Nỗi sợ hãi của người… hướng thiện
“Làm người tốt có khó không?”, câu hỏi đó sẽ luôn ám ảnh những người có tâm hướng thiện, một khi xã hội vẫn chưa có đủ niềm tin vào con người, vào lòng tốt…
Một người đàn ông ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương tự ngã khi đang đi xe trên đường vào đêm khuya. Anh ngã ra đường bất tỉnh. Lúc đó có 4 người đi xe máy ngang qua, thấy rõ sự việc nhưng không ai dừng lại để cứu giúp. Cuối cùng, người đàn ông nói trên đã tử vong.
Đoạn camera ghi lại cảnh này được tung lên mạng xã hội, nhiều người thi nhau lên án sự vô cảm của những người đã bỏ mặc nạn nhân đến chết. Thế nhưng, nhiều người khác lại cho rằng, sự “vô cảm” ở đây là có lý do của nó. Bởi nếu không, rất có thể chính người có lòng tốt, có ý định cứu giúp người bị nạn, sẽ trở thành nạn nhân trong một vụ án “tình ngay lý gian”!
Ví dụ như ngay với vụ tai nạn ấy, người hô hoán kêu gọi cứu giúp, hay tốt hơn là chở nạn nhân đến bệnh viện, sẽ khó lòng tránh được việc phải tường trình với cơ quan chức năng về bối cảnh người này tiếp cận với nạn nhân. Và rất có thể chính người này sẽ bị quy là “thủ phạm” gây nên vụ tai nạn…
Cách đây 8 năm, một nam sinh ở Đắk Lắk đã nhận án tù một cách oan ức sau khi đưa một cụ ông bị đột quỵ vào bệnh viện.
Video đang HOT
Trong nhiều vụ việc khác, khi thấy một người bị cướp, bị hành hung giữa đường, đã từng có những “Lục Vân Tiên” ra tay cứu giúp nạn nhân, nhưng sau đó lại bị chính những kẻ thủ ác hành hung, gây thương tích. Những câu chuyện đó khiến nhiều người cảm thấy… rùng mình khi muốn ra tay cứu giúp một người nào đó bị mắc nạn mà họ vô tình bắt gặp trên đường.
Chuyện “làm ơn mắc oán”, hay thậm chí “làm ơn mắc… án” đã từng xảy ra trong thực tế, chính là lý do khiến không ít người buộc phải… “làm ngơ” khi gặp những vụ tai nạn hay những “chuyện bất bằng” – vốn không hiếm trong cuộc sống. Họ thà mang tiếng “vô cảm” còn hơn là tự đẩy bản thân vào thế gặp rủi ro, có nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng!
Nếu xét trên góc độ luật pháp, thì sự vô cảm trong những trường hợp này là vi phạm pháp luật – đối chiếu theo quy định tại Nghị định 100 năm 2019 và Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, “tội vô cảm” chẳng những bị phạt tiền mà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng rồi, chính quy định nghiêm khắc của luật pháp cũng không “chữa” được “căn bệnh vô cảm”, khi những người có “tâm hướng thiện” vẫn không thể vượt qua được những nỗi sợ hãi về hậu quả mà họ có thể sẽ phải gánh chịu nếu “ra tay nghĩa hiệp” nhưng lại không được cả cộng đồng và cơ quan chức năng bảo vệ đúng mức.
“Làm người tốt có khó không?”, câu hỏi đó sẽ luôn ám ảnh những người có tâm hướng thiện, một khi xã hội vẫn chưa có đủ niềm tin vào con người, vào lòng tốt…
Vụ thanh niên chết thảm vì bị làm ngơ: Vô cảm hay tâm lý "phòng thân"?
Ở xã hội nào cũng có người tốt, nhưng khi tình trạng "làm phúc phải tội" xuất hiện nhiều thì người tốt cũng có thể trở nên vô cảm, có tâm lý "phòng thân", e dè hơn trước các việc làm có trách nhiệm.
Trao đổi với PV Dân trí về vụ việc một thanh niên bị ngã xe trong đêm tối, không thể tự đứng dậy nhưng không được người đi đường giúp đỡ, sau đó đã bị xe khách cán chết thương tâm xảy ra tại Bình Dương và đêm 11/12, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia TPHCM) chia sẻ: "Khi nhiều vụ việc "làm phúc phải tội" xảy ra, sự vô cảm không còn không xa lạ; trước mỗi việc tốt người ta sẽ cân nhắc, tính toán nhiều hơn đến hậu quả có thể xảy ra với mình.
