Nỗi sợ của người già
Cách đây 30 năm, khi bước vào tuổi 50, tôi chân tình hỏi ông bạn vong niên: “Cuộc đời này khi về già ông sợ điều gì nhất?”. Tức thì ông bạn trả lời: “Ở tuổi về già, tôi chỉ sợ duy nhất một điều là… chết đói!”.
Câu trả lời rất ngắn gọn, nhưng khiến tôi đêm ngày suy nghĩ. Bởi theo cách hiểu giản đơn thì hằng ngày người già ăn uống có tốn kém bao nhiêu?
Năm tháng trôi qua, tôi đã tìm đọc nhiều sách vở và qua nhiều trải nghiệm nên rất tâm đắc lời Phật dạy rằng: “… Con người sống ở trên đời có tám nỗi khổ, thì tuổi già… là một trong những nỗi khổ được coi là khủng khiếp nhất!”
Bởi ngoài xã hội, người có địa vị, chức tước cao, họ càng có nhiều quyền lực. Mỗi lời nói, mỗi bước đi, họ sẽ có nhiều người lắng nghe, có lắm kẻ vâng người dạ. Song với bậc làm cha, làm mẹ trong gia đình thì ngược lại. Bởi các cụ tuổi đời ngày một cao đâu còn làm ra hạt thóc, củ khoai… Dẫu rằng hằng ngày được con cháu gọi là ông, là bà, là cụ, là cố… nhưng sức khỏe ngày một kém; bệnh tật ngày một nhiều. Do đó tiếng nói và uy tín của các cụ sẽ ngày một tụt dốc và hết phần tác dụng.
Lúc đó, trong không ít gia đình, chân lý và lẽ phải sẽ thuộc vào những thành viên có khả năng kiếm được nhiều tiền.
Video đang HOT
Thế nên, cái sự … “chết đói ” mà ông bạn vong niên của tôi nói trước đây như đã được chứng minh đâu phải vì người già không có gì ăn. Mà do sự ứng xử nhạt nhẽo, thậm chí hắt hủi tệ bạc của con cháu.
Chúng ta đang sống trong thời đại nền khoa học văn minh đem lại lắm cái được, nhưng cũng làm mất đi không biết bao nhiêu cái hay, cái đẹp mà ông cha ta đã ngàn đời tạo dựng. Khi mà sức mạnh của đồng tiền có khả năng ngự trị trên nhiều lĩnh vực. Nền tảng gia đình đã bị tấn công từ mọi phía.
Cùng chung một mái nhà nhưng vợ chồng con cái đều có một phòng riêng biệt, cửa đóng then cài… Tình cảm của họ chỉ còn là những viên sỏi không hồn, huống hồ thân phận người già!
Phải chăng câu tục ngữ đáng giá ngàn vàng “Trẻ cậy cha, già cậy con” đã không còn tác dụng?
Đó còn là những người ở tuổi về già mà không có lương hưu. Hoặc ít nhiều trợ cấp không đủ sống mươi lăm ngày và hơn thế. Dẫu rằng pháp luật có lời bênh vực “người già được quyền nghỉ ngơi, được quyền hưởng thụ, được quyền chăm sóc” nhưng nếu “sổ đỏ” cách đây ít năm đã trót sang tên cho con, thì các cụ chỉ còn là hai bàn tay trắng với tuổi già mà thôi
Dường như cũng đã lường được tình huống này nên người xưa có dạy: “Sống được tuổi về già dù ở thời đại nào cũng phải quan tâm đến các thế hệ nối tiếp. Nhưng chúng ta cũng chỉ nên “nhìn” bằng một mắt – còn một mắt phải dành “nhìn” cho chính bản thân mình.
Đó không phải là vị kỷ. Bởi người già vốn tự trọng và hay tủi thân. Chớ có dại dột vội vàng đem hết của cải, đem cả đất đai nhà cửa giao cho con, cho cháu rồi ngồi đó mà chờ lòng hiếu thảo, cầu mong sự hảo tâm của chúng, thì thôi rồi… cuộc đời sẽ chìm trong nước mắt”.
Hóa ra chuyện con cái ăn ở có hiếu có nghĩa thời nào cũng có, hoặc đối xử tàn nhẫn với cha mẹ già cũng là chuyện có tự ngàn xưa.
Theo Dantri
Khi vợ tự ti
"Tôi biết mà!" - em dài giọng cái câu quen thuộc trong tiếng thở dài ngao ngán của anh. Y như rằng, tiếp theo đó là một tràng trách móc, hờn dỗi: "Tôi biết tôi già, tôi xấu nên ông chán, ông chê. Ông không dám dẫn tôi theo. Ông sợ mất mặt chứ gì?".
