều cảm xúc khác nhau mà trong đó nỗi sợ là một khái niệm được tất cả các nhà phát triển game rất chú trọng khai thác và khai thác một cách triệt để. Bạn cũng không còn lạ lùng gì với thế giới ảo, mặc dù nó là ảo, nhưng mọi thứ trong nó đều chân thực vì nó không biết nói dối, nó lột tả được hết cảm xúc của những gamer. Và nỗi sợ trong thế giới game có thể đánh lừa cảm xúc của chúng ta nhưng nó không nói dối chúng ta, nó cho chúng ta thấy được những sự thật phũ phàng, đáng sợ trong thế giới này.
Game kinh dị và nỗi sợ hãi thường thấy
Chúng ta thường sợ những điều mà tôi không biết, những thực thể không rõ ràng, những thứ liên quan đến tâm linh, ma quỷ hay những thứ mau me, man rợ. Đây là những nỗi sợ thường thấy, nó cuốn lấy ta, ám ảnh ta. Cứ mỗi lần nhắm mắt vào là lại thấy lo sợ phải mở mắt ra hay đơn giản là chỉ cần tắt đèn đi thôi cũng cảm thấy rùng tôi như có cái gì đó đang đứng nhìn tôi trong bóng tối.
Và nỗi sợ này có rất nhiều trong game, hầu hết là các game kinh dị mà ở thời điểm hiện tại liên tục được các nhà phát triển chú trọng và phát hành nhan nhản trên thị trường. Có lẽ hầu hết các gamer nếu lần đầu tiên chơi những game kinh dị kiểu này đều có cảm giác sợ hãi tột độ và bị ám ảnh một thời gian khá dài. Nhưng dần dần khi đã quá quen với các mặt game thì nỗi sợ này gần như biến mất, chúng ta chỉ còn giật tôi trong một khoảnh khắc bị hù dọa và chúng cũng chẳng thể đeo bám hay ám ảnh chúng ta lâu như trước.
Và các nhà phát triển cố gắng thêm vào đó những sinh vật kì dị thay vì yếu tố tâm linh, thêm những cảnh máu me, man rợ và ám ảnh nhằm kích thích và đánh lừa não bộ, là gamer trở nên hồi hộp, căng thẳng và sợ hãi tột độ khi bị hù dọa ngay sau đó. Tuy nhiên dù cố gắng thay đổi thì cũng không được lâu, những tựa game ngày nay không còn cho chúng ta có cảm giác sợ hãi lâu dài như ngày xưa khi chơi những Fatal Frame, Silent Hill hay Resident Evil.
Nhưng dù có vậy thì các game kinh dị indie vẫn rất cần thiết vào thời điểm này, đi kèm là những tựa game kinh dị được đầu tư sâu hơn về chất lượng và đồ họa để có thể cung cấp đủ sự hù dọa cần thiết vì dường như những tựa game này cũng đang trở thành một phần tôn giáo của gamer. Họ cần có thứ gì đó làm họ giật tôi để sốc lại tinh thần đôi chút.
Nỗi sợ thực sự không đến từ 2 chữ kinh dị
Đơn độc trong thế giới
Đó là khi nhân vật một tôi đi trên con đường, với những vết thương trên tôi. Bạn chỉ nhìn theo bóng hình nhân vật và bỗng dưng cảm thấy thật hụt hẫng, thật nặng nề và một cảm giác thật khó tả. Sự cô độc chưa bao giờ đáng sợ đến như vậy, và bạn bỗng nghĩ về một ngày mà bạn cũng giống như nhân vật trên màn ảnh, cô độc và đau đớn.
Đó là khi bạn chứng kiến một nhân vật trong game chết ngay trước mặt tôi mà bạn không thể làm gì, chỉ biết vô vọng nhìn nhân vật đó ra đi trong vòng tay của nhân vật chính. Bạn bỗng thấy chạnh lòng và một cảm giác thật đau đớn, và bạn sợ phải nhìn thấy một nhân vật nào đó ra đi mãi mãi, bạn sơ phải nhìn thấy sự đau thương và nỗi mất mát.
