Nỗi oan khuất của Webgame ở Việt Nam
Trong thời gian gần đây, các Webgame đang bị cộng đồng game thủ Việt chỉ trích và lên án khá nhiều. Thậm chí, nhiều người còn lớn tiếng khẳng định rằng họ sẽ “không bao giờ động tới Webgame” hay “chơi làm gì chỉ tốn thời gian” khi thông tin về các game online trình duyệt này được đăng tải. Thế nhưng, đứng ở một khía cạnh trực quan hơn, có lẽ, game thủ Việt đã có những đánh giá khá sai lầm về thể loại Webgame này.
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao Webgame lại bị game thủ Việt la ó nhiều đến như vậy. Có lẽ, nguyên nhân chính ở đây là do chúng được phát hành một cách ồ ạt và tràn lan. Suốt từ giữa khoảng tháng 5/2011 cho tới nay, ngoài Dấu Ấn Rồng Thiêng và Thần Long Huyết Kiếm (phát hành lại) là 2 MMORPG client ra thì chỉ có thể loại Webgame được ra mắt game thủ Việt. Tất nhiên, điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người chơi đồng thời tự tạo nên cơn khát “game online đích thực” trong họ.
Nhiều game thủ tự hỏi rằng “Tại sao các NPH chỉ cho ra mắt Webgame mà không phải là các MMO Client?”. Đây là một câu hỏi không khó để trả lời bởi đơn giản, các NPH Việt hiện không đủ khả năng để hợp phát hóa các MMO Client. Trong thời buổi mà game online vẫn đang bị nhận phải cái nhìn khắt khe từ phía xã hội và đặc biệt là bị kiểm soát khá chặt chẽ từ các ban, ngành thì việc tung ra một MMO quả thực là điều rất khó. Một ví dụ điển hình là trong năm 2011 vừa qua, NPH có tiềm lực mạnh nhất Việt Nam là Vinagame cũng chỉ có thể tung ra các Webgame để cầm chừng.
Thế nhưng, nhiều người lại không hiểu được điều này khiến họ cho rằng, các NPH cố ý tung ra các Webgame để kiếm lời, để hút máu và không quan tâm đến lợi ích của game thủ. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi trên thực tế, rất nhiều dự án MMO Client của họ đang bị “đóng băng” bởi khâu giấy phép phát hành chưa thể giải quyết.
Dẫu vậy, cũng khó trách game thủ Việt vì đã ghét Webgame bởi ở đây, một phần lỗi cũng do các NPH khi họ liên tiếp tung ra các game có nội dung na ná giống nhau, không có gì đổi mới và đặc biệt là những chính sách hút máu quá mức.
Webgame đã cứu làng game Việt trong năm 2011
Đây là điều không hề sai chút nào khi nói chính Webgame đã cứu vớt làng game online Việt trong năm 2011 đen tối. Hãy thử nghĩ xem, khi mà các NPH không thể phát hành game mới thì họ sẽ lấy đâu ra tiền để trả lương cho nhân viên, để trả tiền thuê địa điểm hay thậm chí là mua thêm các game online mới để đưa về nước.
Video đang HOT
Trên thực tế, nếu không có Webgame thì trong năm 2011 vừa qua, chỉ có 4 MMO Client được phát hành, một con số quá ít ỏi so với những năm trước. Chính vì vậy, việc các NPH tự tạo thêm công ăn, việc làm cho mình bằng cách phát hành Webgame để tạo thêm thu nhập cho mình, vượt qua giai đoạn khó khăn này cũng là điều dễ hiểu bởi nếu không làm như vậy, sẽ có không ít NPH ở Việt Nam phải đóng cửa.
Hơn thế nữa, cũng bởi sự săm soi khắt khe của các cơ quan quản lý tới game online diễn ra quá đột ngột khiến nhiều NPH lúng túng. Trong lúc này, việc Webgame xuất hiện trở thành một giải pháp chữa cháy kịp thời trong khi các NPH Việt vốn chưa có nhiều kinh nghiệm về thể loại này. Do đó, có lẽ cũng bởi vậy mà các Webgame có lối chơi na ná nhau mới được đưa về nước.
Không nên vơ đũa cả nắm
Trên thực tế, bên cạnh các Webgame kém chất lượng thì trong năm 2011 vừa qua, game thủ Việt đã được đón nhận khá nhiều Webgame có chất lượng cao về mặt đồ họa lẫn gameplay. Những ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như Tam Quốc Truyền Kỳ, Pockie Ninja, Dòng Máu Anh Hùng, Crystal Saga… đều là những Webgame hay và đang được ưa chuộng trên thế giới.
