Nỗi sợ bị kỳ thị làm chết bệnh nhân ung thư gốc Á
Nghĩ rằng ung thư có thể lây hoặc là hình phạt của Chúa trời, nhiều người châu Á giấu giếm bệnh tật và chỉ đến bệnh viện khi đã muộn.
Bác sĩ Cannas Kwok mới 14 tuổi khi mẹ bà qua đời vì ung thư vú vào năm 1983 ở Hong Kong. Giờ đây, dù đã chuyển tới Sydney, Australia, nữ bác sĩ 50 tuổi vẫn nhớ lại những ngày mẹ mình không thể ăn, ngủ hay thở.
Kể lại với SCMP, bác sĩ Kwok cho biết khi mẹ bà bị bệnh, ung thư là chuyện riêng và chỉ được đề cập đến trong phạm vi gia đình. Khi tới Sydney vào năm 1993, Kwok nhận thấy chính phủ Australia nỗ lực thúc đẩy sàng lọc ung thư vú thông qua áp phích, quảng cáo trên truyền hình và mạng xã hội. Thế nhưng, những phụ nữ gốc Á còn rất e dè.
“Đó là lý do tôi thực hiện đề tài tiến sĩ vai trò của văn hóa trong hành vi sàng lọc ung thư vú”, Kwok nói.
Được đăng tải trên tờ Australian and New Zealand Journal of Public Health, nghiên cứu của bác sĩ Kwok chỉ ra người Australia gốc Á có tỷ lệ mắc ung thư cao. Hơn nữa, lúc được phát hiện, hầu hết đã bước sang giai đoạn nặng.
Xu hướng trên cũng xuất hiện ở người nhập cư Mỹ gốc Á. Viện Phòng tránh Ung thư California phát hiện tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ Mỹ gốc Á tăng liên tục từ năm 1988 đến 2013.
Tại Canada, nghiên cứu do Bệnh viện Đại học Phụ nữ và Viện Dịch vụ Đánh giá Lâm sàng tiến hành kết luận người gốc Á là nhóm ít sàng lọc ung thư vú nhất do rào cản ngôn ngữ, sự kỳ thị văn hóa và mạng lưới hỗ trợ yếu kém.
Ảnh: MIMS General News.
Làm nhiệm vụ trợ giúp bệnh nhân ung thư ở Manchester, Nabila Farooq 52 tuổi, một người Anh gốc Pakistan gặp không ít phụ nữ Đông Nam Á cố giấu giếm thân nhân về tình trạng sức khỏe. Bà Farooq cho biết quyết định này xuất phát từ nỗi lo ung thư vú có thể di truyền hoặc niềm tin căn bệnh do chúa trời trừng phạt.
Video đang HOT
“Một số phụ nữ tin rằng họ sẽ không bị ung thư vú nếu chung thủy với chồng”, bác sĩ Kwok tiết lộ. “Đối với chuyên gia y tế, điều này thật vô lý nhưng quan niệm này vẫn đeo bám nhiều chị em”.
Judi Mark 62 tuổi chuyển từ Hong Kong đến Canada từ nhỏ. Do sống tại Montreal, nơi tiếng Pháp là ngôn ngữ chính, bố của bà không thể giao tiếp với bác sĩ khi bị ung thư gan.
Ngoài khó khăn ngôn ngữ, bốn thành viên khác trong gia đình Mark cũng qua đời vì ung thư khiến người xung quanh tưởng rằng bệnh có thể lây lan. “Một người bạn Trung Quốc của chị tôi không dám đến thăm chị nữa vì sợ lây ung thư”, bà Mark nhớ lại. “Thật đau đớn. Chúng tôi không thể xua đi sự kỳ thị và chị tôi bị trầm cảm”.
Jenny Truong 24 tuổi, người Canada gốc Việt thì kể rằng ung thư trở thành chủ đề “không được nhắc đến” từ ngày ông cô bị ung thư tuyến tiền liệt. Theo bà Grace Yoo, chuyên gia nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại Đại học Bang San Francisco, phần lớn người cao tuổi gốc Á vẫn nghĩ ung thư là bản án tử hình vì thiếu hiểu biết.
Trước tình trạng trên, một số cá nhân và tổ chức quyết định hỗ trợ người gốc Á thay đổi. Bà WaiLo Li, một phụ nữ quốc tịch Anh gốc Trung Quốc chia sẻ video thân nhân ôm hôn người mẹ bị ung thư vú giai đoạn IV của mình nhằm khuyến khích cộng đồng cởi mở hơn về căn bệnh. Các tổ chức như Joylife Club (Mỹ) và Asian Breast Cancer Support Group (Anh) tổ chức những buổi gặp mặt để cải thiện cảm xúc, tâm lý cho bệnh nhân ung thư gốc Á.
