Nỗi sợ khi diễn viên quay cảnh phim dưới nước
Lịch sử điện ảnh thế giới ghi nhận nhiều tai nạn trên phim trường của diễn viên. Trong đó, không ít nghệ sĩ rơi vào cảnh mạo hiểm khi thực hiện cảnh quay dưới nước.
The Guns of Navarone (1961): Lấy cảm hứng từ trận chiến Leros trong Thế chiến II, The Guns of Navarone khắc họa một đơn vị biệt kích trong nỗ lực thực hiện nhiệm vụ phá hủy pháo đài của quân đội Đức. Trên phim trường, David Niven (vai Miller) gặp tai nạn sứt môi nghiêm trọng khi thực hiện cảnh quay bão biển trong bể nước lớn. Vết thương khiến nam diễn viên nhập viện vì nhiễm trùng máu. Theo đó, đoàn làm phim tạm dừng sản xuất trong một tháng. Ảnh: IEVENN.
Reap the Wild Wind (1942): Reap the Wild Wind là một bộ phim phiêu lưu năm 1942 của Mỹ, quy tụ Ray Milland, John Wayne, Paulette Goddard, Robert Preston và Susan Hayward. Phim dựa trên tác phẩm của Thelma Strabel, ra mắt năm 1940. Theo một nhà viết tiểu sử, nam diễn viên John Wayne bị viêm tai trong suốt phần đời còn lại sau khi quay những cảnh dưới nước trong Reap the Wild Wind. Ảnh: Island Rod.
The Abyss (1989): Nam diễn viên Ed Harris suýt chết đuối khi thực hiện cảnh quay dưới nước trong The Abyss. Nhận thấy có dấu hiệu hụt hơi, Harris lập tức hô báo hiệu yêu cầu cắt cảnh. Tuy nhiên, ê-kíp sản xuất lại tiếp tục cảnh quay cho tới khi diễn viên chính bất tỉnh. Dư chấn đuối nước cũng khiến Ed Harris suýt gặp tai nạn khi lái xe về nhà. Ảnh: Eighties Kid.
Video đang HOT
Hậu vụ việc, Ed Harris từng tuyên bố không bao giờ bình phẩm về The Abyss. Báo chí còn đồn rằng nam diễn viên đã đấm đạo diễn James Cameron để trả thù. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn năm 2016, Harris phát ngôn: “Tôi thích James. Anh ta thông minh và tài năng hơn người. Tôi vui vì quen biết anh ấy”. Ảnh: Letterboxd.
Titanic (1997): Titanic dựa trên vụ đắm tàu RMS Titanic năm 1912. Việc con tàu va phải tảng băng trôi đưa bộ phim đến cao trào. Trong phân cảnh Titanic mất thăng bằng, nghiêng về một bên, hơn 80 nhân vật phụ gặp tai nạn do va chạm đồ vật. Các thương tích gồm gãy mắt cá chân, nứt xương sườn, gãy xương gò má và tổn thương lá lách. Nữ diễn viên Kate Winslet (vai Rose) còn bị viêm phổi vì không mặc đồ lặn bên trong váy khi quay cảnh dài dưới nước. Chưa hết, trong phân cảnh Jack (Leonardo DiCaprio) và Rose chạy trốn ở hành lang, áo khoác của Winslet bị mắc vào một cánh cửa, vô tình kéo nữ diễn viên chìm xuống nước, đối mặt cái chết. Ảnh: IMDb.
The Eagle (2011): The Eagle là bộ phim cổ trang, lấy bối cảnh nước Anh thời La Mã cổ đại. Tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết sử thi The Eagle of the Ninth của tác giả Rosemary Sutcliff. Channing Tatum hóa thân Marcus Flavius Aquila – một chỉ huy đồn trú. Trên màn ảnh rộng, cảnh chiến đấu dưới nước khơi gợi nét dũng mãnh của nhân vật Marcus. Còn phía sau máy quay, ê-kíp đã phải hòa nước sôi với nước suối để diễn viên không bị cóng. Một nhân viên sơ suất quên mở dòng nước lạnh xuống suối đã khiến Channing Tatum bị bỏng nhiều bộ phận quan trọng. Ảnh: IMDb.
Now You See Me (2013): Now You See Me thiết đãi người xem nhiều màn ảo thuật màu nhiệm. Ngoài sự trợ lực từ kỹ xảo và dựng phim, các diễn viên trong đoàn vẫn phải tự mình xông pha những phân cảnh mạo hiểm. Điển hình, Isla Fisher thủ vai nữ ảo thuật gia Henley. Nhân vật nữ thực hiện màn ảo thuật mở khóa còng tay rồi thoát ra khỏi bể nước. Nếu không hoàn thành trong thời gian cho phép, cô sẽ mất mạng bởi những chú cá ăn thịt người. Ảnh: Fandango.
