Nỗi oan thấu trời trong vụ cha giết con cách đây 50 năm
21 năm sau song sắt là 21 năm James Richardson khóc than cho sự mất mát quá lớn với cái chết của 7 đứa con và cho cả số phận bi thảm của mình vì tội ác giết con mà anh không hề thực hiện.
Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường cùng, thậm chí trả bằng cả mạng sống. Mảng tối về sự vô trách nhiệm với mạng sống con người của những người nắm quyền sinh sát sẽ phần nào được hé lộ qua loạt bài “ Những vụ án oan làm chấn động lịch sử”.
7 ngôi mộ nhỏ ở Arcadia, Fla. là nơi an nghỉ của 7 đứa trẻ vô tội – nạn nhân vụ giết người kinh hoàng bằng thuốc độc vào tháng 10/1967. Đó là một phần câu chuyện về một trong những vụ án oan chấn động nhất lịch sử nước Mỹ.
James Richardson (người đàn ông da đen, tóc trắng) trong vòng vây người ủng hộ sau khi được xử trắng án
Nỗi đau mất con và một bản án xót xa
Vợ chồng James Richardson (53 tuổi) và vợ Annie Mae là những lao động tự do. Họ có 7 người con với 4 con chung và 3 con riêng từ những cuộc hôn nhân trước đó.
Ngày 25/10/1976 bắt đầu như bao ngày bình thường khác. 6h50, James và Annie Mae tới nơi làm việc cách nhà họ hơn 22km. sau khi bố mẹ ra khỏi nhà, cô con gái lớn Betty cùng ăn sáng với các em, sau đó đưa Alice và Susie Mae đến trường, để lại Dorine, Venessa, Diane và James Jr. ở nhà với Dorothy Bracey – một người hàng xóm được thuê để trông những đứa trẻ trong khi bố mẹ đi làm. Nhưng hôm đó Bracey phải đưa con đi khám bệnh nên đã nhờ mẹ cô, Betsy Reese (46 tuổi), đến trông giúp.
Buổi trưa, khi 7 đứa trẻ về nhà, Reese mang cho chúng một món ăn nấu bằng đậu, gạo và pho mát, giống bữa sáng mà mẹ chúng đã chuẩn bị từ hôm trước.
Buổi chiều, khi đang ở trường, Betty, Alice và Susie Mae đột nhiên đau bụng dữ dội, miệng sùi bọt và cơ thể quằn quại trong đau đớn. Các giáo viên vội vã đưa chúng đến bệnh viện và đến nhà Richardson xem tình hình những đứa trẻ còn lại. Tại đây, họ nhận thấy chúng cũng bị các triệu chứng tương tự như các anh chị.
Nhận được tin dữ, 2 vợ chồng James Richardson và Annie Mae Richardson vội vã trở về. Trên đường đi, 5 trong số 7 đứa trẻ đã qua đời. Sau đó, 2 đứa trẻ còn lại cũng đã ra đi. Khám nghiệm tử thi cho thấy thức ăn mà chúng đã ăn phải có chứa parathion, một chất kịch độc.
Cả 2 vợ chồng James Richardson gần như rơi vào trạng thái hoảng loạn trước bi kịch này. Họ còn hoang mang hơn cả khi không hiểu tại sao lại có chất độc vì thức ăn buổi trưa hôm đó là do tay Annie chuẩn bị từ tối hôm trước và được cất trong tủ lạnh. Tất cả đều là thực phẩm sạch, cả nhà đều đã dùng trong bữa sáng.
Khi mọi việc còn chưa ngã ngũ thì một nhân viên bảo hiểm đã gọi điện cho cảnh sát thông báo rằng James Richardson đã mua gói bảo hiểm cho các con mình hơn một năm trước và buổi tối trước hôm xảy ra sự việc, James đã gọi điện cho anh ta để thỏa thuận một số chính sách bảo hiểm của bọn trẻ.
Nghi ngờ động cơ từ cuộc gọi này, Cảnh sát trưởng Frank Cline và các chuyên gia đã khám xét căn hộ nhà Richardson. Bước vào nhà, họ sững sờ khi ngửi thấy nồng nặc mùi thuốc độc có ở khắp nơi, trong nồi, chảo thậm chí cả trong bát đường.
Tuy cả căn nhà bị lục tung nhưng nguồn gốc của số thuốc độc vẫn không được tìm thấy. Sáng hôm sau, Betsy Reese thông báo với Cline rằng cô vừa tìm thấy một gói bột màu trắng bên trong nhà kho mà về sau được xác định chính là parathion. Kỳ lạ là mặc dù nhà kho rất khô ráo nhưng gói bột lại có dấu hiệu ẩm ướt.
