Nơi phụ nữ được thoải mái chọn bạn tình, phục kích đàn ông để thỏa mãn ham muốn
Quần đảo Trobriand tuyệt đẹp ở Nam Thái Bình Dương là nơi phụ nữ có thể có bao nhiêu người tình tùy thích, được khơi gợi hoặc cưỡng ép đàn ông thỏa mãn nhu cầu quan hệ của mình.
Quần đảo Trobriand là một phần của quốc gia Papua New Guinea. Du khách khi đến với quần đảo này sẽ vô cùng kinh ngạc bởi nhiều tập tục kỳ lạ và thú vị, đặc biệt là những tập tục liên quan tới hôn nhân, hoan hợp.
Các cô gái trên quần đảo này có thể có bao nhiêu bạn tình cũng được. Không những vậy, phụ nữ trên đảo còn có thể phục kích người đàn ông mình thích, sau đó yêu cầu hoặc ép buộc họ thỏa mãn nhu cầu quan hệ.
Phụ nữ trên đảo Trobriand được thoải mái có bạn tình.
Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue, người đã có nhiều nghiên cứu về quần đảo Trobriand cho biết thái độ của người dân nơi đây về quan hệ sinh lý rất dễ dãi. “Người dân đảo Trobiand có cách tiếp cận thoải mái với quan hệ trước, thậm chí sau khi kết hôn. Các cô gái tìm hiểu về biện pháp tránh thai rất sớm và trinh tiết không có giá trị gì cả.
Nếu một cô gái mang thai, gia đình cô ấy sẽ giữ đứa bé lại bởi theo phong tục địa phương, đàn ông chỉ giúp phụ nữ để có cái thai, người bố thực sự là một vị thần linh”, nhiếp ảnh gia Eric cho biết.
Một bé gái trên đảo.
Mặc dù ngày càng có nhiều người dân trên đảo được đi học nhưng thái độ của họ đối với quan hệ nam nữ vẫn như cũ. Giáo dục phương Tây đã thay đổi quan điểm của một số người dân đảo nhưng không phải tất cả. Mối quan hệ giữa các cặp vợ chồng tại quần đảo Trobriand cũng khác xa so với các nơi khác. Ở đây, một người đàn ông phải tặng quà cho vợ mình để được quan hệ .
Video đang HOT
Nhưng do quá dễ dãi trong quan hệ nam nữ nên người dân trên đảo này dễ bị nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, bị bệnh như vậy nhưng người dân vẫn không từ bỏ lối sống truyền thống này. “Bất chấp thực tế là HIV/AIDS đang lây lan rất nhanh trên đảo nhưng việc quan hệ trước hôn nhân vẫn là một phần trong lối sống bình dị của người dân đảo”, Eric nói.
Túp lều đặc biệt để các cặp trai gái qua đêm với nhau.
Tất cả các ngôi làng đều có một túp lều đặng biệt gọi là bukumatula dành riêng cho những thanh thiếu niên chưa lâp gia đình và người tình của họ nhưng bao hay bất cứ biện pháp tránh thai nào khác đều không có ở đây.
Điều đáng nói là lối sống dễ dãi này chỉ được áp dụng trong nội bộ người dân trên đảo chứ không dành cho người ngoài. Eric cho biết người dân địa phương là những người rất tự hào và họ coi trọng dòng giống di truyền của mình.
Quần đảo này được phương Tây phát hiện vào năm 1793 và được đặt tên theo trung úy Denis de Trobriand trên tàu Pháp Espérance, nhưng nó vẫn còn nguyên sơ cho đến khi một nhà truyền giáo tới đây năm 1894.
Cuộc sống yên bình trên đảo.
Giờ đây, là một phần của Papua New Guinea, người dân đảo vẫn tiếp tục cuộc sống vốn có. Họ sử dụng khoai mỡ làm tiền tệ và vận hành hệ thống mẫu hệ, coi trẻ em là một phần của gia tộc bên mẹ.
Người dân trên quần đảo Trobriand giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng trò cricket (bản cầu – một môn thể thao dùng gậy để đánh bóng). Trò chơi này do chính quyền thực dân du nhập vào sau khi họ cấm các bộ lạc tham chiến với nhau.