Nhằm gia tăng kịch tính, Henley tỏ vẻ gặp trục trặc với còng tay. Khi những tích tắc cuối cùng trôi qua, bầy cá ăn thịt người đồng loạt được thả xuống chỗ Henley khiến bể nước chuyển thành màu đỏ máu. Sau đó, nữ ảo thuật gia bất ngờ xuất hiện từ khu khán giả trong sự thán phục của mọi người. Thực tế, Isla Fisher cận kề cái chết khi thực hiện phân cảnh. Cô dùng hết sức bình sinh để giãy giụa nhưng các nhân vật quần chúng lại nhầm tưởng Fisher đang diễn xuất. May mắn thay, một nhân viên trong đoàn nhận thấy điều khác lạ nên đã mở van bồn nước. Ảnh: SheKnows.
Xác tàu Mỹ nguy cơ gây thảm họa lớn hơn vụ nổ Beirut
Tàu hàng Richard Montgomery chìm tại cửa sông Thames ở London với khoảng 1.500 tấn đạn, tiềm ẩn nguy cơ gây vụ nổ tạo sóng cao gần 5 m.
SS Richard Montgomery, tàu chuyên chở hàng hóa qua lại giữa Mỹ và châu Âu thời Thế chiến II, bị mắc cạn rồi chìm ở cửa sông Thames khi trên đường tới thủ đô London vào tháng 8/1944, cùng với 1.500 tấn đạn mà nó mang theo.
Giới chức Anh gần đây cho biết đã lên kế hoạch cắt cột ăngten nổi trên mặt nước của xác tàu để đảm bảo an toàn đường thủy, song hoạt động này vẫn có thể gây ra những xáo trộn có thể kích hoạt vụ nổ thảm khốc.
Richard Montgomery là một trong số 2.711 "con tàu tự do" được Mỹ chế tạo trong Thế chiến II. Những con tàu hàng này được chế tạo đơn giản với khả năng chở hơn 10.000 tấn hàng hóa, trở thành trụ cột trong chiến dịch tiếp tế cho lực lượng Đồng minh, trong đó có Anh và Liên Xô, trong cuộc chiến với phe Trục.
Cột ăngten của Richard Montgomery nhô lên mặt nước tại nơi tàu chìm ở cửa sông Thames, Anh. Ảnh: PA.
Tàu Richard Montgomery mang theo 6.000 tấn vật tư và đạn cho lục quân Mỹ tại Pháp bị mắc cạn khi tới cửa sông Thames để chờ đoàn hộ tống. Công nhân bốc vác cố gắng đưa được 4.500 tấn hàng ra khỏi Richard Montgomery trước khi con tàu bị gãy đôi và chìm cùng 1.500 tấn bom đạn.
Do số bom đạn nguy hiểm trong khoang, con tàu được để nguyên hiện trạng suốt 76 năm qua. Dù xác tàu được coi là ổn định, giới chức Anh cảnh báo rằng bất cứ nỗ lực can thiệp nào vào Richard Montgomery cũng có thể khiến 1.500 tấn bom đạn trên tàu phát nổ với sức công phá lớn hơn vụ nổ 2.750 tấn amoni nitrat ở cảng Beirut, Lebanon ngày 4/8.
Dù xác tàu nằm cách bờ biển hơn 1,6 km, vụ nổ có thể tạo ra sóng thần cao 1,2-4,8 m, làm vỡ nát cửa kính những công trình xung quanh và gây thiệt hại cho tàu thuyền qua lại trong khu vực.
Một cuộc khảo sát gần đây cho biết phần cột ăngten nhô lên mặt nước của tàu Richard Montgomery kéo căng cấu trúc chìm trong nước và có thể khiến số bom đạn trên tàu phát nổ. Tuy nhiên, nỗ lực cắt ngắn cột ăngten cũng có thể gây ra vụ nổ.
Các chuyên gia đánh giá kíp nổ của số bom đạn trên tàu có thể đã bị nước biển ăn mòn và không còn hoạt động theo thời gian, nhưng vẫn không loại trừ nguy cơ chúng bị kích nổ khi bị xáo trộn.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Anh Kelly Tolhurst thừa nhận "bất cứ công việc nào kiểu này đều ẩn chứa rủi ro", song khẳng định việc tháo dỡ cột ăngten trên xác tàu Richard Montgomery sẽ được triển khai với sự hỗ trợ từ các chuyên gia quân đội.
Vị trí xác tàu SS Richard Montgomery. Đồ họa: Google.
Những vụ phe Đồng minh trộm vũ khí Đức trong Thế chiến II Anh và Mỹ nhiều lần mở chiến dịch săn lùng vũ khí Đức nhằm nghiên cứu, tìm điểm yếu để khắc chế đối phương trong Thế chiến II. Trong Thế chiến II, phát xít Đức sở hữu nhiều vũ khí công nghệ cao và đi trước thời đại, khiến chúng trở thành mục tiêu săn đuổi hàng đầu của phe Đồng minh nhằm...