Nơi phụ nữ phải bán dâm để sống qua ngày ở Bangladesh
Nhiều phụ nữ, trẻ em người thiểu số Rohingya sống tại các trại tập trung ở Bangladesh buộc phải đi bán dâm để kiếm sống qua ngày.
Một người phụ nữ Rohingya kể lại câu chuyện của mình.
Theo Reuters, cộng đồng người thiểu số Rohingya sống tại các trại tập trung ở Bangladesh phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Nhiều phụ nữ không được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu như lương thực, nước uống tại các trại tập trung vốn đã quá tải, buộc họ phải đổi tình dục lấy tiền trong hoàn cảnh tuyệt vọng.
Phóng viên Reuters đặt câu hỏi với 4 phụ nữ sống tại một trại tập trung, nhưng đều chỉ nhận được sự im lặng. Sau vài tách trà, những người phụ nữ nhìn nhau, đóng cửa và kéo rèm lại phủ bóng tối lên căn phòng.
“Nếu có ai phát hiện ra điều chúng tôi làm, họ sẽ giết chúng tôi”, một người phụ nữ 26 tuổi nói.
Hơn 600.000 người Rohinya – người Hồi giáo thiểu số ở Myanmar đã phải sơ tán sang Bangladesh từ tháng 8 vì làn sóng bạo lực gia tăng.
Ở Kutupalong, một trong những khu trại lớn nhất, nhiều gái mại dâm là cư dân sống lâu năm ở đây. Nhưng điều đáng lo ngại là làn sóng người di cư sẽ khiến con số này càng gia tăng.
“Có ít nhất 500 gái mại dâm Rohingya ở Kutupalong”, một người môi giới tên Noor nói. “Nhiều người hoạt động trong nghề còn giới thiệu thêm những phụ nữ mới đến”.
Video đang HOT
600.000 người Hồi giáo Rohingya phải sơ tán từ Myanmar sang Bangladesh.
“Mọi người sống ở đây đều coi như tình trạng này chưa từng xảy ra”, Noor nói. “Những cô gái gặp khách hàng Bangladesh ở bên ngoài khu trại. Họ có những quy tắc riêng như không tiếp khách cùng là người Rohingya”.
Nhiều trẻ em trở thành gái mại dâm bởi chúng sống trong điều kiện nghèo khổ, chỉ được ăn một bữa mỗi ngày và không được đi học. Những trẻ em này hoạt động một cách bí mật mà gia đình không hề hay biết.
Rena, 18 tuổi, người sống tại khu trại trong nhiều năm, buộc phải lấy một kẻ nghiện rượu hai năm trước.
“Anh ta thường xuyên đánh đập, đối xử tàn tệ với tôi”, Rena nói. Người chồng tệ bạc bỏ đi sau khi Rena sinh hạ một đứa con. Việc nuôi con trở thành nhiệm vụ bất khả thi, khiến Rena nghĩ đến chuyện bán dâm.
“Tôi bước chân vào nghề này khi mới 16 tuổi, nhưng không còn cách nào khác vì tôi cần tiền để sống”, Rena nói.
Một thiếu nữ 14 tuổi tên Kamru, nói rằng mình không được đi học vì gia đình quá nghèo. “Cháu lớn lên ở đây và luôn cảm thấy đói vì ở nhà luôn thiếu ăn”.
Những người phụ nữ Rohingya bị buộc trở thành gái mại dâm vì những lý do quen thuộc như nghèo đói, bị ngược đãi, khiến họ dễ sa vào đường dây mại dâm.
Một người phụ nữ tên Romida nói con đường này là cách duy nhất để sống sót. “Tôi tự nói với bản thân rằng mình sẽ làm mọi việc. Không còn cách nào khác”.
Khách hàng đầu tiên của Romida là một người bạn Bangladesh, người này thuyết phục cô quan hệ với anh ta để lấy số tiền tương đương 12 USD.
Trẻ em Hồi giáo Rohingya thả diều bên ngoài khu trại tập trung ở Bangladesh.
“Anh ta luôn trả tiền sòng phẳng”, Romida nhớ lại. Nếu có người môi giới, họ luôn lấy một nửa số tiền.
Trung bình, Romida chỉ tiếp 3 khách mỗi tuần, vì lo ngại người thân sẽ phát hiện ra việc cô làm. “Có những lúc tôi phải đi xa tới một thành phố cách hai giờ lái xe. Mỗi khi rời khu trại, tôi luôn phải tìm ra lý do thỏa đáng”.