Đó là khi bạn nhận ra một sự thật phũ phàng rằng mọi thứ bạn thấy chỉ là do bạn tưởng tượng ra hay những gì mà bạn tin tưởng bấy lâu nay đổ vỡ. Đó là khi bạn biết được một âm mưu khủng khiếp và đen tối mà bạn, nhân vật bạn điều khiển là người bị nghi ngờ, bị buộc tội là kẻ chủ mưu đứng sau tất cả âm mưu này. Khi đó bạn có sợ không khi tất cả đều quay lưng với bạn, cả thế giới săn lùng bạn, không một ai tin tưởng vào điều mà bạn nói.
Sự thật phũ phàng
Video đang HOT
Và cũng là khi bạn nhận ra rằng bạn là người duy nhất có thể ngăn chặn được âm mưu này, tất cả mọi trọng trách đều đổ lên đầu bạn, đè nặng lên đôi vai của bạn, bạn cảm thấy bị choáng ngợp và cảm giác sợ hãi tột độ trước gánh nặng này. Đừng nói rằng bạn không sợ, sâu bên trong bạn là một nỗi sợ tiềm ẩn và nó không hề đến từ cái được gọi là kinh dị. Nó không lấy yếu tố bất ngờ trong các pha hù dọa mà nó đánh thẳng vào tâm lý con người.
Nó không phải là sự hồi hộp, thoi thóp, lo lắng vì những gì sẽ ập đến mà nó lớn dần lên trong lòng mỗi người rồi bất ngờ để họ phải nhận ra theo một cách mà ít ai nghĩ đến nhất, nhưng một khi nỗi sợ này đã bao trùm lên người chơi thì họ sẽ bị choáng ngợp và một sự ám ảnh đến kì lạ.
Nỗi sợ và bài học về cuộc sống
Chỉ có mình tự cứu lấy mình thôi …
Theo một cách nào đó, những nỗi sợ trên không thể nào thay thế cho những tựa game kinh dị hiện có và không phải gamer nào cũng có đủ khả năng để cảm nhận được những nỗi sợ này và càng khó hơn để nhận biết nếu họ không thực sự tập trung vào trải nghiệm game trên mọi phương diện. Nhưng những nỗi sợ này lại dạy cho chúng ta những bài học quý giá về cuộc sống. Nó dạy cho tôi biết cuộc sống này vốn phũ phàng và tàn nhẫn như thế nào vì rõ ràng bản thân chúng ta không ít lần trải qua những nỗi sợ trên ở ngoài cuộc đời thật.
Bị phản bội, cô độc, bị vu oan hay phải chứng kiến ai đó ra đi. Những gì tôi học được không phải là suy sụp, lẩn trốn hay tiếp tục sợ hãi. Đối với tôi, nỗi sợ hãi là điều cần thiết để chúng ta trở nên dũng cảm, nhờ có nó mà chúng ta mới biết cách vươn lên, cách vượt qua sự khó khăn. Và người dạy cho tôi biết cách vượt qua nỗi sợ hãi đó chính là game, chính là những nhân vật trong game. Và chính họ đã vượt qua được nỗi sợ hãi này, vậy tại sao tôi lại không thể. Rồi đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ phải đứng lên và bước tiếp, vượt qua mọi rào cản và lời đàm tiếu.
Game đem nỗi sợ đến cho chúng ta và nó để chúng ta ở đó để tự tìm cách vượt qua nỗi sợ hãi, nếu quá khó khăn, nó sẽ đưa ra những thông điệp dù nhỏ nhất để dẫn dắt chúng ta vượt qua nhưng nó không bao giờ giúp chúng ta một cách đầy đủ, vì cốt lõi của việc vượt qua nỗi sợ hãi nằm ở bản thân mỗi con người.
Có thể đó chỉ là thế giới ảo, những gì xảy ra trong đó đã được dàn dựng từ trước. Nhưng đối với tôi, cảm xúc của nhân vật là thật, thế giới trong game cũng đang sống thật và game không hề biết nói dối.
Theo Game4v
Thấy gì ở làng game sau E3 2014?
