Nỗi oan “phá sản” cuộc đời và lẽ sống của người cán bộ
Tổng Bí thư Lê Duẩn từng nói rằng: “Làm điều oan cho một người nào đó thì chúng ta không còn lẽ sống nữa, bởi vì chúng ta là những người cộng sản”.
“Thượng công bộc” và chuyện nói dối, vu vạQuốc hội dứt khoát không thể có thị phi, gian dối, rơi vãi cả sự tôn nghiêm
Oan sai làm “phá sản” cuộc đời nhiều con người
Năm 2013, lịch sử tư pháp Việt Nam thêm một lần trấn động khi vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn (tỉnh Bắc Giang) được đưa ra ánh sáng.
Trong vụ việc này các điều tra viên đã dùng nhiều “tiểu xảo” ép buộc ông Chấn khai nhận không đúng sự thật, rồi đẩy một người nông dân hiền lành chân chất trở thành kẻ có tội, khiến 4 đứa con của ông bị thất học, gia đình ly tán.
Trước hoàn cảnh éo le của ông Chấn còn là một loạt các vụ án oan khác như Bùi Minh Hải ở Đồng Nai bị kết án tù chung thân. Trần Văn Chiến ở Tiền Giang cũng bị phán quyết tù chung thân. Nguyễn Minh Hùng ở Tây Ninh bị tuyên án tử hình, sau đó được minh oan và trả tự do.
5 năm tù, 10 năm tù đều là những khoảng thời gian rất dài, đủ để phá sản cả cuộc đời của một con người, một gia đình trong tủi nhục, dưới con mắt miệt thị của dòng họ, của xã hội.
Dẫu biết rằng án oan sai không phải là hiện tượng cá biệt chỉ có ở Việt Nam mà đôi khi xảy ra ở những nước phát triển có nền tư pháp mạnh. Nhưng đã là oan sai, dù xảy ra ở đâu, hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì hậu quả mà nó gây ra cũng vô cùng nghiêm trọng.
Nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nêu lây công ly, nêu lây quyên con ngươi, nêu lây trach nhiêm cua nha nươc đôi vơi dân, nha nươc phuc vu nhân dân thi đa oan, đa sai la nghiêm trong. Con oan, con sai, con nghiêm trong. Du 1 trương hơp hay 5 trương hơp cung như vây.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Đã oan, đã sai là nghiêm trọng”.
Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ rằng, oan sai băt đâu tư đanh gia nghi co tôi, điêu tra, tam giam, truy tô, buôc tôi va xet xư ma lai không lam nghiêm tuc chưng minh theo trinh tư cua phap luât, không thưc hiên đung theo quy đinh cua phap luât thi mơi oan sai.
Nó không chỉ gây ra mất mát về thể chất tinh thần, sự nghiệp, gia đình không gì bù đắp được mà cònlàm suy giảm nghiêm trọng lòng tin của xã hội, của người dân, thậm chí có thể làm đổ vỡ mọi cố gắng trước đây của hệ thống tư pháp.
Bởi thế mà các cơ quan tư pháp rất cần có sự nhìn nhận thật sự nghiêm túc, khách quan về hệ thống tư pháp và hoạt động tư pháp, sớm có những điều chỉnh thay đổi cần thiết và rút ra những bài học kinh nghiệm xương máu.
Video đang HOT
Đặc biệt là phải đề cao nhận thức, trách nhiệm của chính những người tiến hành tố tụng, không chỉ làm rõ những chứng cứ xác định có tội, mà còn phải làm rõ cả những chứng cứ xác định vô tội.
Thế nhưng trên thực tế trong rất nhiều trường hợp mới chỉ quan tâm chủ yếu đến những chứng cứ xác định có tội, chứ phần chứng cứ xác định vô tội rất ít được quan tâm.
Vì thế mới dẫn tới oan sai. Và nói như bà Bà Lê Thị Thu Ba – Phó trưởng Ban cải cách tư pháp Trung ương nhận định, trong hoạt động điều tra xét xử lâu nay không chú trọng gỡ tội cho bị can, bị cáo, mà chủ yếu là tập trung vào việc chứng minh tội phạm.