Em giận cũng đúng. Công ty anh tổ chức đi nghỉ mát, nhân viên được dẫn vợ con theo, nhưng anh lại nói dối em là cơ quan chỉ cho anh đi một mình. Chẳng hiểu nhờ đâu em biết được sự thật, thế là em làm ầm ĩ mất mấy ngày. Anh đồng ý là anh sai, nhưng không cho em đi chung, chẳng phải vì anh muốn hú hí bồ bịch gì, mà chỉ vì cái tính tự ti đến mức kỳ cục của em. Với tính cách ấy, dắt em đi chung chỉ tổ rách việc.
15 năm chung sống, hết phân nửa thời gian anh chịu đựng sự tự ti kỳ cục của em. Nguyên nhân sâu xa cũng chỉ vì em lớn hơn anh năm tuổi. Ông bà ta nói cấm có sai: "Chồng già vợ trẻ là tiên. Vợ già chồng trẻ điên điên khùng khùng". Anh lấy em năm anh 23 tuổi, còn em thì 28. Vài năm đầu, mọi thứ đều êm đẹp. Đến khi em sinh xong hai đứa con, tuổi đã qua hàng băm, nhan sắc "xuống cấp" thì mọi chuyện bắt đầu rắc rối. Về phần mình, anh chẳng quan tâm đến chuyện đẹp xấu, già trẻ, bởi lúc mới lấy nhau, anh đã lường trước và chuẩn bị tâm lý cho việc này. Nhưng em thì không như thế, thấy sắc vóc mình ngày càng tàn phai trong khi chồng vẫn trẻ trung, phong độ, em đâm ra lo lắng, mặc cảm, tự ti, sợ mất chồng...
Anh biết tâm lý ấy nên thường xuyên dỗ dành, an ủi. Bản thân anh tự thấy mình sống đàng hoàng, không bồ bịch trai gái gì. Khổ nỗi, tâm lý tự ti của em cứ ngày càng lớn ra, dẫn tới nhiều kiểu hành động, ứng xử kỳ quặc...
Mấy năm gần đây, hầu như toàn bộ tâm trí của em đều đặt vào việc kiểm soát chồng. Em lén lục lọi bóp tiền, cặp xách... của anh để tìm "bằng chứng". Chỉ cần anh không ở gần cái điện thoại, là em chụp lấy ngay để xem tin nhắn, xem danh bạ. Có lần, anh trách em: "Bà lục lọi bao nhiêu năm có tìm thấy gì đâu? Không thấy mình sai lầm à?". Em trả lời tỉnh rụi: "Biết đâu được! Lỡ ông giấu khéo thì sao!".
Khổ nhất là em kiểm soát toàn bộ tiền bạc trong nhà. Giấy tờ nhà, sổ tiết kiệm, thẻ ATM, em giữ tất. Theo lời em thì: "Vậy cho chắc ăn, ông khỏi nuôi được con nào!". Mỗi tuần, anh được em phát cho vài trăm để đổ xăng hay chi tiêu lặt vặt. Mỗi khi có chuyện gì cần xài tiền, anh phải xin xỏ, giải thích đủ kiểu em mới cho thêm, khổ hết biết. Riết rồi nản quá, anh lập luôn "quỹ đen" ở ngăn tủ trong cơ quan, khỏi lôi thôi phiền phức.
Song song với việc kiểm soát chồng chặt chẽ, em còn nỗ lực tối đa để nâng cấp sắc đẹp. Em sửa mũi, em cắt mắt, em nâng ngực, em bơm môi... ôi thôi đủ cả. Kết quả là nhiều khi nhìn em, anh thấy... lạ hoắc, chẳng biết có phải vợ mình hay không. Mà nói một câu thật lòng, nhìn em bây giờ toàn "đồ giả", anh thấy cứ sao sao ấy. Nhưng mấy chuyện này anh chỉ dám nghĩ, mà không dám nói. Bởi anh nhớ có lần anh cản không cho em đi sửa mũi, em đã nổi khùng lên, mắng anh xối xả: "Ông ích kỷ lắm. Ông chỉ muốn tôi già, tôi xấu để ông dễ bỏ tôi mà theo mấy con trẻ đẹp chứ gì?". Sau lần ấy, anh mặc kệ em muốn làm gì thì làm.
Không biết tới khi nào em mới hiểu, tuổi già là quy luật tự nhiên, ai đến tuổi già mà không xấu. Anh chưa bao giờ quan trọng chuyện này, đẹp hay xấu, già hay trẻ thì em vẫn là vợ anh. Nhưng em nên biết rằng, chính sự tự ti, chính những hành động kỳ cục của em đang làm em "già" mau chóng trong mắt anh.
Theo Dantri
Anh ở nơi ấy bình yên! Vào ngày ý nghĩa này, em tự cho mình quyền được nói tiếng yêu anh: Em yêu anh! Ngày mồng 8/3, ngày mà một nửa thế giới tự cho mình quyền được chăm sóc, nâng niu. Nhưng em lại muốn biến ngày này thành ngày em được thể hiện tình yêu của mình với anh- tình yêu của em. Mình yêu nhau được...