Sự vô cảm là thực tế xã hội và dù muốn hay không muốn, chúng ta phải đối diện. Ở xã hội nào cũng có người tốt, người biết yêu thương, quan tâm, sống theo lẽ phải. Nhưng khi sự vô cảm xuất hiện nhiều thì người tốt cũng bị ảnh hưởng và có tâm lý "phòng thân". Con người trở nên e dè, cố thủ hơn trước các hành vi, việc làm có trách nhiệm".
"Chính bản tôi cũng có lúc đã tự hỏi, bây giờ ra đường gặp chuyện mình có dám nhúng tay vào không?", bà Thúy trăn trở.
Theo bà Phạm Thị Thúy, hai yếu tố cần nhất của mỗi người là đạo đức và kỹ năng ứng xử. Có đạo đức chúng ta sẽ phân biệt được đúng sai, không để đám đông lôi cuốn vào những việc tiêu cực. Về kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng ứng xử trong từng tình huống cực kỳ quan trọng. Gia đình và nhà trường cần giáo dục, bồi đắp cho thế hệ trẻ hai yếu tố này.
Ngoài ra, chúng ta cần xác lập lại niềm tin vào cuộc sống cho thế hệ trẻ từ chính sự định hướng của người lớn, đặc biệt là môi trường gia đình. Sự định hướng ở đây không chỉ bằng lời mà phải bằng hành vi, hành động, lối sống.
Anh P. nằm quằn quại trên đường, dù có nhiều người đi ngang phát hiện nhưng không ai dừng lại hỗ trợ nạn nhân. Sau đó không may anh P. bị xe cán tử vong.
Nhìn nhận về vấn đề này, luật sư Trương Văn Tuấn (Đoàn luật sư TPHCM) cho rằng: "Qua vụ tai nạn thương tâm của anh P., chúng ta thấy rõ sự vô cảm của một số người tham gia giao thông khi gặp người bị tai nạn. Có thể do tâm lý của những người này sợ cơ quan chức năng gây phiền hà, khi điều tra vụ án có thể bị triệu tập nhiều lần với tư cách người làm chứng nên họ có thái độ né tránh, làm ngơ và không cứu giúp người bị nạn".
Việc cứu giúp tính mạng của một con người quan trọng hơn nhiều so với những tổn thất về thời gian hay sự phiền toái mà mọi người có thể gặp phải. Vậy gặp người bị nạn, ứng xử như thế nào cho có tình người và đúng luật?
Luật sư Trương Văn Tuấn chia sẻ: "Khi gặp các trường hợp người tham gia giao thông bị nạn, cách tốt nhất để cứu được người bị nạn là gọi ngay đến tổng đài 115 hoặc 113 để nhận được sự trợ giúp, hô hoán mọi người xung quanh giúp đỡ và có thể dùng điện thoại quay lại cảnh cứu giúp người bị nạn để cung cấp cho cơ quan chức năng. Đây là cách vừa cứu giúp được người bị tai nạn đang gặp nguy hiểm đến tính mạng, vừa không bị cơ quan chức năng mời làm việc nhiều lần với tư cách người làm chứng".
Như Dân trí đã đưa tin, khoảng 21h11 đêm 11/12, anh P.H.P. (SN 1990) điều khiển xe máy lưu thông trên đường ĐT 741, khi đến trước một cây xăng ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương thì tự ngã. Anh P. nằm quằn quại trên mặt đường không thể ngồi dậy, chiếc xe máy trượt về phía trước khoảng 5m.
Sau sự cố, có khoảng 4 - 5 chiếc xe máy đi ngang qua vị trí nạn nhân gặp nạn nhưng tất cả chỉ nhìn lướt qua rồi "làm ngơ" bỏ đi. Sau đó không lâu, một chiếc xe khách chạy đến không phát hiện anh P. dưới đường nên đã tông trúng anh P., kéo đi hơn chục mét làm nạn nhân tử vong tại chỗ.
Diễn biến vụ việc đã được camera của cây xăng ghi lại, sau đó đoạn clip xuất hiện trên mạng xã hội khiến dư luận phẫn nộ về sự vô cảm giữa người với người.
Thanh niên bị ngã giữa đường ở Bình Dương, xe khách lao tới cán tử vong Một thanh niên chạy xe máy bị ngã giữa đường ở Bình Dương, nhiều người đi đường phát hiện nhưng không kịp giúp đỡ khiến xe khách lao tới cán tử vong. Thanh niên bị ngã giữa đường ở Bình Dương, xe khách lao tới cán tử vong. Công an huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cho biết, đang điều tra làm rõ...