Nỗi oan đeo đẳng xuyên hai thế kỷ của “làng ăn mày”
Trẻ con làng Đồn Điền lớn lên đi học bị coi là “dân ăn mày”, người Quảng Thái đi lập nghiệp cũng bị gọi là “người xã ăn mày”, đó là câu chuyện bao đời mà người dân xứ này không ai muốn nhắc đến.
Làng Đồn Điền (xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) nằm chênh vênh bên bờ biển đầy gió, cát và phi lao. Ngôi làng này được biết đến nhiều hơn cả là vì những lời đồn thổi. Theo các cụ cao niên trong làng thì nhiều ngôi làng trên khắp đất nước Việt Nam cũng thường gắn với những giai thoại, sự tích nhưng ít có giai thoại nào kỳ bí như chuyện “ông tổ nghề cái bang” của Đồn Điền.
Làng Đồn Điền nằm bên bờ biển.
Không biết từ bao đời nay, những lời đồn thổi về một “làng ăn mày” cứ tồn tại trong nhân gian và người dân làng Đồn Điền cứ âm thầm sống chung với giai thoại, mang trong mình “dòng máu ăn mày” mà người đời gán cho.
Sự thật về chuyện thờ “ông tổ nghề ăn xin”
Về xã Quảng Thái, khi chúng tôi đặt vấn đề muốn tìm hiểu về câu chuyện “làng ăn mày”, cụ Uông Ngọc Dần, người trông coi đền Đồn Điền tỏ ra không vui. Cụ Dần bức xúc vì có nhiều lời đồn thổi, bịa đặt không đúng về làng. Cách đây mấy năm, cụ và một số cụ cao niên trong làng đã phải mang đơn đi kiện một cơ truyền thông do thông tin sai sự thật. Kết quả là đại diện cơ quan này phải về xin lỗi dân làng nhưng rồi tiếng “làng ăn mày” vẫn vang đi khắp nơi.
“Đình làng thờ hai vị quan Phó sứ thành hoàng có công với nước với dân, khai khẩn đồn điền, ổn định đời sống cho dân. Ngài được vua ban sắc phong vì có công lớn, vậy mà họ bảo chúng tôi thờ ông tổ nghề ăn xin. Làng có tên đàng hoàng trước là Sở Đồn Điền sau là làng Đồn Điền, nào có chuyện cả làng đi ăn xin mà người ta gọi làng ăn mày”, cụ Dần bức xúc.
Cụ Tô Ngọc Hân kể về lịch sử làng Đồn Điền.
Cụ Dần nhắc lại câu chuyện mấy chục năm trước, nhiều người lang thang tại các tỉnh phía Nam bị đưa về quê. Ai cũng nhận mình là người Quảng Thái, thế nhưng khi chính quyền xã đến để đưa người về thì chỉ có vài công dân đúng là người của xã, còn lại là những xã lân cận.
Ông Phạm Trung Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái kể lại, trước đây, người dân Quảng Thái gắn bó với cây lúa, dệt cói xuất khẩu và chài lưới. Nghề dệt cói xuất khẩu ở Quảng Thái có thời điểm rất huy hoàng nhưng từ khi Đông Âu tan rã, hàng cói xuất khẩu không còn thị trường.
Rồi sau trận bão kinh hoàng ghé thăm khiến người dân Quảng Thái đang khốn đốn vì nghèo đói, mất mùa, lại tiếp tục oằn mình trong nỗi đau thiên tai. Ngày đó, không riêng gì một số người dân Quảng Thái mà nhiều địa phương lân cận cũng bắt đầu lác đác rủ nhau tha phương.
Phó Chủ tịch Phạm Trung Tuấn khẳng định, không phải họ ra đi chỉ để ăn xin, mà họ làm nhiều nghề nơi xứ người. Cái khổ nhất trong chuyện này là nhiều người ở địa phương khác, khi đi xin ăn đều bảo quê ở Quảng Thái.
Đền thờ Thành hoàng làng nhưng lại bị đồn thổi là thờ cụ tổ làng ăn mày.
Như để chứng minh cho những gì mình nói, ông Tuấn lấy ra một cuốn lịch sử Đền Đồn Điền của Nhà xuất bản Thông Tấn, ban biên tập và cố vấn nội dung có tới 3 Phó giáo sư, Tiến sĩ.
Trong sách ghi rất rõ: Việc tổ chức khai khẩn lập đồn điền trên địa bàn Thanh Hóa bắt đầu được thực hiện từ năm Quang Thuận thứ 2, triều Vua Lê Thánh Tông năm 1461. Các viên phó chánh sứ Đồn Điền phụ trách công việc khẩn hoang lập đồn điền trong thời gian này là Chánh đồn điền sứ Phan Thế Hợp, Phó Đồn Điền Tô Văn Bảo, Uông Ngọc Châu, Đỗ Nhuận, Cao Tiến An.
Phó sứ Tô Văn Bảo và Phó sứ Uông Ngọc Châu theo lệnh vua Lê Thánh Tông đưa quân về khai phá miền đất duyên hải Quảng Xương, lập nên Sở Đồn Điền vào năm 1473, niên hiệu Hồng Đức thứ 4.
Hai ông được Vua Lê Thánh Tông ban sắc phong và cho nhân dân lập đền thờ sau khi qua đời. Hơn 5 thế kỷ trôi qua, người dân địa phương từ đời này sang đời khác đã lập đền thờ phụng và tôn phong Thành hoàng làng.