“Mọi người cần hiểu về ung thư cùng các dấu hiệu, triệu chứng của nó và trò chuyện một cách thẳng thắn, không sợ hãi”, bà Farooq nhấn mạnh.
Gần đây, chị gái bác sĩ Kwok đang sống tại Hong Kong được chẩn đoán ung thư vú khiến những ký ức về người mẹ đã khuất tràn về với bà.
“Niềm tin về ung thư vẫn chưa thay đổi”, bác sĩ Kwok trải lòng. “Bất chấp những tiến bộ về kỹ thuật điều trị và tỷ lệ sống ngày càng cao, ung thư dường như vẫn là án tử”.
Bác sĩ Kwok thừa nhận rất khó thay đổi suy nghĩ thế hệ trước về ung thư. Thế nhưng, thế hệ trẻ chắc chắn sẽ tạo nên sự khác biệt nếu được tìm về những người chiến thắng ung thư cũng như gia đình họ.
Minh Nguyên
Theo VNE
Chuẩn bị gì khi bạn phải nội soi?
Bạn sẽ bị đau, khó chịu, nôn ói khi nội soi tầm soát bệnh, do đó phải nhịn ăn trước ít nhất 6 giờ, không uống các loại nước có màu.
Bác sĩ thường chỉ định nội soi với bệnh nhân cần kiểm tra các vấn đề dạ dày, đại tràng. Người có triệu chứng đau vùng ngực hoặc thượng vị, ói, ợ hơi, cảm giác khó tiêu, sụt cân thì nên đến bệnh viện khám. Những trường hợp này có thể bác sĩ sẽ chỉ định nội soi tiêu hóa để tầm soát tình trạng viêm, loét hoặc ung thư.
Ca nội soi đường mũi . Ảnh: Thùy An
Theo tiến sĩ Đào Văn Long, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, khi nội soi bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, đau, nôn ói; soi xong cảm thấy trướng bụng và khó chịu ở cổ họng. Nhiều người chưa từng nội soi lần nào nhưng "nghe nói" nên cũng có tâm lý lo sợ, thậm chí sợ nhiễm khuẩn và các bệnh truyền nhiễm do dụng cụ nội soi chưa đảm bảo vô trùng.
Ngoài phương pháp nội soi đường miệng còn có nội soi đường mũi. Ống nội soi nhỏ, đường kính 6 mm, được đưa vào đường mũi để nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng, hạn chế cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Nhờ đó, bác sĩ thao tác dễ dàng và có nhiều thời gian để quan sát chính xác hơn. Phương pháp này an toàn, chỉ thực hiện trong 15 phút và ít gây kích thích hơn so nội soi đường miệng.
Nội soi bằng viên nang cũng là một phương pháp mới. Bệnh nhân nuốt một thiết bị camera có hình dạng như viên thuốc bi để quan sát được hình ảnh ở đường ruột, ruột non, ruột già, tá tràng... Phương pháp này bệnh nhân không cần gây mê và không đau. Thời gian viên nang này đi từ miệng đến hậu môn mất 8-10 tiếng đồng hồ. Trong khi ấy bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường và làm các việc nhẹ nhàng. Viên nang được đào thải ra ngoài qua phân. Chi phí để nội soi bằng viên nang cao hơn so với nội soi thông thường.
Bệnh nhân còn có thể nội soi gây mê. Đây là phương pháp phổ biến để thăm khám và phát hiện các dấu hiệu tổn thương dạ dày như viêm, loét, nhiễm trùng, ra máu, ung thư. Thời gian nội soi nhanh 3-5 phút. Bệnh nhân không cảm thấy khó chịu, không đau, không buồn nôn như nội soi thông thường qua đường miệng hay đường mũi.
Chuẩn bị trước khi nội soi dạ dày
Trước khi soi:
- Toàn bộ dạ dày phải sạch, không có thức ăn. Bệnh nhân cần phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi nội soi.
- Không uống những loại nước có màu: coca, cà phê, nước cam, sữa...
- Tuyệt đối tuân theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ.
Sau khi soi:
- Soi xong nếu bệnh nhân không có biểu hiện bất thường có thể đi về ngay.
- Không ăn uống bất kỳ thứ gì trong một giờ sau nội soi hoặc trước khi có đánh giá của bác sĩ.
Thùy An
Theo VNE
Ô nhiễm không khí khiến chúng ta... tăng cân Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện những bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí không chỉ dừng ở việc tác động đến hệ hô hấp và gây nhiều bệnh nguy hiểm. Ô nhiễm không khí là một trong những tác nhân gây tăng cân. Ô nhiễm không khí tác động tiêu cực đến sức khỏe và có thể gây...