Nỗi oan “làng ôsin”
“Khổ lắm, làng đó không phải làng ôsin”; “làm gì có chuyện trẻ em ở làng phải bỏ học đi làm ôsin, bị bóc lột sức lao động và bị lạm dụng tình dục”. Từ việc dựng chuyện, biến không thành có này, mà đến tận bây giờ cả làng, cả xã chúng tôi vẫn phải vác đơn đi các cấp thẩm quyền chỉ mong “giải được tiếng oan”.
Khi biết chúng tôi là phóng viên, nhân sắp vào năm học mới muốn tìm hiểu về sự thống khổ của những trẻ em phải làm ôsin ở làng Đông Hải, (xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế), ông Cái Trọng Như – Phó chủ tịch xã Lộc Trì vừa rất cảnh giác vừa run lên vì giận: “Khổ lắm, làng đó không phải làng ôsin”; “làm gì có chuyện trẻ em ở làng phải bỏ học đi làm ôsin, bị bóc lột sức lao động và bị lạm dụng tình dục”. Từ việc dựng chuyện biến không thành có này, mà đến tận bây giờ cả làng, cả xã chúng tôi vẫn phải vác đơn đi các cấp thẩm quyền chỉ móng “giải được tiếng oan”.
Hình ảnh trong bài báo “Làng ôsin và những phận đời trong nước mắt”
Chuyện bi hài, có thật mà như đùa hơn nữa cũng nguyên do vì câu chuyện “làng ôsin” này mà dân ở thôn Đông Hải kháo nhau là: ông trưởng thôn Trần Đình Ngọt vì quá bức xúc đã lên tận Ủy ban nhân dân xã đòi “khẩu chiến” một trận cho ra nhẽ với ông Trần Xuân Diệu, Chủ tịch xã Lộc Trì. Rồi ngay cả khi chúng tôi tiếp xúc với Trưởng thôn Đông Hải, ông Ngọt vẫn khẳng định chắc nịch: “Tui ức cho tiếng oan của làng quá nên tìm đến gặp chủ tịch xã đòi làm rõ việc ông ấy phát biểu với báo chí không đúng sự thật. Nhưng khi gặp trực tiếp chủ tịch, thì mới vỡ lẽ ông Diệu không hề phát biểu như báo nói. Để bảo vệ sự thật và uy tín cho làng Đông Hải và xã Lộc Trì, đích thân Chủ tịch xã Lộc Trì đã phải làm đơn phản hồi gửi lên lãnh đạo các cấp, Phòng Lao động – TB&XH và ngay cả chính tờ báo đã đăng tải bài viết không đúng sự thật nêu trên…
Cơ quan thẩm quyền nói gì?
Quyết làm cho ra nhẽ “nỗi oan của làng ôsin”, ông Trần Xuân Diệu, Chủ tịch UBND xã Lộc Trì khẳng định: “Chùng tôi quyết sẽ làm rõ trắng đen về bài báo dựng ra câu chuyện không có thực làm ảnh hưởng đến uy tín của xã chúng tôi như thế này”. Sau khi bài báo đăng tải, người dân phản ánh, chính quyền xã đã trực tiếp đi xác minh những câu chuyện, những tên tuổi, nhân vật trong bài báo nêu như trường hợp: “Chị Nguyễn Thị Thuyền có 8 đứa con gái thì có đến 7 đứa đã vào các tỉnh Nam miền Trung và miền Nam làm ôsin. Tất cả những đứa trẻ này đều ly hương khi mới học đến lớp 3 và lớp 4; Chuyện vợ chồng chị N.T.H và anh B.V.X mâu thuẫn gay gắt do sau 8 tháng đi làm ôsin, chị H. trở về nhà trong tình trạng mang thai vì bị chủ cưỡng dâm; Chị Th. đã cho 2 đứa con của mình đi theo người đàn ông vào Đà Nẵng làm giúp việc. Để rồi sau hơn một năm vào giúp việc ở Đà Nẵng, 2 đứa con của chị lần lượt trở về nhà trong tình trạng đã… mang bầu…”. Nhưng ở thôn Đông Hải không hề có những nhân vật này (toàn làng Đông Hải có 214 hộ, với 1.138 khẩu. Trong làng vẫn còn 3 hộ nghèo, nhưng không hề đói).