Thậm chí có những trường hợp lỡ bắt rồi nên phải xử, phải tuyên một tội gì đó cho tương xứng với việc đã làm. Hoặc “lợi dụng luật” để miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo, vì hành vi đó không còn nguy hiểm cho xã hội. Cái cách đó là lạm dụng, vi phạm quyền con người.
Lẽ sống của người cán bộ
Có một câu hỏi rất quan trọng dù mong rằng không có nhưng cũng vẫn phải đặt ra, đó là đằng sau những vụ án oan sai ấy có sự vô cảm của cơ quan chức năng hay không? Nếu không vô cảm thì tại sao không đề cao nguyên tắc “suy đoán vô tội” mà chỉ nhăm nhăm tìm cách buộc tội?
Bà Nguyễn Thị Khá – Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã nói rất thẳng rằng, người bị oan sai phải chịu đựng rất nhiều nỗi tủi nhục với 5 cái mất: Mất vật chất, mất tinh thần, mất sức khỏe, mất uy tín danh dự và có khi mất cả gia đình, tan nhà nát cửa.
Thế nhưng để được minh oan và được đền bù thì họ phải trải qua “3 cái khổ”: Cái khổ thứ nhất là làm sao gặp được những người công tâm để làm rõ cái đúng, cái sai và làm ngay thì mới gặp được công lý. Cái khổ thứ hai là sau khi công lý được làm sáng tỏ, minh bạch bằng một bản án hay quyết định nào đó thì phải tiếp tục tới cái khổ thứ ba là tìm sự công bằng.
Để được bồi thường, được xin lỗi đúng nghĩa và đúng luật là một quá trình gian nan mòn mỏi đợi chờ. Để đi tìm cái công bằng mà mình đã bị tước đoạt thì người oan sai phải trải qua 3 giai đoạn đi tìm 3 cái công đó, quả thực là một sự gian nan không dễ chút nào.
Và, có một câu hỏi dù rất cũ nhưng vẫn quanh quẩn nhiều năm qua chưa tìm ra lời giải: Bao giờ mới ngăn chặn được oan sai? Câu hỏi này lặp đi lặp lại nhiều năm qua, nhưng ngay cả những lãnh đạo cấp cao nhất của Tòa án, Viện kiểm sát cũng không thể đưa ra câu trả lời dứt khoát.
Năm 1967, trong Hội nghị cán bộ toàn ngành kiểm sát, phát biểu về một số vấn đề về chuyên chính vô sản và pháp chế xã hội chủ nghĩa, Tổng Bí thư Lê Duẩn từng nói: “Một người bị tội oan, chẳng những người ấy đau khổ, mà gia đình, con cái họ càng đau khổ hơn. Làm điều oan cho một người nào đó thì chúng ta không còn lẽ sống nữa, bởi vì chúng ta là những người cộng sản.
Cán bộ ngành Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát phải thấy hết trách nhiệm cao cả và nặng nề của mình, luôn luôn tôn trọng sự thật, phân rõ đúng sai, hết sức giữ thái độ khách quan, thận trọng, công minh, chính trực…”.
Nguyễn Viết Hòa, cựu cán bộ điều tra PC25 Công an tỉnh Thái Nguyên chiếm đoạt tiền tỷ, khi đã bị bắt vẫn chỉ đạo đe dọa nhân chứng. ảnh minh họa: Tuổi trẻ.
Nhìn lại lịch sử 70 năm về trước, trong nghèo khó, thiếu thốn đủ bề vậy mà cuộc Cách mạng tháng Tám đã thành công vang dội. Điều gì đưa chúng ta tới thành công ấy nếu không phải là lòng tin của hàng triệu đồng bào với cách mạng, với Đảng?
Rồi khi cách mạng Tháng tám thành công, nước nhà giành được độc lập, nhưng ngân khố quốc gia chẳng còn được mấy đồng, khó khăn chồng chất.
Ngày 4/9/1945 Bác Hồ phát động “Tuần lễ vàng” kêu gọi mọi người ủng hộ ngân sách quốc gia, đã nhận được sự hưởng mạnh mẽ của các tầng lớp, quyên góp được hàng triệu đồng và hàng trăm ki-lô-gam vàng.