Không chỉ có vậy, các Webgame này đang trở thành một sân chơi bổ ích của một lượng lớn dân cày Việt. Qua các topic bàn tán sôi nổi trên diễn đàn, chúng ta có thể dễ dàng thấy được rằng không khí cày kéo ở những Webgame này cũng “ nóng” không kém gì các MMO Client. Do đó, việc nhiều game thủ tỏ thái độ bài trừ Webgame là không nên bởi trên thực tế, những trường hợp mà họ nhắc đến chỉ là những con sâu làm dầu nồi canh mà thôi.
Webgame vốn không xấu, điều đáng lên án ở đây là cách vận hành của NPH. Quả thực thì khi các Webgame này được ra mắt, chúng đã thu hút được một lượng lớn game thủ và trở thành những sân chơi “tạm thời” trong thời buổi khó khăn này. Có lẽ, trong 2012 này, sẽ có thêm một số Webgame bị đóng cửa nhưng chắc chắn, những gương mặt trụ lại được đều sẽ là những món ăn bổ ích cho game thủ Việt.
Theo Game Thủ
Dù bị ghét, game online vẫn là phao cứu sinh cho game Việt
Cho đến lúc này, phải khẳng định một điều rằng nếu không có game online, thị trường game Việt Nam chắc hẳn vẫn dậm chân tại chỗ như cách đây hơn chục năm. Chính loại hình giải trí mới này đã khiến giới trẻ có thêm một món ăn mới đầy hấp dẫn, đồng thời tạo điều kiện cho các dịch vụ trực tuyến phát triển thần tốc.
Thế nhưng dù các thế hệ game thủ nội địa đã thay đổi sở thích nhiều lần, rất nhiều người vẫn luôn tỏ ra "dị ứng" với trò chơi trực tuyến, đặc biệt là những ai đã hoặc đang gắn bó với dòng game offline truyền thống. Họ cho rằng MMO đồng nghĩa với thấp kém và những người chơi game online không có "đầu óc" như game offline.
Dẫu rất nặng tình với game offline, nhưng Emobi Games vẫn phải đi theo game online.
Âu đó cũng là vì chất lượng game online nhập về Việt Nam càng ngày càng yếu kém, ngay cả các dự án thuần Việt cũng khó cạnh tranh với sản phẩm ngoại nên lại càng bị ghẻ lạnh. Thậm chí còn có ý kiến là nếu muốn sản xuất game, các hãng nội địa nên chọn game offline, thế nhưng sự thật không hoàn toàn như thế.
Mới đây, ngay cả Emobi Games sau khi khá thành công với 7554 (về khâu chất lượng) cũng đã phải chọn con đường tiếp theo cho mình là một game online. Sự lựa chọn này là hoàn toàn đúng đắn và hợp với tình hình thị trường nước nhà, vì những lý do sau.
Vấn đề bản quyền
Đây là điều hết sức nhức nhối trong cộng đồng game thủ Việt Nam, đã từ lâu chúng ta quen với việc crack game nước ngoài mà không phải bỏ một đồng bản quyền. Tình trạng ấy kéo dài quá lâu dẫn đến tâm lý trì trệ, khó tiếp thu sự thay đổi, ngay cả một trò chơi thuần Việt bán với giá rẻ cũng khó thoát khỏi nạn bẻ khóa.
Có thể ví dụ ngay ra trường hợp của 7554, mặc dù chỉ bán với giá ~ 20USD nhưng đã có người sang nhờ... cracker Trung Quốc bẻ khóa, dẫu cộng đồng đang tẩy chay hành động đó. Điều này thể hiện rằng để "cảm hóa" được cả một thế hệ trẻ nước nhà là điều quá khó và đòi hỏi lâu dài, với các hãng game thì chắc chắn họ không đủ vốn liếng để làm điều ấy.
Không thể trông đợi vào khả năng cải hóa cộng đồng gamer nội địa.
Hơn nữa, sự thật là nhiều người có thể không crack game oflfine thuần Việt, nhưng họ sẽ nghiêng về phương án không chơi hơn là mua đĩa bản quyền. Cái đó thuộc về tâm lý không muốn mất tiền cho các sản phẩm mà trước nay họ không mảy may phải tốn kém, trong khi nếu bỏ ra hàng vài trăm nghìn để mua trang bị trong game online thì rất sẵn sàng.
