Nỗi sợ hãi nhất của Trung Quốc vẫn là tàu sân bay Mỹ
Mỹ sẽ triển khai thêm tàu khu trục tàng hình mới Zumwalt, tàu tuần duyên LCS3, cụm đổ bộ dự bị ở Thái Bình Dương, tạo nên cao trào mới triển khai chiến lược…
Tàu khu trục DDG-1000 số 2 Mỹ bắt đầu lắp ghép (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Từ khi Mỹ thực hiện chiến lược “Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” đến nay, Mỹ trước sau tuyên bố sẽ triển khai 60% tàu sân bay, 60% tàu ngầm hạt nhân ở Thái Bình Dương.
Trong khi đó, gần đây, Hải quân Mỹ tiếp tục tuyên bố, sẽ triển khai tàu tuần duyên và tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt tiên tiến nhất ở Thái Bình Dương. Sau khi bị chi phối bởi vấn đề Syria, Iraq và Ukraine, “Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ có thể sẽ nổi lên một cao trào mới.
Tuy nhiên, chuyên gia Trung Quốc cho rằng, tàu khu trục lớp Zumwalt và tàu tuần duyên dĩ nhiên tiên tiến, nhưng e rằng khó mà gây được bao nhiêu sóng gió ở châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc, mối đe dọa lớn hơn của Mỹ vẫn là tàu sân bay tương đối truyền thống và máy bay tàng hình.
Tàu chiến tiên tiến nhất triển khai ở châu Á-Thái Bình Dương
Trang mạng “The Stars and Stripes” Mỹ ngày 28 tháng 7 cho biết, Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus vào thứ Hai cho biết, Hải quân Mỹ sẽ triển khai tàu khu trục tàng hình mới nhất, tàu tuần duyên và 1 cụm dự bị đổ bộ ở Thái Bình Dương.
Tàu khu trục DDG-1000 số 2 Mỹ bắt đầu lắp ghép (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Ray Mabus tái khẳng định: “Chính phủ Mỹ sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với các điểm tựa quân sự của khu vực này”. Theo bài báo, lô 3 tàu khu trục tàng hình mới thứ nhất – tàu khu trục lớp Zumwalt trị giá 3,3 tỷ USD hiện đang chế tạo, 2 chiếc tàu cùng lớp khác cũng đang bắt đầu chế tạo. Tư lệnh Ray Mabus nói với các binh sĩ Hải quân Mỹ: “Chúng ta không biết sẽ triển khai cụ thể chúng ở đâu… ít nhất vài chiếc trong đó sẽ đến Thái Bình Dương”.
Theo bài báo, vào thứ Năm tuần trước, ông Ray Mabus đến Nhật Bản thị sát tàu tuần duyên USS Independence, đây là tàu tuần duyên thứ hai đã đưa vào hoạt động. Loại tàu này được thiết kế dùng để tác chiến ở vùng nước nông, có thể căn cứ vào việc bố trí hoàn thành một loạt nhiệm vụ, chẳng hạn như quét mìn, tác chiến săn ngầm và tác chiến chống tàu chiến mặt nước (tàu nổi).
Ông Ray Mabus nhấn mạnh, 2 tàu chiến lớp này sẽ được triển khai ở Singapore, loại tàu chiến này có thể chạy với tốc độ trên 40 hải lý/giờ, đồng thời có thể xâm nhập nhiều vùng biển Thái Bình Dương hơn so với tàu chiến khác.
Tư lệnh Ray Mabus cho biết, chiếc LCS tiếp theo được triển khai ở Singapore sẽ là USS Fort Worth/LCS3, tàu này và tàu USS Independence là hai tàu chiến cùng loại. Ông Ray Mabus còn cho biết, Hải quân Mỹ sẽ điều thêm 1 cụm đổ bộ chuẩn bị sẵn ở Thái Bình Dương. Hiện nay ở Nhật Bản đã có 1 cụm đổ bộ chuẩn bị sẵn, cụm đổ bộ này gồm vài nghìn binh sĩ hải quân và thủy quân lục chiến, triển khai ở Okinawa và Sasebo.
Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục có cao trào?
Video đang HOT
Chuyến thăm Nhật Bản lần này của Tư lệnh Ray Mabus còn thể hiện sự ủng hộ của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đối với chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”. “Tái cân bằng Thái Bình Dương là thực sự” – ông Mabus nói với binh sĩ Hải quân Mỹ tập trung ở nhà hát hạm đội tại Yokosuka.
Bài báo cho biết, sau khi sự can thiệp đối với Iraq và Afghanistan từng bước kết thúc, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố kế hoạch đối với “điểm tựa Thái Bình Dương”. “Chúng ta đang điều tàu chiến mới nhất, hiện đại nhất tới Thái Bình Dương”.
Ông Mabus nói: “Để khôi phục lòng tin của đồng minh, răn đe đối thủ tiềm tàng và chuẩn bị tốt vượt qua đường chân trời trong bất cứ tình hình nào, hải quân và thủy quân lục chiến đã đến lúc nên có đóng góp”.