Những xu hướng của làng game trong tương lai được thể hiện tại kì hội chợ E3 2014 vừa qua.
Đều đặn hàng năm cứ đến tháng 6, chúng ta lại có dịp chiêm ngưỡng trước những sản phẩm trò chơi điện tử tuyệt vời được thai nghẽn bởi hàng trăm nhà sản xuất lớn nhỏ trên thế giới tụ họp tại hội chợ E3. Với màn hình lớn, âm nhạc hoành tráng, những đoạn demo hấp dẫn và các buổi họp báo quy mô, cộng đồng gamer thủ phần nào nhận ra được những xu hướng mới mà ngành công nghiệp trò chơi điện tử đang nhắm tới.
Trong bài viết ngày hôm nay, GameK sẽ cùng bạn đọc điểm lại một số những sự thay đổi đáng chú ý mà hội chợ E3 năm nay đã thể hiện.
Chế độ chơi đơn được chú trọng trở lại
Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng chơi mạng như Xbox Live và PlayStation Network đã khiến nhiều hãng phát hành lẫn phát triển game sản xuất ra hàng loạt những tựa game tập trung vào phần chơi mạng. Nhưng sau một thời gian, người tiêu dùng có vẻ như đã tỉnh ngộ và cảm thấy sự hiện diện quá thường xuyên và đôi lúc thiếu hợp lý của multiplayer khiến trò chơi nhanh chóng trở nên nhàm chán.
May mắn thay, các nhà phát triển cũng đang nhận thức được điều này. Chúng ta đang thấy một loạt các nhà phát triển đang bỏ quả hoàn toàn chế độ chơi mạng để tập trung vào nội dung chơi đơn nhằm biến nó trở thành một trải nghiệm đáng nhớ và sáng tạo hơn. Bethesda và 2K là hai nhà phát hành đã thể hiện điều này với The Evil Within và BioShock.
Bên cạnh đó, The Order: 1886 của Sony, Batman: Arkham Knight và Shadow of Mordor của Warner Bros và cuối cùng là Alien: Isolation của SEGA là những cái tên mới đáng chú ý khi không hề đả động đến multiplayer. Trong tương lai chúng ta chắc chắn còn thấy nhiều tựa game tập trung vào mảng chơi đơn hơn nữa.
Chơi mạng đi theo chiều hướng mới lạ
Trong thời kỳ của thế hệ console cũ, có lẽ chưa bao giờ chúng ta được nghe đến khái niệm "Các chế độ chơi mạng cơ bản" (đề cập đến Deathmatch, đấu đội, cướp cờ...). Giờ đây, các nhà phát triển đã dần phá vỡ những khuôn phép về chế độ chơi mạng với sức mạng của hệ thống console mới. Destiny của Bungie là một trong những sản phẩm tiên phong dám hòa trộn chơi đơn và chơi mạng để tạo ra cảm giác của một game MMOFPS thứ thiệt trên console.
No Man's Sky, Dead Island 2, The Division, Assassin's Creed Unity và Far Cry 4 cũng mang đến những sự sáng tạo riêng của mình với những trải nghiệm kết hợp chơi đơn và chơi mạng mà không ảnh hưởng tới cốt truyện.
Ngoài ra, E3 năm nay cũng có sự xuất hiện thêm của một chế độ chơi đối kháng không cân xứng về số lượng người chơi ở mỗi phe như ở Evolve và Fable Legends. Một nhóm người chơi sẽ phải chống lại một người chơi duy nhất sử dụng nhân vật phản diện mạnh mẽ hơn rất nhiều. Trong Evolve, 4 thợ săn sẽ phải chiến đấu chống lại một con quái vật khổng lồ có khả năng tiến hóa xuyên suốt trận đấu.
Còn Fable Legends cũng có phương trâm thiết kế gần giống nhưng thay vì một nhân vật xuất hiện trên đấu trường, người chơi phe phản diện sẽ có khả năng đặt bẫy và quái vật sử dụng máy tính bảng để tìm cách ngăn cản đội chơi còn lại hoàn thành màn chơi.
