“Nỗi sợ” không tên
Lẽ đời xưa nay “Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu”. Một khi cán bộ lãnh đạo mà ưa thích “lễ vật” nhiều, ham mê đắm chìm trong những lời “nói ngọt” thì dần dần đạo đức, nhân cách cũng sẽ bị “ chênh chao, liêu xiêu” rồi “sập bẫy”, sa ngã lúc nào không hay.
(Hình minh họa)
Đời người mỗi lần được thăng quan tiến chức thì hầu như ai nấy đều vui cả. Riêng anh, sau khi được bổ nhiệm chức vụ mới, bỗng dưng trở nên nghiêm khắc với chính mình, với vợ con và đôi khi với cả người thân, bạn bè. Mà chức vụ của anh – như có người vẫn nói vui, dù không “quá to” để có thể “hét ra lửa” khiến người khác phải “rát mặt” nể sợ, nhưng “cái ghế” hiện anh ngồi cũng khối kẻ khát khao, thèm muốn!
Tôi với anh là đồng niên, đồng khóa, luôn tôn trọng, quý mến nhau vì hai người từng là thành viên chủ chốt trong câu lạc bộ sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học cách đây gần ba mươi năm.
Tuy mỗi năm chỉ đôi lần gặp nhau, nhưng vẫn không quên liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày anh nhận quyết định bổ nhiệm, tôi gọi điện anh không bắt máy, nhưng khi nhắn tin chúc mừng, thì anh nhắn lại một câu có vẻ đầy tâm trạng: “Vui đấy mà cũng lo đấy, sợ đấy!”.
Khoảng nửa tháng sau có dịp gặp nhau, tôi hỏi: “Người ta lên chức thì hớn hở ra mặt. Còn cậu sao có vẻ đăm chiêu nhiều thế? Tôi còn phong thanh rằng, từ khi cậu lên làm cán bộ lãnh đạo, cấp dưới và nhân viên thấy cậu khó gần hơn trước. Lẽ nào cậu lại thay đổi nhanh thế?”.
Video đang HOT
Như khơi đúng nỗi lòng, anh chia sẻ những lời gan ruột: – Đúng là từ ngày lên chức, tôi trở nên khó tính hơn. Tôi khó tính với chính mình vì những “nỗi sợ” không tên. Sợ mình ở vị trí “đứng mũi chịu sào” không biết có đủ sức để chắc tay “cầm lái” hay không? Sợ mình ở vị trí “cầm cân nảy mực” không biết có đủ sự tỉnh táo, công tâm trong ứng xử, giải quyết đúng mực các mối quan hệ với đồng nghiệp hay không? Sợ mình có đủ cương trực, dũng cảm để lắng nghe những điều hay lẽ phải và ý kiến phê bình thẳng thắn của cấp dưới hay không.
Sợ mình có đủ lòng tự trọng, sự minh mẫn cần thiết để tránh xa những “mỹ từ ngọt ngào” mà không ít nhân viên rất ưu ái dành cho lãnh đạo hay không? Sợ mình có nắm vững kỷ cương, quy chế lãnh đạo để không bị người này “chi phối”, người kia “can thiệp” hay không? Sợ mình có hiểu biết nguyên tắc tài chính để không nhắm mắt làm ngơ “ký đại” các khoản thu – chi của cơ quan hay không?
Nghe anh nói vậy, tôi giả bộ khích bác: – Có cứng mới đứng được đầu gió. Lo lắng, e sợ như thế thì bản lĩnh người lãnh đạo cậu để ở chỗ nào?
- Vậy theo cậu, bản lĩnh nhất của người cán bộ bây giờ là ở đâu?
- Ở sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của tập thể!
- Cậu nói không sai, vì nó đúng như sách vở. Bản lĩnh nhất của cán bộ lãnh đạo thời nay – theo tôi – là không bao giờ được phép dễ dãi, thỏa hiệp với những ham muốn tầm thường của bản thân. Vì khi đã giữ chức vụ lãnh đạo một tổ chức, cơ quan, đơn vị nào đó, nếu ít thì cũng đôi ba chục cán bộ, nhân viên cấp dưới; nhiều thì có cả hàng trăm, hàng nghìn con người thuộc quyền quản lý của mình.
Mà như cậu biết đấy, thói đời vốn thực dụng, người ta chỉ “phù thịnh” chứ mấy ai “phù suy”. Người xưa có câu “Lúc khó chẳng ai thèm nhìn/Đến khi đỗ Trạng chín nghìn anh em”. Phần vì cả nể, phần vì muốn lấy lòng với cấp trên, phần khác cũng muốn có chút công danh, lợi lộc vun vén về mình mà một bộ phận cán bộ, nhân viên cấp dưới không chỉ “cưng chiều” lãnh đạo bằng những “món quà nhỏ gọi là của ít lòng nhiều” để biếu, tặng cấp trên vào những dịp lễ tết, hiếu hỉ; mà còn luôn nhã nhặn, nhún nhường nói với thủ trưởng những “lời có cánh”.
Mà lẽ đời xưa nay “Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu”. Một khi cán bộ lãnh đạo mà ưa thích “lễ vật” nhiều, ham mê đắm chìm trong những lời “nói ngọt” thì dần dần đạo đức, nhân cách cũng sẽ bị “chênh chao, liêu xiêu” rồi “sập bẫy”, sa ngã lúc nào không hay.