Được biết, ngày 1-8, lãnh đạo Cục Bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Sở LĐ-TB-XH tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã làm việc với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phú Lộc, UBND xã Lộc Trì về thông tin báo chí đưa về làng “ôsin” Đông Hải. Ông Trương Đình Bé, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ xã hội, bảo trợ và chăm sóc trẻ em cho biết: “Số liệu thống kê của Phòng LĐ-TB-XH huyện Phú Lộc báo cáo toàn xã Lộc Trì có 42 em đi làm ăn xa, trong đó làng Đông Hải chỉ có 6 em đi làm ăn xa, nhưng đa số các em vào TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác để học nghề và may vá và không đi làm ôsin”.
Ông Bé khẳng định, nếu sự thật có làng ôsin, trẻ em bị lạm dụng thì chính Chi cục và Phòng LĐ-TB-XH huyện Phú Lộc là đơn vị phải biết trước và nắm rất rõ về vấn đề này. Đồng tình với quan điểm này, bà Lê Thị Thanh Uyên, chuyên viên Chi Cục BTXH – BVCSTE (Sở LĐ-TB-XH tỉnh Thừa Thiên – Huế) khẳng định, hoàn toàn không có chuyện cả làng Đông Hải đi làm ôsin như báo viết.
Bà Uyên nói: “Chi cục có mạng lưới cộng tác viên rất lớn từ cơ sở, nên những sự việc “lớn” như thế này chúng tôi không thể nào không biết. Qua làm việc với Phòng LĐ-TB-XH huyện Phú Lộc, phòng đã khẳng định vừa rồi có bài báo viết về làng ôsin, nhưng hoàn toàn sai sự thật. Khi làm việc với cả UBND xã Lộc Trì, xã cũng khẳng định, không hề có chuyện này. Nếu sự thật có làng ôsin, có chuyện trẻ em bị hành hạ và ép quan hệ dẫn đến mang thai như báo nêu thì đơn vị chúng tôi và các ngành chức năng sẽ can thiệp ngay chứ không thể để một “sự việc đáng lên án, nghiêm trọng như vậy mà còn tồn tại trong xã hội”.
Làng chúng tôi không nghèo!
Để minh chứng cho sự thật khác hoàn toàn với những gì bài báo đã nêu, Trưởng thôn Đông Hải đã khuyên chúng tôi phải tận mục sở thi khắp làng Đông Hải để “có thấy, có nghe mới viết đúng”. Quả thật, ở làng Đông Hải trong những ngày này, đập vào mắt chúng tôi là những ngôi nhà mái đúc san sát, những con tàu đánh bắt xa khơi cả hàng tỷ đồng. Thậm chí không những tự nhiên mà làng Đông Hải giờ được huyện Phú Lộc xem là làng “tỷ phú” mới ven biển. Bởi cả làng hiện có trên 20 gia đình phất lên nhờ đánh bắt cá xa bờ và bảo vệ lãnh hải.
Video đang HOT
Diện mạo Đông Hải, một làng chài đang phát triển…
Cụ thể nhất như gia đình ông Trần Thoạn, có một ngôi nhà khang trang nằm ngay bên tuyến đường chính dẫn vào thôn Đông Hải (Lộc Trì, Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế). Ông Thoạn chia sẻ, riêng ngôi nhà và 2 tàu cá của ông giờ trị giá hơn 3,5 tỷ đồng. Tất cả tài sản gia đình ông có được đều nhờ vào nghề biển.
Gần nhà ông Thoạn, gia đình ông Trần Vẹn sở hữu đến 6 tàu cá đánh bắt xa bờ công suất từ 250 – 400CV. Với những tàu cá này, mỗi năm gia đình ông Vẹn thu lãi hàng tỷ đồng. Qua tìm hiểu của PV thì hiện toàn thôn Đông Hải có tổng cộng hơn 100 tàu cá, trong đó 35 tàu cá công suất lớn, trị giá mỗi tàu từ 1,2 – 2 tỷ đồng, chuyên đánh bắt xa bờ mang lại hiệu quả kinh tế cao (PV). Ngoài hoạt động đánh bắt, nhờ tải trọng lớn nên nhiều gia đình ngư dân mở rộng đánh bắt xa bờ và nhanh chóng đổi đời. Cũng không ít tàu cá trong số này còn kiêm luôn dịch vụ vận chuyển hải sản trên biển.