Rainbow Six: Siege lại tiếp cận theo một phong cách khác khi cho phép hai đội có số lượng tương đương đấu với nhau nhưng đội cảnh sát và khủng bố được đặt ở những vị trí khác biệt. Tựa game này có tốc độ trận đấu khá nhanh và yêu cầu cả hai đội phải trao đổi liên tục để lên kế hoạch phòng thủ cũng như tấn công và cuối cùng thực hiện chiến thuật một cách nhuần nhuyễn.
Những trải nghiệm chơi mạng kiểu này sẽ gặp phải vấn đề cân bằng khá thường xuyên. Tuy nhiên, các nhà phát triển đã dũng cảm chấp nhận sự rủi ro này để thoát ra khỏi những chế độ chơi mạng cổ điển.
Công nghệ thực tế ảo vẫn chưa sẵn sàng
Sau hội chợ GDC tràn ngập những thông tin liên quan đến các sản phẩm headset thực tế ảo (Oculus Rift và Project Morpheus), các hãng sản xuất công nghệ này không phô trương quá rầm rộ như trước tại E3 2014. Bản demo của Oculus và Morpheus vẫn xuất hiện, tuy nhiên các hãng sản xuất nhấn mạnh về việc cần thời gian để phát triển thêm vì chúng vẫn chưa sẵn sàng để chính thức thương mại hóa.
Oculus nhận được hẫu thuẫn về tài chính từ Facebook trong thời gian gần đây và sẵn sàng đẩy nhanh quá trình thiết kế. Facebook cũng có những mối quan hệ rất khăng khít với các nhà sản xuất phần cứng, vì thế khả năng Oculus được sản xuất hàng loạt và có giá cả mềm hơn khi ra mắt là điều dễ xảy ra.
Mặc dù các sản phẩm của Sony và Oculus VR đều cho chất lượng trải nghiệm rất ấn tượng nhưng hai hãng đều đang kiên nhẫn chăm chút tỉ mỉ cho những "đứa con" mang tính chiến lược này. Có lẽ chúng ta sẽ phải đợi đến năm 2016 để có thể chính thức thưởng thức các trò chơi điện tử qua công nghệ thực tế ảo mang tính cách mạng này.
Game thế giới mở trở nên "mở" hơn
Những tựa game ở thế hệ console mới không chỉ được nâng cấp đồ họa mà còn được chăm chút rất nhiều đến chất lượng về cốt truyện và gameplay. Dragon Age: Inquisition, Middle-Earth: Shadow of Mordor và The Witcher 3 chính là những sản phẩm tiên phong trên hệ máy console mới này. Cả ba tựa game đều đem đến cho người chơi cơ chế hội thoại có nhiều quyết định khác nhau và ảnh hưởng rất lớn đến các sự kiện cũng như kết cục của game.
Shadow of Mordor có hệ thống Nemesis cho phép người chơi uy hiếp và thao túng hành động của kẻ địch và hoàn toàn có thể giúp người chơi tạo ra những sự kiện như thu thập thông tin tình báo, thương thuyết, ám sát hay đấu tranh quyền lực trong hàng ngũ địch. Chúng ta đã từng thấy tính năng này trong các tựa game chiến thuật như Civilization nhưng đây là lần đầu tiên game nhập vai hành động áp dụng công thức rất hấp dẫn này. Tính năng đột phá của Shadow of Mordor có thể sẽ được nhiều hãng phát triển bắt chước trong tương lai.
Bên cạnh Shadow of Mordor, chúng ta có The Witcher 3 và Dragon Age: Inquisition. Đây là hai tưa game đã quá nổi tiếng với cốt truyện mở và có nhiều kết cục. Tuy nhiên, CD Projekt RED và BioWare đều đang muốn nâng sự tự do lựa chọn và số lượng kết cục của các sản phẩm này lên một tầm cao mới.
Cốt truyện trong series The Witcher vốn phức tạp và được chia làm nhiều nhánh nhưng với việc mở rộng thế giới và nhiệm vụ thiết kế hoàn toàn thủ công, chắc chắn người chơi sẽ có một trải nghiệm hoàn toàn mới lạ trong game. Dragon Age: Inquisition cũng không hề chịu kém cạnh khi đã hứa hẹn hơn 40 kết cục khác nhau có thể xảy ra đối với người chơi.