Hiện tại, các đơn vị phát triển game nội địa còn tương đối non trẻ, họ ít vốn và hầu như chỉ đủ sức cho một dự án. Nếu gửi gắm tất cả vào game offline thì quá mạo hiểm, tỷ lệ thành công thấp (mà điển hình là 7554khi chỉ bán được số lượng khiêm tốn). Lựa chọn game online sẽ có tương lai nhiều hơn.
Bỏ nhiều tiền để làm game nhưng không bán được sẽ nhanh chóng thất bại.
Vấn đề cấu hình
Một trong những nguyên nhân chính khiến số lượng gamer chơi 7554 ít là vì cấu hình của nó yêu cầu tương đối cao so với mặt bằng bình dân, và chắc chắn là cao hơn nhiều lần so với các game online ăn khách tại Việt Nam. Vấn đề là với một game offline thì nếu không yêu cầu cấu hình cao sẽ không có đồ họa đẹp và không thể cạnh tranh với thị trường.
Trong khi đó, làm game online có thể nhẹ nhàng hơn trong khâu thiết kế, nhân lực cho khâu này cũng ít hơn nên vấn đề kinh tế sẽ tốt hơn nhiều mà lại dễ hòa đồng với cộng đồng. Hơn nữa yêu cầu của gamer khi chơi game online cũng tương đối ít khắt khe, họ có thể bằng lòng với chất lượng trung bình, miễn là hội tụ đủ yếu tố hút khách.
Làm game online, gánh nặng cấu hình sẽ giảm xuống.
Phải biết rằng trước nay hiếm khi các MMO 3D được nhập về nước cũng là vì các NPH rất kỵ chuyện cấu hình, gamer nội địa thường vẫn thích game 2D kiếm hiệp (game 3D chỉ thể loại bắn súng là thu hút). Nếu không đáp ứng được cấu hình bình dân thì bất kỳ dự án nào cũng thất bại, kể cả game offline.
Sự phổ cập
Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc hàng năm sản sinh ra tới hàng trăm MMO mới, đó là thành quả của sự phổ cập phát triển game tại quốc gia này. Có một sự thật mà không phải ai cũng biết là đơn vị sản xuấtGunny, webgame ăn khách nhất của VNG (doanh thu vượt cả Kiếm Thế) chỉ có... vài cá nhân.
Thậm chí theo một cá nhân công tác tại VNG thì nhóm phát triển Gunny chỉ sống và làm việc trong một căn phòng vài mét vuông, vậy mà thành quả công việc của họ lớn đến không ngờ. Thế mới biết môi trường tại Trung Quốc dễ phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ như thế nào, và cái nôi làm nên điều ấy chính là game online.
Hiếm ai ngờ một game như Gunny chỉ do nhóm phát triển vài ba người thai nghén.
Trong khi đó với một dự án game offline, đội ngũ thực hiện ít ra cũng phải hơn chục thành viên mới có thể làm ra một sản phẩm chấp nhận được. Còn các game lớn thì con số đó lên đến hàng trăm, hiện tại ở Việt Nam không thể kiếm đâu ra nhiều nhân lực và vốn để duy trì bộ máy như thế.
Giải pháp tốt nhất cho chúng ta hiện tại là làm sao để dù những nhóm nhỏ, vốn ít vẫn có thể làm game, và khi đó sự lựa chọn không thể tránh khỏi dĩ nhiên là game online. Nếu cứ bất chấp để làm game offline thì chắc chắn chỉ chuốc lấy lụi bại, mà sự thật là ngay cả làm game online chất lượng tàm tạm đã là khó với trình đội nội địa chứ chưa nói tới thể loại khác đòi hỏi kỹ năng cao hơn.
Vậy thì với những lý do trên, game online vẫn là phao cứu sinh cho game thuần Việt. Chúng ta nên bằng lòng với sự thật ấy chứ đừng vội thất vọng khi các đơn vị phát triển quyết định dứt bỏ offline để tiến tới thế giới trực tuyến.
Theo Game Thủ
Dân cày game ở nhà lại bị bạc đãi Nếu như cách đây 4, 5 năm, phần lớn game thủ đều phải nhấc chân ra tiệm Net để chơi thì ở thời điểm hiện tại, họ đã có thể thoải mái ngồi nhà cày kéo tựa game online mà mình ưa thích. Với tốc độ phủ cập Internet như hiện nay thì có lẽ, việc các quán Net mất khách dần cũng...