Ông Trần Xuân Diệu – Chủ tịch UBND xã Lộc Trì cung cấp thêm thông tin: “Từ năm 2008 đến nay, việc phát triển đánh bắt xa bờ bằng phương tiện hiện đại đã đưa không riêng gì người dân trong thôn Đông Hải mà nhiều hộ dân ở xã Lộc Trì từ chỗ nghèo đói trở nên khá giả, thậm chí là giàu có. Rất nhiều hộ dân đã xây dựng được nhà kiên cố, nhà mái đúc khang trang trị giá từ 500 triệu đến cả tỷ đồng. Cũng theo ông Diệu, hiện thôn Đông Hải đã có hơn 20 hộ ngư dân trở thành “tỷ phú”. Nhiều hộ đang tiếp tục đóng mới tàu cá công suất lớn để ra khơi làm giàu…
Theo ANTD
Chó chiến và quạ biết hát của đại gia Hải Phòng
Không chỉ được biết đến trong giới chơi chó từ Bắc chí Nam, với niềm đam mê và yêu quý động vật, Mai Quang Tuấn (tức Tuấn "trắng") đã có nhiều ý tưởng độc đáo với những con "thú cưng" của mình.
Chó "chiến"...
Không phải đến khi tổ chức được trận chọi chó đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2003, Tuấn "trắng" (ở phường Đông Hải, quận Hải An, Hải Phòng) mới được nhiều người biết đến. Trước đó Tuấn "trắng" đã khá nổi tiếng về kinh doanh chó.
Anh Tuấn cho biết, cũng chỉ bắt đầu rất tình cờ, khi anh còn kinh doanh quần áo trên đường Hoàng Văn Thụ thì được một người bạn từ nước ngoài mang về tặng đôi chó Nhật nuôi làm cảnh. Sau khi nuôi được một thời gian, bỗng có người đến mua lại con chó Nhật của anh với giá cao ngất ngưởng. Thấy lợi nhuận từ nuôi chó, Tuấn "trắng" chuyển sang nuôi chó kinh doanh.
Pitbull được chăm sóc huấn luyện bài bản sẽ rất khôn ngoan, đáng yêu.
Cái tên Tuấn "trắng" từ đây trở nên nổi tiếng trong giới chơi chó cảnh từ Bắc chí Nam. Sau này để mở rộng quy mô, anh Tuấn đã mạnh dạn mua hơn 1.000m2 đất tại phường Đông Hải, quận Hải An, xây dựng thành trang trại chó và trở thành một đầu mối cung cấp cho dân chơi chó cảnh trong và ngoài thành phố...
Trở lại ý tưởng hình thành một sàn "đấu chó" của mình trước đó, anh Tuấn cho biết, sau trận chọi chó đầu tiên, anh còn tiếp tục tổ chức được thêm 3 trận nữa tại ngay trang trại chó của mình vào các năm 2004, 2006 và 2007. Dù không công bố rộng rãi nhưng khi trận đấu diễn thì xung quanh sàn, vòng trong, vòng ngoài chật kín người đến xem... Lúc đầu anh Tuấn tin rằng thú vui này phát triển sẽ thu hút được rất nhiều du khách, cũng như lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã thu hút hàng vạn du khách đến xem mỗi năm.
Đã có nhiều ý kiến ủng hộ ý tưởng tổ chức các cuộc thi chọi chó của Tuấn "trắng", trong đó có cả những nhà quản lý cũng sẵn lòng ủng hộ. Trên thế giới, tại một số nước Nam Á, Nga hay như Trung Quốc lâu nay cũng ưa chuộng trò chơi chọi chó... Tuy nhiên cũng có không ít ý kiến phản đối khi chứng kiến hình ảnh hai con chó lao vào nhau cắn, xé, để lại máu me đầm đìa, nhẹ thì rách da, gãy răng, nặng thì mất mạng sau mỗi trận chiến. Nhiều người cho rằng "thú vui" này mang đầy tính bạo lực, thậm chí là dã man, không phù hợp với truyền thống và văn hóa người Việt Nam.
Tuấn "trắng" cùng chú Pitbull tập luyện tại bãi biển Đồ Sơn.
Suy đi, tính lại, cuối cùng Tuấn "trắng" cũng đành phải ngậm ngùi từ bỏ ý tưởng lập "trường đấu chó" tại Hải Phòng. Song, niềm say mê chơi chó trong Tuấn "trắng" thì dường như còn chất ngất hơn xưa, nhất là từ khi được tiếp xúc với giống chó chọi Pitbull.
Từ năm 2003, sau khi bị trả giá bằng cả mạng sống của những con chó cưng để mua lại những con Pitbull thải loại từ các sàn đấu ở Trung Quốc, Tuấn "trắng" quyết tâm mua bằng được một cặp Pitbull thuần chủng ngay trên quê hương của nó là nước Mỹ.
"Tuy nhiên, để mua được một con Pitbull thuần chủng là vô cùng khó khăn, giá trị của nó có thể lên đến hàng chục ngàn USD. Hơn nữa, để đưa một con chó từ Mỹ về thì phải mất rất nhiều thủ tục cùng với tiền công vận chuyển cũng tốn đến hàng ngàn USD" - Tuấn "trắng" nói.