Theo Reuters, những người phụ nữ Rohingya nói họ gặp đàn ông với nhiều thành phần khác nhau, từ sinh viên cho đến các chính trị gia địa phương.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Ali, một sinh viên Bangladesh 23 tuổi nói anh ta thường xuyên tìm đến loại hình dịch vụ này, nhưng khi cưới vợ, anh ta muốn người vợ mình phải còn trinh.
Romida cho biết, đa số khách hàng đều không sử dụng bao cao su. “Tôi có sử dụng biện pháp ngừa thai, nhưng điều lo ngại là khả năng nhiễm HIV”. Romida thừa nhận cô chưa từng đi xét nghiệm xem mình có mắc bệnh lây qua đường tình dục hay không.
Kết thúc cuộc trò truyện, người phụ nữ Rohingya rời khu nhà, đeo mạng che kín mặt, chỉ để hở đôi mắt.
“Tôi phải bỏ mạng che mặt khi tiếp khách. Nhưng ở khu trại, đó là cách để che giấu thân phận”, một người phụ nữ nói.
Theo Danviet
Thị trưởng London so sánh Trump với IS
Thị trưởng London cáo buộc Tổng thống Mỹ giống IS khi kêu gọi "đóng cửa hoàn toàn" biên giới Mỹ với người Hồi giáo.
Thị trưởng London. Ảnh: Guardian.
Phát biểu trong cuộc họp của Công đảng ở Brighton hôm 24/9, thị trưởng London Sadiq Khan cho biết bị xúc phạm bởi lời kêu gọi cấm người Hồi giáo của Tổng thống Trump, theo Guardian.
Ông Khan cáo buộc Tổng thống Mỹ đã sử dụng ngôn ngữ tương tự như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, khi ông Trump đề xuất "đóng cửa biên giới hoàn toàn" với người Hồi giáo nhưng sẽ ban "đặc ân" cho thị trưởng London sau vụ tấn công chết người ở Mỹ hồi tháng 1, do hai vợ chồng thề trung thành với IS thực hiện.
"Quan điểm đầu tiên của tôi là 'Tôi không phải người đặc biệt' và thứ hai là 'Hãy nghĩ kỹ về những gì ông đang nói'. Bởi những điều ông nói không khác với IS nói", ông Khan bày tỏ.
"Chúng (IS) nói rằng các nền văn minh đang xung đột, một người không thể nào vừa là người Hồi giáo vừa là người phương Tây, mà người phương Tây luôn thù ghét chúng ta (người Hồi giáo). Ông đang vô tình chơi đúng trò chơi của chúng, đang giúp chúng".
Theo ông Khan, lệnh cấm nhập cảnh đối với những người đến từ một số nước Hồi giáo của ông Trump đã "gây ấn tượng sai" về tôn giáo.
"Tôi là người phương Tây, cũng tự hào là một người Hồi giáo. Có người muốn chia rẽ cộng đồng của chúng ta, tôi sẽ không để họ làm việc đó", thị trưởng London nói.
Ông Khan ca ngợi sự đóng góp của cộng đồng người Hồi giáo ở Mỹ, bao gồm các sinh viên, nghệ sĩ và chính trị gia. Thị trưởng London cho rằng Tổng thống Mỹ "không biết gì về người Hồi giáo" và kêu gọi hủy bỏ chuyến thăm cấp nhà nước sắp tới của ông Trump tới Anh.
"Tôi cho rằng tại một thời điểm mà Tổng thống Mỹ đang nói và làm những điều khiến chúng ta không đồng tình, ý kiến trải thảm đỏ đón tiếp cấp nhà nước là sai lầm", ông Khan nói.
Tổng thống Trump chưa có bình luận về nhận xét của Thị trưởng Khan. Hai ông từng "đấu khẩu" hồi tháng 6, khi ông Trump mỉa mai ông Khan sau vụ khủng bố London, còn ông Khan cáo buộc ông Trump chia rẽ nước Anh.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Cựu thủ tướng Yingluck có thể tìm cách xin tị nạn ở Anh Bà Yingluck được cho là đã bỏ trốn tới Dubai, có thể xin tị nạn tại Anh, sau khi vắng mặt tại toà án tối cao hôm qua. Bà Yingluck, nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Ảnh: AFP. Bà Yingluck đã lên máy bay tư nhân từ Thái Lan đến Singapore, rồi tới Dubai, AFP dẫn một nguồn tin cấp cao...