Hơn nữa, nhân viên bảo hiểm Gerald Purvis cũng đã khai với cảnh sát rằng đúng là Richardson đã gọi điện hỏi về bảo hiểm của mình nhưng đích thân người này đã nói rõ với Richardson rằng trường hợp của anh sẽ không nhận được thanh toán cho dù có chuyện gì xảy ra.
Tuy nhiên, bất chấp những chứng cứ thiếu thuyết phục, Công tố viên tòa án Frank Schaub vẫn ra lệnh bắt giam James Richardson với tội danh giết 7 đứa con của mình nhằm ăn chặn số tiền 3.500 USD bảo hiểm.
Video đang HOT
Các tờ báo lớn thời đó đồng loạt đưa tin về cái chết thương tâm của 7 đứa trẻ. Dư luận thương xót và căm phẫn với kẻ thủ ác bao nhiêu thì cũng choáng váng trước kết luận này bấy nhiêu. Bất kỳ ai quen biết gia đình Richardson và ngay cả vợ ạnh đều không hề tin James là thủ phạm bởi anh là người hết mực yêu thương các con.
Đúng lúc này, bên công tố đưa ra lời khai của 2 bạn tù cùng phòng giam với James rằng James đã thừa nhận giết những đứa con của mình với họ khi đêm về.
Cùng với vài chứng cứ lỏng lẻo khác mà cảnh sát thu thập từ trước đó, tòa án chỉ mất 84 phút trước để quyết định 1 mạng người và ra phán quyết quyết tử hình đối với James Richardson.
Sự thật sáng tỏ sau hơn 20 năm
Luật sư John S. Robinson không thỏa mãn với bản án của James và luôn cảm thấy có sự tắc trách nào đó trong việc điều tra vụ án và quyết tâm theo tới cùng vụ việc.
Richardson có thời gian chờ đợi 4 năm trước khi án tử hình được thi hành. May mắn cho anh, đúng vào khoảng thời gian cuối cùng, năm 1972, Tòa án Tối cao Mỹ mở đợt ân xá cho 131 tội phạm mang án tử hình và mức án dành cho Richardson được giảm xuống còn 25 năm tù.
Thời gian trôi qua, Betsy Reese, người hàng xóm trông coi bọn trẻ vào ngày kinh hoàng ấy, cuối cùng cũng phá vỡ sự im lặng. Một buổi chiều năm 1986, Reese, lúc này đã 68 tuổi và đang sống trong một viện dưỡng lão gần Arcadia, nói chuyện với các bạn cùng phòng về việc mình đã giết chết 7 đứa trẻ. Cuộc trò chuyện này được một nhân viên điều dưỡng nghe thấy và sau đó đã hỏi lại Betsy Reese thì bà ta nói: “Vâng, tôi đã giết chúng”. “Khi tôi hỏi lý do tại sao, người đàn bà này đã bật khóc”, cô điều dưỡng cho hay.
Tuy nhiên, Tòa án Arcadia cho rằng không đủ tin cậy vì Reese khi đó đang mắc bệnh Alzheimer. Luật sư John S. Robinson đã tổ chức một chiến dịch mang tên “Tự do cho James Richardson” với sự ủng hộ của rất nhiều người.
Mọi cố gắng đã được đền đáp, thời gian ngắn sau chiến dịch, một túi hồ sơ mật về sự vô tội của Richardson bị các nhà điều tra cố tình che giấu đã được tìm thấy. Theo đó, lời khai của 2 người bạn tù làm chứng chống lại Richardson được xác định là giả mạo khi tất cả đều được giảm án sau đó. Còn Betsy Reese tại thời điểm đó là một góa phụ trẻ, chồng bà ta cũng đã tự tử bằng một loại chất độc. Hơn nữa, người tình đã bỏ rơi bà ta để đi theo chị gái của James Richardson vài tuần trước khi những đứa trẻ bị sát hại.
Với những bằng chứng mới, tháng 2/1989, luật sư bảo về quyền lợi cho James Richardson đã nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Hoa Kỳ và được chấp thuận. Ngày 15/12/1989, James Richardson được trả tự do sau hơn 20 năm ngồi tù vì một tội ác mà anh không hề thực hiện.