Đến năm 2009, dù tốn kém và khó khăn nhưng anh vẫn quyết tâm nhờ bằng được người thân mua về cho anh một cặp Pitbull tại Mỹ... Sau đó, người dân ở Đông Hải (quận Hải An) cứ chiều chiều lại thấy Tuấn "trắng" dắt theo 2 chú chó có giống lạ hoắc, lúc thì để chạy theo xe, khi lại cho bơi xuống hồ nước, lúc lại cắn xé chiếc lốp cao su...
Theo Tuấn "trắng", anh "mê" chó Pitbull chính bởi vẻ đẹp rất hùng dũng của nó. Pitbull có ngoại hình dữ dằn, khung xương vững chãi, cơ bắp săn chắc, vai trước vạm vỡ, đặc biệt là đôi mắt, sắc lạnh và lầm lì, nằm ở dưới cái trán to gồ. Giống chó Pit Bull được nhiều dân chơi chó săn lùng và đặt biệt danh là chó chiến binh. Điều quan trọng hơn cả ở một con Pitbull chính là đức tính trung thành tuyệt đối. Đây là những điểm rất riêng, rất đặc biệt mà các giống chó khác không có được.
Một đặc tính nổi bật nữa của chó Pitbull là bảo vệ lãnh địa, bảo vệ chủ nên chúng có thể chiến đấu đến hơi thở cuối cùng khi có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa. Một khi đã cắn được đối thủ thì chết cũng không chịu nhả ra, trừ khi chủ của nó tới "can thiệp". Ngược lại, chúng sống hoà đồng với các giống chó khác khi cùng nuôi từ nhỏ với nhau...
Là người khởi xướng phong trào chơi chó Pitbull tại Việt Nam, đến nay Tuấn "trắng" đã nhân giống thành công và cho ra đời thế hệ thứ 2. Những con Pitbull Việt Nam gốc Mỹ được Tuấn "trắng" cung cấp cho nhiều người chơi chó tại Hải Phòng và các tỉnh, thành trong cả nước như: Hà Nội, TP.HCM, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang...
Tuy nhiên, đến nay, khi phong trào chơi chó Pitbull ở Việt Nam nở rộ lại khiến những người chơi thực sự như anh trở nên... lo ngại. Bởi lẽ đặc tính của loài chó này khi đã lâm trận thì nó còn "cuồng" hơn cả chó điên. Kinh nghiệm những người chơi Pitbull cho thấy, đây là giống chó kén chủ. Nếu một người chủ Pitbull mà chơi theo phong trào, không có đam mê thực sự thì có ngày anh ta sẽ phải trả giá. Đơn giản là người chủ không đam mê thì anh ta chỉ nuôi bỏ đấy, chỉ xích, cho ăn và vệ sinh, Pitbull sẽ rất thiếu thốn tình cảm, lớn rồi bản chất thú tính dữ dằn ăn sâu, rất khó bảo và nguy hiểm.
Vì thế, khi giống chó này được nhân giống đại trà, tạo ra số lượng quá đông mà không có các biện pháp huấn luyện cụ thể cũng sẽ gây nguy hiểm cho người nuôi và những người xung quanh. Đáng chú ý, chủ nhân của những con chó PitBull, trong đó không ít là dân chơi có máu mặt hoặc một số thanh niên mới lớn bởi họ muốn coi PitBull như một một thứ vũ khí nguy hiểm để phòng thân. Hay một số người thì lợi dụng các cuộc chọi chó Pitbull tổ chức cá độ ăn tiền.
Với một người có nghề chơi cộng với máu mê kinh doanh như Tuấn "trắng" thì có thể coi đây là một cơ hội kiếm được rất nhiều tiền. Tuấn "trắng" không giấu diếm cho biết, với cả chục con chó mẹ, trung bình mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa ít nhất 10 con, thì mỗi năm trang trại của Tuấn "trắng" xuất chuồng cả trăm con giống. Với giá bán một con rẻ nhất từ 500, 700 đến 1.000 USD, mỗi năm anh kiếm cả trăm ngàn USD. Song, với lương tâm và trách nhiệm của người đi đầu trong phong trào chơi Pitbull ở Việt Nam không cho phép Tuấn "trắng" kinh doanh kiểu chó chợ.