Khi quân Pháp trở lại xâm chiếm nước ta một lần nữa, người dân lại nắm tay nhau đặt niềm tin vào Đảng. Tin vào những người cộng sản. Ở nhiều thành phố lớn, người dân bảo nhau đục tường thông từ nhà nọ sang nhà kia, để các chiến sĩ chiến đấu có nơi ẩn nấp an toàn.
Ở dải đất miền Trung, khi xe tăng của quân giải phóng đi qua, nhiều gia đình đã dỡ bỏ tất cả những gì có thể, thậm chí là cả ban thờ để lấp “ổ trâu, ổ voi” cho xe qua.
Điều gì đã khiến những người dân nghèo sẵn sàng hy sinh đến như vậy? Có lẽ, đó không chỉ còn là lòng tin, mà cao hơn nữa đó là đức tin.
Nhưng rồi đây đức tin ấy có còn vẹn nguyên khi mà nhiều người dân nơm nớp lo sợ oan sai sẽ rơi vào mình? Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cách hành xử của những người lãnh đạo ở các cơ quan công quyền.
Noi như Tổng Bí thư Lê Duẩn thì khi nhắc đên kiêm tra viêc tuân thu theo phap luât, cân chu trong trươc hêt kiêm tra viêc tuân thu phap luât cua cac cơ quan nha nươc.
Bơi vi, sư vi pham cua môt sô công dân nao đo đôi vơi phap luât co le không tai hai băng nhưng sư lam quyên cua cac cơ quan chinh quyên, cac cơ quan quan ly kinh tê, văn hoa va cua nhưng ngươi co trach nhiêm thi hanh phap luât.
Nêu nhưng ngươi nay lam sai phap luât thi chăng nhưng vi pham cac quyên tư do dân chu cua nhân dân, ma con lam trai chu trương, chinh sach la sinh mang cua Đang, la linh hôn cua phap luât Nha nươc; điêu đo se đanh vao nguôn gôc sưc manh cua chê đô ta – la sư tin nhiêm va sư ung hô cua nhân dân đôi vôi Đang va Nha nươc.
Ngọc Quang
Theo giaoduc
CSGT giải đáp "bắt lỗi xi-nhan" tại ngã tư ở Hà Nội
Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xôn xao chuyện khi đi tới ngã tư Giải Phóng - Lê Duẩn (Hà Nội) thì phải xi-nhan thế nào cho đúng nếu không muốn bị CSGT "hỏi thăm".
Trên diễn đàn Otofun có đăng tải một bài viết của Facebooker với nickname Đức Việt, người này cho rằng khi đi đến ngã tư Giải Phóng - Lê Duẩn, người tham gia giao thông rất dễ bị xử phạt các vấn đề liên quan đến lỗi không xi-nhan, mà cụ thể ở đây là khi muốn rẽ trái sang hướng Đào Duy Anh thì phải xi-nhan trái để nhập làn rồi mới được rẽ trái, kể cả muốn đi thẳng đường Lê Duẩn cũng phải bật xi-nhan trái.
Facebooker này cho biết, chính bản thân mình đã bị CSGT xử phạt lỗi đi thẳng từ Giải Phóng - Lê Duẩn mà... không bật xi-nhan trái!?. Điều này đã gây ra một nghi vấn xôn xao cộng đồng mạng với thắc mắc rằng, tại sao khi đi thẳng hướng mà cũng phải bật xi-nhan trái.
Bức ảnh của một facebooker cho rằng việc bị CSGT xử phạt lỗi là hơi khó hiểu !?
Còn một điều khiến nhiều người thắc mắc, là tuyến đường này phân rõ làn dành cho ô tô và xe máy, tuy nhiên khi gần đến ngã tư họ lại có nhu cầu rẽ trái nên bắt buộc phải nhập sang làn ô tô và nhiều người không hiểu đến đoạn nào thì mới được nhập làn để rẽ trái nếu không muốn bị CSGT thổi phạt lỗi đi sai làn đường.
Sau khi bài viết và những thắc mắc này được đăng tải trên MXH, cư dân mạng đã đưa ra những ý kiến trái chiều, tranh luận về việc có hay không cần xi-nhan khi đi thẳng hướng Giải Phóng - Lê Duẩn và rẽ trái nhập làn thế nào cho đúng để không bị CSGT thổi phạt.