“Một ván cricket luôn là dịp để đưa ra những nhận xét chế giễu và thách thức giữa các làng. Nó diễn ra giữa nhiều tiếng huýt sáo, các bài hát và điệu nhảy. Các cô gái cũng tham gia vào những trận chiến này. Họ cởi trần nhảy múa, chỉ mặc váy cỏ và hoa. Họ cũng có những tư thế rất khêu gợi, điều này có thể khiến người phương Tây bị sốc”, nhiếp ảnh gia Eric chia sẻ.
Quần đảo Trobriand xinh đẹp và thơ mộng.
Ngoài ra, người dân nơi đây không thích làn da trắng, mái tóc vàng của phương Tây. Họ xem đó là dấu hiệu của sự xấu xí và cộc cằn. Đàn ông da trắng không phải vẻ đẹp lý tưởng của họ. Người dân trên đảo Trobriand không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống hiện đại bởi họ luôn tôn thờ thần linh và coi trọng những giá trị văn hóa độc đáo lâu đời của mình.
Theo Dailymail (Khám phá)
Độc đáo em bé con của "ba người"
Một bé trai có DNA từ ba người đã được sinh ra ở Hy Lạp hôm 9-4, sau khi mẹ em được điều trị bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) sau một ca điều trị gây tranh cãi.
Cả bé - nặng 2,9kg - và mẹ, 32 tuổi, đều trong tình trạng sức khỏe tốt.
Các bác sĩ Hy Lạp và Tây Ban Nha - cùng thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm này - nhận định thành công này đánh dấu một bước tiến lịch sử. Đây là lần đầu tiên một kỹ thuật IVF liên quan đến DNA từ ba người - trứng từ người mẹ, tinh trùng từ người cha và một quả trứng khác từ người hiến tặng nữ - được sử dụng với mục đích giải quyết các khó khăn về sinh sản.
Bé trai chào đời khỏe mạnh.
Thế nhưng, các chuyên gia Anh chỉ trích quyết định tiến hành việc điều trị này vì cho rằng nó dễ mang đến những rủi ro không lường trước được.
Phần lớn các gien của một người - khoảng 99,8% - được tìm thấy trên 23 cặp nhiễm sắc thể nằm bên trong nhân ở mỗi tế bào trong cơ thể. Và trong quá trình IVF, DNA này đến từ hai bố mẹ. Tuy nhiên, một phần nhỏ của gien di truyền cũng nằm trong một ty thể của tế bào, các cấu trúc nhỏ hoạt động như pin tế bào và tự do lưu thông bên trong tế bào.
Trong trường hợp hiến tặng ty thể, ty thể người mẹ được tách ra khỏi trứng của bà và thay thế bằng ty thể của người hiến tặng.
Các bác sĩ điều trị tuyên bố phương pháp điều trị mới nhất cho thấy rằng ty thể cũng có vai trò trong việc giúp thụ thai thành công và cho thấy kỹ thuật này có thể được áp dụng rộng rãi hơn.
Người phụ nữ 32 tuổi trong trường hợp mới nhất này đã từng trải qua bốn đợt IVF không thành công.
Nhà phôi học người Tây Ban Nha Nuno Costa-Borges, cộng tác với phòng khám của Viện nghiên cứu sự sống ở Hy Lạp, nơi diễn ra ca điều trị trên, cho biết phương pháp này có thể giúp cho vô số phụ nữ được làm mẹ và đó là sự tiến bộ trong phương pháp điều trị IVF mới.
Tuy nhiên, các nhà khoa học khác cho biết tuyên bố trên hoàn toàn chưa được kiểm chứng.
Chuyên gia Tim Child, giám đốc y học của Hiệp hội Sinh sản (Anh), cho biết: "Rủi ro của kỹ thuật này hoàn toàn không thể lường trước, mặc dù có thể coi là chấp nhận được nếu sử dụng để điều trị bệnh về ty thể, nhưng không phải trong tình huống này".
Theo Người lao động
Người phụ nữ này mang bầu 46 năm mới đẻ và đây là hình dạng đứa trẻ sau khi sinh Rất nhiều người đã phải choáng váng khi nhìn đứa trẻ chào đời sau 46 năm trong bụng mẹ. Điều gì sẽ xảy ra nếu một người phụ nữ mang thai trong nhiều năm mà không có dấu hiệu chuyển dạ? Thời gian dài nhất sẽ là 10 tháng hay 11 tháng? Với một người phụ nữ có tên Zahra Aboutalib đến từ...