Nói đến đây, anh bộc bạch chân thành: – Tôi nhớ một câu châm ngôn, đại ý, khi đứng trên đỉnh núi cao, con người dễ trở nên mong manh nhất. Mong manh thì dễ ngã đổ, thậm chí bị vùi xuống vực sâu. Thế nên, tôi tự nhắc nhở, nhắn nhủ lòng mình rằng, muốn không bị “dòng đời” xô đẩy, quật ngã vào “cạm bẫy” lễ ngon lời ngọt, thì mình phải luôn khắc kỷ, tức là phải luôn nghiêm khắc với chính mình, tự kiểm soát, kiềm chế những ham muốn tầm thường, tự giác đưa mình vào khuôn khổ đạo đức. Có đạo đức thì mới giữ được vị thế nhân cách của mình trong tập thể, cộng đồng, xã hội và không bị người khác khinh thường, coi rẻ. Thế nên, tôi có nghiêm khắc với bản thân như vậy, bạn cũng đừng giận tôi nhé!.
Làm sao tôi lại giận một người bạn có suy nghĩ thấu đáo như thế!./.
Thiện Văn
Theo tuyengiao.vn
Chồng bao phen muối mặt khi làm việc cùng cơ quan với vợ Hoạn Thư
Không chỉ điều tra gốc gác đồng nghiệp nữ của chồng, nhiều lần Lan còn cảnh báo anh: "Tôi nói anh biết, đừng có léng phéng với con nào, tưởng qua mặt được tôi chắc? Nhớ đấy!".
Ngay cả khu phố nơi vợ chồng Lan đang ở, chẳng có ai dám bén mảng lại gần chồng cô- Ảnh minh hoạ.
Mỗi lần có người nhắc đến Lan, Mạnh lại giật thon thót bởi cô có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Nhiều lần Mạnh ước, giá như trước đây, anh đừng "đề xuất" để vợ chuyển về cơ quan mình thì hay biết bao nhiêu. Nếu nghĩ được thế, giờ đây anh đã có bầu trời riêng của mình.
Mạnh và Lan yêu nhau 3 năm mới kết hôn. Tính đến nay họ đã có 7 năm bên nhau. Khi yêu, thấy Lan thường xuyên dỗi hờn, ghen tuông, Mạnh nghĩ: "Phụ nữ có ghen mới yêu" nên anh không mấy để tâm. Thời gian đầu khi mới kết hôn, Mạnh rất hạnh phúc và cảm thấy mình may mắn khi có được người vợ ngoan hiền lại yêu thương chồng như Lan. Nhưng rồi, Lan ngày càng bộc lộ bản tính ghen tuông mù quáng. Ngoài việc thường xuyên kiểm tra điện thoại, tin nhắn của chồng, cô còn liên tiếp tra hỏi về các đồng nghiệp nữ trong cơ quan anh. Hễ có cô nào gọi đến là Lan lại hỏi: "Cô ta gọi làm gì đấy?", "Hết giờ làm rồi còn gọi việc gì nữa",...
Ngay cả khu phố nơi vợ chồng Lan đang ở, chẳng có ai dám bén mảng lại gần chồng cô. Người ta đồn nhau: "Chị Lan ấy ghen dữ lắm". Đầu tiên phải kể đến cô hàng xóm cạnh nhà Mạnh. Vì là hàng xóm nên thi thoảng có vấn đề về điện nước cô ta thường nhờ Mạnh sang giúp đỡ, tuy nhiên, điều này khiến Lan khó chịu ra mặt. Lần đầu tiên, thấy chồng sang hơn 10 phút chưa về, Lan vờ xui con sang gọi bố, nhưng khi đó, Mạnh chưa sửa xong nên chưa về được. Thế là Lan bỏ nấu cơm tối, sang đứng "canh" chồng.
Trước đây, Mạnh có một nhóm đồng nghiệp nữ rất thân thiết, anh em chơi với nhau rất vô tư, nhưng từ ngày có Lan không ai dám đến gần anh. Cũng bởi, có lần, họ đi ăn trưa cùng Mạnh thì vô tình gặp Lan. Thấy chồng vui vẻ trò chuyện cùng cô đồng nghiệp bên cạnh, Lan giận tím mặt, thi thoảng cô lại đặt bát đũa xuống bàn rất mạnh, tỏ vẻ không hài lòng. Khi đó, không khí bữa ăn cũng im ắng hẳn, còn Mạnh từ khi bị vợ lườm không dám nói câu nào, vì sợ cô sẽ nổi điên...
Chưa kể, khi về cùng nhau, không khí căng thẳng, khi bước vào thang máy, chẳng may cô đồng nghiệp nọ trượt chân chới với và Mạnh kịp thời đỡ. Cuộc chiến chính thức bùng nổ khi Lan hỏi: "Cô vừa dựa vào ai đấy?".
Hôm đó, vợ chồng Mạnh cãi nhau to vì cách cư xử của vợ anh với đồng nghiệp. Dù thế, cuối cùng vợ Mạnh vẫn thắng, vì lý lẽ "thương con", còn anh muốn êm ấm cửa nhà nên đành nín nhịn. Cũng từ hôm đó, người ta không thấy Mạnh đi cùng nhóm bạn nữ mà anh vẫn hay chơi thay vào đó, trưa nào vợ chồng anh cũng dắt nhau đi ăn...
Theo ĐSPL
Đòi ly hôn vì chồng nhất định không đi du lịch cùng cơ quan mình, tôi rơi nước mắt khi biết lý do thực sự Suốt 5 năm nay, chồng tôi không bao giờ đi du lịch cùng cơ quan vợ. Tôi luôn cho rằng anh không tôn trọng vợ nhưng hóa ra sự thật không phải như thế. Tốt nghiệp đại học xong, tôi xin được vào một công ty nhỏ. Dù mức lương không cao nhưng ổn định, môi trường làm việc tốt và chế độ...