—————————————-
Chứng cứ lỏng lẻo, không rõ ràng nhưng Troy Davis vẫn phải chịu mức án tử hình. Cho tới bây giờ, đây vẫn được xem là trường hợp án oan gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử tư pháp Mỹ.
Sự thật của vụ án được làm sáng tỏ như thế nào? Mời độc giả đón đọc “Án tử hình gây tranh cãi nhất trong lịch sử tư pháp Mỹ”, vào 4h ngày 17/2/2017.
Được minh oan sau 22 năm ròng rã đợi án tử
Mỗi ngày, tử tù nước Mỹ bị biệt giam 23 tiếng đồng hồ và chỉ có đúng nửa tiếng để tập thể dục.
Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường cùng, thậm chí trả bằng cả mạng sống. Mảng tối về sự vô trách nhiệm với mạng sống con người của những người nắm quyền sinh sát sẽ phần nào được hé lộ qua loạt bài " Những vụ án oan làm chấn động lịch sử".
Một trong những phòng giam của Nick
Nick Yarris bị giam hơn 2 thập kỷ trong nhà tù Mỹ để chờ ngày thi hành án. Sau hơn 22 năm, Nick chưa một lần thừa nhận tội danh hiếp dâm, giết người của mình và luôn khẳng định mình vô tội.
Nick nói: "Tôi cho rằng án tử kéo dài suốt 22 năm là cơ hội cho tôi được minh oan". Hầu hết thời gian Nick bị giam ở phòng biệt lập, bị giám thị đánh đập dã man. Có lần, anh bị rách võng mạc vì những đòn roi của cai ngục.
"Điều khó khăn nhất là khi mọi người đánh đập, lăng mạ nhưng tôi vẫn phải giữ mình là một người tử tế", Nick trả lời phóng viên khi được hỏi. Thời gian ở tù, Nick tự học luật và có ngày ngốn tới 3 quyển sách. "Mục đích học tập trong tù là tôi có thể hùng hồn đưa ra tuyên bố trước khi án tử được thực thi".
Nick từng trốn trại năm 1985 nhưng đầu thú ngay sau đó
Suốt hai thập kỷ, Nick luôn tin rằng mình sẽ bị hành quyết bất kì lúc nào. Năm 2003, các xét nghiệm DNA đã trả lại sự công bằng vốn có cho tử tù này. Khi ra trại, anh viết cuốn "Nỗi sợ số 13" vì anh cho rằng đây là con số đen đủi của mình.
"Tôi không phiền lắm khi bị biệt giam 23 tiếng một ngày. Sau vài năm trong tù và ngừng tức giận với bản thân, tôi bắt đầu hiểu và thương mình hơn. Mọi thứ vẫn ổn. Nhiều lúc tôi thích ở một mình", Nick nói.
Nick cho biết khi ở trong tù, anh tự dạy mình môn tâm lý và áp dụng luôn cho bản thân. Sau khi ra trại, Nick hoàn toàn bình thường và không có dấu hiệu tâm thần nào dù bị biệt giam với thế giới.
Tuổi thơ dữ dội
Nick Yarris năm 22 tuổi
Nick lớn lên ở vùng ngoại ô Philadelphia cùng bố mẹ và 5 anh chị em. Tuổi thơ hạnh phúc của anh nhanh chóng bị phá vỡ khi Nick 7 tuổi bị một thanh niên đánh chấn thương sọ não và hãm hiếp. Nick không kể lại với cha mẹ sự việc này.
Thảm kịch trên kéo Nick vào cú sốc tâm lý lớn và anh bắt đầu nghiện rượu, ma túy. Ở tuổi 20, Nick bị bắt sau khi bị buộc tội bắt cóc và định giết hại một sĩ quan cảnh sát. Sau này, Nick được tha bổng do không đủ bằng chứng kết tội.
Trong thời gian giam giữ trước phiên tòa, Nick quá tuyệt vọng nên đã bịa ra câu chuyện một kẻ sát nhân ám hại cô gái tên Linda Mae Craig. Nick chưa bao giờ gặp Linda và chỉ đọc được câu chuyện của cô trên báo.
"Tôi quá tuyệt vọng. Lúc bấy giờ với một thanh niên nghiện ngập như tôi, ra tù là điều quan trọng nhất", Nick bộc bạch. Anh kể lại với cảnh sát rằng kẻ sát nhân từng sống với anh một thời gian ngắn. Nick đổ tội cho một được cho là đã chết để đổi lại sự tự do cho mình.