Căn cứ vào nhu cầu của những người chơi thực sự, mỗi năm trang trại của Tuấn "trắng" chỉ cho ra đời một vài chục con đảm bảo chất lượng thuần chủng. Khách hàng của Tuấn "trắng" đều có sự chọn lọc chứ không tạp nham. Một người chơi Pitbull ngoài tính yêu quý động vật và niềm đam mê còn phải hội tụ nhiều yếu tố khác, như dư giả về kinh tế, có thời gian và sức khỏe... Bởi để huấn luyện thành công một con chó PitBull ngoan ngoãn, nghe lời chủ thì ngày nào cũng phải dành hàng giờ đồng hồ đi bơi cùng những bài tập dẻo dai khác để tăng cường sức khỏe cho nó.
Từ kinh nghiệm chơi chó hàng chục năm nay, Tuấn "trắng" chỉ cần nhác qua là biết ai là người chơi thực sự đam mê, ai là người a dua chơi theo phong trào. Có rất nhiều thanh niên đến hỏi mua chó nhưng Tuấn "trắng" nhất định không bán dù họ trả cao hơn so với giá bán bình thường. Tuấn "trắng" biết rằng những người này mua chó của anh về không chỉ để chơi. Còn khi gặp người chơi có niềm đam mê thực sự, Tuấn "trắng" sẵn sàng bán rẻ bằng nửa, thậm chí còn cam kết "bảo hành" về chất lượng chó, mang về nuôi nếu chết có thể đền bằng một con khác...
Và quạ... hát
Là người yêu thiên nhiên, yêu động vật, đến trang trại của Tuấn "trắng", người ta không chỉ được xem những con Pitbull oai hùng, khôn ngoan mà còn được chiêm ngưỡng nhiều loại chim, thú khác. Song, với Tuấn "trắng" thì tất cả những loài chim, thú anh chơi phải là những loài có cá tính.
Bầy quạ của Tuấn "trắng" có thể nói chuyện với anh và hát quốc ca.
Đơn cử những con quạ anh nuôi. Trong khi từ lâu người Việt Nam ta quan niệm đó kẻ tham ăn nên phải mang bộ lông màu đen suốt đời và là biểu tượng của điềm dữ, những bất hạnh của con người,... nhưng với Tuấn "trắng" thì đó lại là sự may mắn vì hàng ngày nó mang lại niềm vui cho anh. Tuấn "trắng" cho biết, loài quạ rất thông minh - điều này cũng đã được nói tới trong nhiều câu chuyện ngụ ngôn và kể cả trong thực tế.
Đến nay, sau nhiều năm nuôi dưỡng, huấn luyện, bầy quạ của Tuấn "trắng" có thể nói chuyện với anh khi vợ, con anh vắng nhà. Và khi anh muốn vui, quạ lại có thể... hát cho anh nghe bài quốc ca Việt Nam...
Trên facebook, có lần Tuấn "trắng" đã trải lòng mình với đám quạ rằng: "Sáng nay, đã có lúc tôi nghĩ chú quạ non đã bay đi tìm về nơi bố mẹ nó. Sau nhiều giờ gọi mà không thấy nó về, tôi lo nhất nó có thể bị ai bắn thì tội nghiệp quá.
Thế rồi bất chợt từ xa, nó bay về đỗ trên cột điện rất cao cạnh nhà. Nó đứng đó rất lâu nhìn trời xanh và mọi vật xung quanh. Tôi kiên nhẫn chờ đợi. Và nó đã đáp xuống với tôi. Cả nhà vui quá, ai cũng mang nhộng tằm cho Địa ăn. Tôi vội vàng đi chợ Hàng để đón thêm một em Nhân nữa. Vậy là tôi đã có 3 con quạ: Thiên - Địa - Nhân".
Trước khi chia tay, Tuấn "trắng" dẫn tôi đi thăm mấy gian nhà kho chứa toàn khung nhà, cột kèo bằng gỗ cùng bàn thờ, giường, tủ,... toàn đồ cổ. Anh khoe rằng đó là những thứ để chuẩn bị cho dự án làm một ngôi nhà vườn tại xã An Thọ (huyện An Lão) sắp tới. Tuấn "trắng" cho biết, tại đây anh sẽ tạo nên không gian hoàn toàn thiên nhiên với đầy đủ cây hoa và muông thú để thỏa niềm đam mê của mình...
Theo An ninh Hải Phòng
"Xã hội Việt Nam sau một thế kỷ, sự lố lăng vẫn còn nguyên?" Tái hiện lại trên phim xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với tất cả sự học đòi, trưởng giả, những lố lăng, vong quốc... đạo diễn- NSƯT Phạm Nhuệ Giang chia sẻ, "Thế mới biết nhà văn Vũ Trọng Phụng thật tài. Xã hội ông miêu tả thời ấy như vẫn còn nguyên...". Đạo diễn NSƯT Phạm Nhuệ Giang và chồng...