Nhiều ý kiến cho rằng đi thẳng mà phải xi-nhan trái là hoàn toàn vô lý, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khác tán thành việc tuy đi thẳng nhưng nhập làn để rẽ trái hoặc đi thẳng đều phải xi-nhan trái.
Để giải đáp những thắc mắc này, Phóng viên đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Đội CSGT Số 4 (Phòng CSGT - Công an TP. Hà Nội). Trao đổi với PV, Thiếu tá Nguyễn Hữu Huấn - Đội phó Đội CSGT số 4 cho biết, khi các phương tiện lưu thông theo hướng Giải Phóng tới ngã tư Lê Duẩn- Đại Cồ Việt - Đào Duy Anh, nếu có nhu cầu muốn rẽ trái, bắt buộc phải bật xi-nhan để đi qua vạch kẻ đứt để nhập làn, còn việc đi thẳng hướng Lê Duẩn mà phải xi-nhan trái là không có chuyện đó.
"Tôi khẳng định việc đi thẳng mà phải xi-nhan là chuyện hoàn toàn vô lý, nếu người dân nào thắc mắc về việc này hay nói rằng bị CSGT xử phạt lỗi này thì chắc là do có sự hiểu nhầm nào đó khi người dân chưa nắm rõ luật".,Thiếu tá Huấn giải thích.
Còn đối với việc trên tuyến đường Giải Phóng phân rõ hai làn đường ô tô và xe máy, đến đoạn nào mới được phép chuyển hướng, nhập làn để rẽ trái để không bị xử phạt lỗi đi sai làn đường, Thiếu tá Huấn cho biết, đoạn đường khi chưa đến ngã tư, đã có cắm biển, kẻ vạch liền phân làn rất rõ ràng làn xe máy và ô tô, nếu các phương tiện đi sai làn sẽ bị CSGT sử phạt. Khi đến gần ngã tư thì xuất hiện vạch đứt, lúc này không còn phân làn xe nữa thì người dân mới được phép nhập làn để rẽ trái.
Như vậy khi tham gia giao thông đến gần ngã tư Giải Phóng - Đại Cồ Việt, muốn chuyển hướng rẽ trái để rẽ sang Đào Duy Anh (mũi tên đỏ) thì phải bật xi nhan trái để nhập làn và rẽ. Còn đi thẳng hướng Lê Duẩn (mũi tên đen) thì không cần bật xi-nhan) và đi rẽ hướng Đại Cồ Việt (mũi tên vàng) phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông và bật xi-nhan phải để chuyển hướng.
Ngoài ra, Thiếu tá Huấn còn cho biết thêm, trong trường hợp người dân còn thắc mắc chuyện bị xử phạt sai lỗi, người đó cần yêu cầu CSGT trực tiếp xử phạt phải giải thích lỗi của mình, nếu vẫn chưa xác đáng và bị lập biên bản trong khi vẫn còn hoài nghi, người dân cần đem biên bản đó lên các Đội CSGT phụ trách địa bàn mà mình bị xử phạt để được tư vấn, giải quyết thỏa đáng.
Trong trường hợp người tham gia giao thông bị xử phạt bất kỳ lỗi nào mà cảm thấy chưa thỏa đáng hay còn thắc mắc về vấn đề tổ chức giao thông tại các tuyến đường do Đội CSGT Số 4 phụ trách, xin gửi phản ánh về Đội CSGT Số 4: Đ/c- 887 Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội.
Theo Bao Giao thông
Đề nghị Công an Hà Nội vào cuộc vụ "vết cắt lạ" trên cây xà cừ Trước tình trạng hàng loạt cây xà cừ trên nhiều tuyến phố bị xâm hại, cạo, đẽo vỏ, Công ty Cây xanh Hà Nội đã đề nghị Công an Hà Nội cùng các đơn vị thành phố Hà Nội vào cuộc điều tra, truy tìm người xâm hại cây xanh. Như Dân trí đã đưa tin, những ngày qua, dư luận hết sức...