Game kinh dị dần hồi sinh
Thể loại kinh dị đang dần trở lại với những tựa game bom tấn chứ không chỉ dừng ở những sản phẩm indie như năm ngoái. Cộng đồng gamer hiện đang rất trong đợi những sản phẩm có tiềm năng gây đau tim và chảy mồ hôi lạnh như The Evil Within và Alien: Isolation.
Sau thất bại thảm hại của Colonial Marines, người hâm mộ đã gần như mất hết hy vọng vào những tựa game ăn theo bộ phim Alien. Tuy nhiên, hãng phát triển Creative Assembly (nổi tiếng với những tựa game chiến thuật) lại gây bất ngờ rất lớn cho cả fan hâm mộ lẫn báo chí. Bất ngờ ở chỗ, một hãng làm game chưa bao giờ đụng đến game góc nhìn người thứ nhất và cả thể loại kinh dị lại đang chứng minh rằng Alien: Isolation sẽ mang đến đúng cảm giác kinh dị mà tất cả chúng ta vẫn luôn tìm kiếm.
The Evil Within lại không gặp được một khởi đầu suôn sẻ lắm khi bị hứng chịu một số luồng ý kiến phản hồi trái chiều khi được trình diễn tại PAX East. Chính vì những phản hổi không tốt này, Shinji Mikami và Tango Gameworks đã chính thức hoãn ngày phát hành của tựa game để có thể điều chỉnh lại cho phù hợp. Dựa vào những hình ảnh mới tại E3 năm nay, có vẻ như tựa game này đã nhận được một sự thay đổi hợp lý.
Một cái tên ít được nhắc đến hơn trong hội chợ đó là Hunt: Horrors of the Gilded Age. Đây là một tựa game kinh dị có bối cảnh thời kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở Mỹ. Tựa game mang đến phong cách chơi khá giống với Left 4 Dead khi cho người chơi được phối hợp với nhau để săn lùng ma quỷ chỉ có trong những câu chuyện kể. Thế giới trong game khá u ám và được tạo ra một cách ngẫu nhiên sẽ cho người chơi những pha hù dọa rất chất lượng.
Các nhà phát triển Nhật Bản đang lấy lại vị thế
Trong vòng 20 năm qua, thị trường trò chơi điện tử đã có bước dịch chuyển khá mạnh khi các studio ở Nhật - một thời nổi tiếng với nhiều tựa game độc nhất vô nhị cộng với chất lượng tuyệt hảodần suy yếu trong khi các đồng nghiệp phương Tây trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhưng tại hội chợ E3 năm nay, chúng ta đã bắt đầu nhận thấy sự vươn lên của những cái tên đến từ đất nước mặt trời mọc như Tango Gameworks (The Evil Within), From Software (Bloodborne) và Kojima Productions (Metal Gear Solid V).
Những nhà phát triển nói trên đều có được những sự ủng hộ nhiệt liệt từ báo chí và fan hâm mộ tại hội chợ năm nay. Ngoài ra chúng ta cũng phải nhắc đến sự trở lại rất ấn tượng của Nintendo khi đặt ra một kế hoạch phát triển rất vững chắc trong năm 2015 cho Wii U với những tựa game độc quyền mới rất hấp dẫn.
Scalebound - Monster Hunter pha trộn với Devil May Cry.
Qua những bước tiến rất đáng hoan nghênh trên, các nhà phát triển Nhật đang dần lấy lại chỗ đứng của mình và chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến ngành công nghiệp trò chơi điện tử trong thời gian tới.
Theo VNE
Dạo chơi E3 2014 trước ngày khai mạc E3 2014 - hội chợ game lớn nhất năm chỉ còn cách chúng ta vài ngày nữa sẽ chính thức bắt đầu, và trong lúc này hãy cùng dạo một vòng quanh để xem quá trình chuẩn bị của một số nhà phát hành & phát triển cũng như các tựa game sẽ góp mặt tại sự kiện. Trước tiên, hãy cùng đến...