Mô đun tàu khu trục tàng hình DDG-1000 số 2 Mỹ (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên nói với tờ “Thời báo Hoàn Cầu” rằng, sau khi Mỹ đưa ra chiến lược “Tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” vào năm 2012, hải quân luôn là lực lượng thúc đẩy kiên định của chính sách này.
Tháng 3 cùng năm, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố, trong mấy năm tới Quân đội Mỹ sẽ triển khai 60% tàu chiến hải quân ở Thái Bình Dương, bao gồm điều thêm 1 tàu sân bay, làm cho tàu sân bay của Quân đội Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương tăng lên 6 chiếc. Sau đó, máy bay tác chiến điện tử Growler, máy bay cánh xoay nghiêng Osprey đã tập trung bay tới châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, sau khi chiến lược này được đưa ra, cũng thực sự có một loạt xung đột khu vực đã tác động đến các nguồn lực của Mỹ, chẳng hạn Syria, Ukraine và Iraq. Mỹ cơ bản đã bị dao động giữa chính sách châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Âu, ít nhất là trì hoãn, trong khi đó thái độ mới nhất của Tư lệnh Hải quân Mỹ rất có thể cho thấy, việc thúc đẩy “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ rất có thể sẽ nổi lên một đợt cao trào mới.
Mô đun tàu khu trục tàng hình DDG-1000 số 2 Mỹ (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Cách thức ứng phó của Trung Quốc
Theo bài báo, có thể dự đoán, trong tương lai sẽ có nhiều vũ khí hơn, tiên tiến hơn của Mỹ đưa đến châu Á-Thái Bình Dương, mục tiêu rõ ràng là Trung Quốc. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, nếu chỉ nhìn vào 2 loại tàu chiến tàng hình theo tuyên bố lần này, Trung Quốc cơ bản còn chưa cần thiết phải quá căng thẳng.
2 loại tàu chiến tuy đều là tàu chiến tàng hình, nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn thế nào đối với chiến tranh trên biển còn phải nghiên cứu, khả năng tác chiến của 2 loại tàu chiến này cũng bị nghi ngờ rất nhiều ở nội bộ Mỹ.
Hơn nữa, tàu chiến tàng hình không phải là vũ khí riêng có của Mỹ, tàu tên lửa 022 của Trung Quốc chính là tàu chiến tàng hình, các tàu chiến hiện có như tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, tàu hộ vệ Type 054 của Trung Quốc cũng được thiết kế một phần tàng hình.
Tưởng tượng một chút, tàu khu trục Zumwalt triển khai ở vịnh Bột Hải dùng pháo lớn của nó bắn phá các mục tiêu trên bờ của Trung Quốc sẽ có kết quả thế nào? Cho dù radar của Trung Quốc không thể phát hiện mục tiêu trên biển, dùng radar phát hiện vị trí pháo thuận theo quỹ đạo của đạn đều có thể định vị được những tàu chiến này.
Nếu tàu Zumwalt cùng tác chiến với biên đội tàu sân bay thì ưu thế tàng hình có thể tiếp tục giảm đi, tàu Nimitz đã bị phát hiện thì tàu Zumwalt sẽ còn xa không? Ngoài ra, hai loại tàu chiến tàng hình này, đặc biệt là tàu Zumwalt có số lượng trang bị hạn chế, khó gây nên được sóng gió lớn ở Tây Thái Bình Dương – báo Trung Quốc tự tin khẳng định.
Có chuyên gia cho rằng, mối đe dọa lớn nhất của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn là vũ khí tương đối truyền thống, ví dụ cụm chiến đấu tàu sân bay chở đầy máy bay chiến đấu F-35, máy bay chiến đấu tàng hình F-22A và B-2 của Không quân Mỹ.
Đoạn khoang thân tàu khu trục tàng hình DDG-1001
Vì vậy, đối với Trung Quốc, nếu muốn cân bằng binh lực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, một mặt cần có khả năng đe dọa và tấn công có hiệu quả đối với tàu sân bay. Mặt khác phải có khả năng phát hiện và đối phó hiệu quả đối với B-2 và F-22A.
Máy bay tấn công không người lái tàng hình, tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay và máy bay chiến đấu tàng hình phải là trọng điểm phát triển, chứ không phải là nghiên cứu chế tạo loại tàu to súng lớn của thế kỷ 21 như Zumwalt – bài báo nhận định và đề nghị.
Tàu khu trục DDG-1000 lắp ráp
Tàu khu trục tàng hình USS Zumwalt DDG-1000 của Hải quân Mỹ
Biên đội tàu sân bay động cơ hạt nhân USS George H.W. Bush CVN-77 của Hải quân Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22A của Không quân Mỹ
Máy bay ném bom tàng hình B-2 Không quân Mỹ
Tàu sân bay động cơ hạt nhân thế hệ mới USS Gerald R Ford Mỹ
Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ triển khai ở Singapore
Tàu tên lửa 022 Trung Quốc
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Trung Quốc
Tàu hộ vệ Type 054A Trung Quốc
Tàu khu trục tên lửa Type 052D Hải quân Trung Quốc
Theo Giáo Dục