Tuy nhiên, kẻ mà Nick buộc tội vẫn sống và lời nói dối nhanh chóng phanh phui. Cảnh sát cáo buộc chính Nick là người giết hại Linda. Năm 1982, Nick bị buộc tội hãm hiếp và giết người cùng án tử lơ lửng trước mặt.
Biệt giam 23 tiếng/ngày
Tử tù tập thể dục 30 phút mỗi ngày ở những khu vực "chuồng cọp"
Trong thời gian bị giam ở nhà tù Pennsylvania, tài sản duy nhất của Nick là một số cuốn sách luật, tiểu thuyết, giấy vệ sinh và chiếc radio nhỏ. Giám thị chỉ cho tử tù tập thể dục 30 phút mỗi ngày trong căn phòng rất nhỏ.
Trong vòng 14 năm từ 1989 đến 2003, Nick ở trong tù mà không bị thi hành án. Nick thường nằm lên một cánh tay đến khi nó tê bại rồi dùng tay đó chà xát lên mặt để giả vờ là tay người khác cho đỡ cô độc.
Năm 1988, Nick là tử tù đầu tiên ở Mỹ xin xét nghiệm DNA nhằm làm sáng tỏ vụ việc. Dù vậy kết quả xét nghiệm không có ngay mà trải qua hàng năm trời lưu không. Từng có những mẫu xét nghiệm DNA quan trọng bị mở toang khi đưa đến phòng thí nghiệm khiến việc lấy mẫu phải làm lại từ đầu.
"Năm 2002, tôi đã chuẩn bị tâm lý bị hành quyết và xin hủy giấy xét nghiệm lại DNA để quá trình tử hình được thực thi", Nick nói. Tuy vậy một thẩm phán vẫn quyết tâm xét nghiệm DNA tới cùng và sự thật được phơi bày. Trên quần áo và xe hơi của nạn nhân Linda tồn tại dấu vết của hai người đàn ông xa lạ chứ không phải Nick.
Sự minh bạch của Nick được giải đáp và anh nhận được đền bù sau 22 năm ngồi tù oan sai, dù số tiền này "chẳng khác gì của bố thí", Nick nói.
"Khi tôi ra tù, mẹ tôi ngồi trước mặt tôi và nói rằng tôi cần phải lịch sự, tử tế với phụ nữ nếu không tất cả sẽ là vô ích. Nhờ có mẹ, tôi bắt đầu suy nghĩ tích cực hơn và tôi thay đổi theo chiều hướng tốt hơn", Nick nói.
Những năm tháng tự do
Nick giờ đây là người đấu tranh kêu gọi xóa án tử hình
Từ khi ra tù, Nick nhận thấy rằng "mọi người không bình an như họ thể hiện". Nick nói: "Trong tù bạn không được phép nêu ý kiến. Giờ đây ai cũng thích nêu ý kiến trên mạng xã hội".
Nick hiện nay là người diễn thuyết năng nổ kêu gọi xóa bỏ án tử hình. Anh đã trình bày quan điểm với nhiều quan chức Liên Hiệp Quốc và EU cũng như tại hơn 300 trường đại học khác nhau.
Trong một chuyến thăm Anh năm 2005, Nick quyết định ở lại mảnh đất này: "Tôi cảm giác đây là vùng đất lành tránh xa tôi khỏi những điều tệ hại".
Giờ đây là một người cha, Nick từng chia sẻ tấm hình 27 đứa trẻ con trong khu phố nơi anh ở hồi thập niên 70. Nick là người duy nhất sống sót. Những người còn lại hoặc chết vì nghiện ngập, ma túy, hoặc chết vì tai nạn giao thông.
Nick nói: "Tôi thấy quãng thời gian trong tù như một thước phim cổ xưa đáng sợ nhưng giờ đây, tôi không phiền khi nhắc lại nó. Nếu tôi không vào tù, cuộc đời tôi đã không tốt như bây giờ. Tôi đã nhìn mọi sự theo cách tích cực hơn nhiều".
Theo Danviet
Đau lòng vụ án oan gần 90 năm chấn động thế giới Ngày 22/5/2008, Thống đốc bang Victoria, thay mặt cho Nữ hoàng Anh, ký lệnh ân xá cho Colin Ross, ghi nhận trường hợp đầu tiên trong lịch sử tư pháp Anh được minh oan sau khi chết. Trong lịch sử ngành tư pháp thế giới, có không ít vụ án oan khiến nhiều người phải lâm vào bước đường cùng, thậm chí trả...