Nơi quá nửa dân số chưa tiêm phòng COVID-19 nhưng có hàng triệu liều vaccine hết hạn
Hơn nửa dân số Guatemala chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 nhưng tại đây có hàng triệu liều vaccine hết hạn sử dụng.
Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến điều này?
Nhân viên tiêm vaccine COVID-19 tại một địa điểm ở thủ đô Guatemala. Ảnh: AP
Vào một buổi chiều tháng 4, điểm tiêm vaccine COVID-19 ở trung tâm thị trấn Santiago Atitlan rất yên tĩnh. Nơi đây có nguồn cung vaccine nhưng nhu cầu lại thấp.
Theo Al Jazeera, việc thiếu phối hợp trong chiến dịch giảm do dự vaccine do chính phủ Guatemala phát động đã dẫn đến tình trạng hàng triệu liều vaccine COVID-19 hết hạn tại nước này trong khi quá nửa dân số vẫn chưa hề tiêm mũi đầu tiên.
Video đang HOT
Vào đầu tháng này, gần 1,5 triệu liều vaccine Moderna do Mỹ tài trợ đã hết hạn sử dụng. Trong khi đó, vào tháng 3, gần 3 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga trị giá hơn 33 triệu USD cũng hết hạn sử dụng. Tính đến cuối tháng 6, khoảng 2 triệu liều AstraZeneca và Pfizer dự kiến có số phận tương tự.
Nhà sáng lập viện nghiên cứu GT Data Laboratory-ông Oscar Chavez cho biết: “Yếu tố chính dẫn đến vaccine hết hạn là tỷ lệ tiêm thấp”. Guatemala là một trong những nơi có tỷ lệ tiêm vaccine thấp nhất tại châu Mỹ với chỉ 48% dân số tiêm tối thiểu 1 liều vaccine COVID-19 và chưa đầy 20% dân số đã tiêm đủ 3 liều.
Nhà truyền giáo Juan Manuel Ramirez tại Santiago Atitlan cho biết một số thành viên trong cộng đồng địa phương đã tiêm vaccine COVID-19 và biết rằng điều này giúp họ tránh nguy cơ rơi vào tình trạng bệnh nặng. Nhưng nhiều người khác lại từ chối tiêm vaccine vì tin vào các thuyết âm mưu.
Giới chức địa phương đã cử nhân viên y tế đến gõ cửa từng hộ gia đình để quảng bá về vaccine COVID-19 nhưng nhiều người dân vẫn không thay đổi quan điểm.
Bộ trưởng Y tế Guatemala Francisco Coma trong một lần phát biểu trên truyền thông có đề cập: “Chúng tôi đã cố gắng khiến tất cả vaccine sẵn có với công chúng. Nhưng không may là trong dư luận có sự kháng cự với tiêm vaccine COVID-19″.
Nhiều chuyên gia cho rằng vấn đề lớn hơn nằm ở việc chính phủ Guatemala chưa thể đưa vaccine đến với một số nhóm đặc biệt hoặc chiến đấu ngăn chặn sự phát tán của thông tin sai lệch.
Ông Oscar Chavez nhận định: “Không phải mọi người không muốn tiêm vaccine mà đó là vấn đề tiếp cận. Chính phủ đã không tạo điều kiện thuận lợi để mọi người tiếp cận với vaccine”.
Chính phủ Guatemala đã vấp phải nhiều chỉ trích do không thể phát triển được chiến lược tiêm vaccine thỏa đáng, đặc biệt ở những khu vực nông thôn thiếu truy cập internet.
Nhiều cộng đồng không có cơ sở vật chất cần thiết để phân phối vaccine COVID-19. Ở nhiều khu vực khác, người dân cho biết họ không nhận được thông tin về vaccine COVID-19 bằng ngôn ngữ bản địa của họ.
Cựu chủ tịch Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Guatemala Nancy Sandoval đánh giá: “Tôi cho rằng đã thiếu tầm nhìn xa và việc lên kế hoạch. Điều này ảnh hưởng đến sự am hiểu và niềm tin vào vaccine COVID-19″.
Iran trả lại Ba Lan 820.000 liều vaccine COVID-19 viện trợ do có nguồn gốc từ Mỹ
Iran đã quyết định trả lại Ba Lan 820.000 liều vaccine phòng COVID-19 do nước này viện trợ bởi chúng được sản xuất tại Mỹ.
Tiêm vaccine COVID-19 tại Tehran, Iran. Ảnh: AP
Truyền hình nhà nước Iran ngày 21/2 dẫn lời một quan chức y tế nước này, ông Mohammad Hashemi xác nhận Ba Lan đã viện trợ nửa triệu liều vaccine AstraZeneca cho Iran.
Kênh Al Jazeera dẫn lời ông Hashemi nhấn mạnh: "Khi số vaccine được chuyển đến Iran, chúng tôi phát hiện có đến 820.000 liều được Ba Lan nhập khẩu từ Mỹ. Sau khi phối hợp với đại sứ Ba Lan tại Iran, chúng tôi quyết định sẽ trả lại số vaccine đó".
Bộ trưởng Y tế Iran Bahram Einollahi cho biết mặc dù Ba Lan đã đảm bảo, nhưng số vaccine COVID-19 đó xuất phát từ "nguồn không chính đáng". Ba Lan cam kết họ sẽ "thay thế số vaccine này bằng những liều từ nguồn được cấp phép".
Vào năm 2020, lãnh đạo tối cao Iran Ali Hosseini Khamenei đã nói không với việc vaccine COVID-19 từ Anh và Mỹ "nhập cảnh" Iran. Đến nay Iran chỉ nhập khẩu vaccine không sản xuất tại Mỹ hoặc Anh.
Iran đang trải qua làn sóng dịch COVID-19 thứ 6 với giới chức nước này cho biết biến thể Omicron đang lây lan mạnh. Iran đã tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19 cho 90% dân số trên 18 tuổi và 37% nhóm tuổi này đã tiêm liều thứ ba.
Iran chủ yếu dựa vào vaccine Sinopharm (Trung Quốc), Sputnik V (Nga), Covaxin (Ấn Độ), AstraZeneca và vaccine do chính nước này sản xuất là COVIran Barekat.
Mexico bắt giữ trên 1.000 người nhập cảnh trái phép trong 24 giờ qua Chính quyền Mexico ngày 17/2 cho biết đã chặn bắt hơn 1.000 người di cư trong 24 giờ qua trong bối cảnh chính phủ nước này đang nỗ lực hạn chế việc nhập cảnh trái phép của những người tìm đường sang Mỹ. Người di cư Trung Mỹ tại tuyến đường nối Metapa và Tapachula, Mexico, trong hành trình tới Mỹ. Ảnh tư...