Video đang HOT
Ngoài ra, Đền Đồn Điền còn phối thờ một số vị quan chức đỗ đạt, có công với làng, được làng ghi nhớ công ơn như: Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, tướng quân Lê Trung Thành…
Năm 2001, Đền Đồn Điền đã được Sở VH-TT&DL Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
“Đền Đồn Điền là một di tích ghi dấu ấn của một thời kỳ lịch sử, gắn liền với những nhân vật có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước những người khai sinh ra làng. Đó là một chứng tích có thật đã được công nhận chứ không phải ngôi mộ của ông tổ nghề ăn mày hay mộ ông chủ cái bang”, cụ Dần cho biết.
Và chuyện bỏ Tết đi ăn xin…
Không chỉ đồn thổi câu chuyện thờ ông tổ nghề ăn mày mà chuyện về người dân làng bỏ Tết cổ truyền đi ăn xin nên ăn Tết lại vào đầu tháng 2 âm lịch cũng được thêu dệt.
Cụ Uông Ngọc Dần lý giải, tục ăn Tết lại được bắt nguồn từ khi ông Tô Trung Thành, Thủy sư đô đốc tại Diễn Châu (Nghệ An) – cháu 4 đời của quan sứ Tô Văn Bảo, năm ấy về quê ăn Tết muộn, mới mở tiệc khao dân vào ngày mùng 1 tháng hai. Dân Đồn Điền, từ ấy theo lệ quan Thủy sư mới đồng loạt ăn Tết lại.
Ngoài ra, nơi đây còn có tục trả “nợ miệng”, làng này mời làng kia, từ sự việc này mới có dịp ăn Tết lại, rồi có lễ cầu ngư, cầu nông kết hợp nên tục lệ ăn Tết lại được truyền từ đời này sang đời khác.
Cụ Hân bức xúc vì làng bao đời nay bị gán cho tên gọi “làng ăn mày”.
“Tích xưa truyền lại rõ ràng như vậy, thế mà người ta đồn thổi rằng tổ tiên chúng tôi vì thiếu lương thảo, “xua quân” đi vào các làng ăn xin để về làm Tết”, cụ Dần bức xúc.
Theo cụ Tô Ngọc Hân (91 tuổi), xưa kia, người làng Đồn Điền ăn Tết lại đúng 3 ngày nhưng giờ mai một dần chỉ còn một ngày. Cụ Hân giở cuốn “Di tích lịch sử làng Đồn Điền” chỉ dòng chữ: “Từ xưa đến nay, thông lệ hàng năm dân làng tổ chức lễ tế Thần vào 3 ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 tháng 2 âm lịch. Đây còn gọi là ngày ăn Tết lại của dân làng Đồn Điền.
Ông Lê Trung Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái cho biết đã in hàng chục nghìn cuốn sách di tích lịch sử Đền Đồn Điền để phát cho cán bộ, lãnh đạo và nhân dân trong xã.
Sáng ngày mùng 1 tổ chức tế khai xuân ở Đền để thỉnh Thần về ăn Tết. Ngày mùng 2 là ngày tế Thượng điền (cầu nông) tại sân Đền làng. Ngày mùng 3 có lễ cầu ngư – một trong những lễ quan trọng của cư dân làm nghề biển”.
“Nỗi oan” ngày ấy và bộ mặt ngôi làng ngày nay
Chỉ bắt nguồn từ vài người đi ăn xin những năm đói khổ, mà cho đến giờ, trẻ con làng Đồn Điền lớn lên đi học bị coi là “dân ăn mày”, người Quảng Thái đi lập nghiệp ở tứ xứ cũng bị gọi là “người xã ăn mày”. Những lời đồn thổi Quảng Thái chỉ đi ăn xin kiếm sống, có đền thờ ông ăn mày, ăn Tết ông ăn mày… bao đời nay vẫn chưa dứt.
Chính lời đồn “oan nghiệt” ấy đã khiến một thời, nhiều người dân địa phương đi ra không dám nhận mình là người Quảng Thái. Thời gian trôi qua, người dân Đồn Điền nhận ra rằng để bước qua những đồn thổi oan nghiệt ấy, không còn cách nào khác là khẳng định chính mình.
Vùng quê lâu nay mang “nỗi oan” làng ăn mày giờ đã mang nhiều nét phố, đường nhựa thẳng tắp, hai bên san sát hàng quán, nhiều nhà cao tầng và nhà mái bằng, có cả cây xăng lớn ở giữa làng.
Anh Nguyễn Hoàng Linh, viên chức thuộc ngành Văn hóa chia sẻ: “Chúng tôi lớn lên đi học rồi đi làm, bất cứ ở đâu cứ sau màn giới thiệu quê quán người ta lại hỏi có phải làng ăn mày không hay giờ còn tục đi ăn mày nữa không, thật sự cảm thấy rất buồn. Tuy nhiên, chính sự “mang tiếng” ấy lại khiến thế hệ con cháu ở Quảng Thái nỗ lực hơn nữa để chứng minh người “làng ăn mày” không như những gì đồn thổi”.
Phó Chủ tịch Phạm Trung Tuấn cho biết, từ năm 2000 trở lại đây thì không còn người Quảng Thái đi ăn xin nữa. Người dân luôn nỗ lực để thoát khỏi “danh xưng” làng ăn mày.
Quảng Thái giờ đây đã “ thay da đổi thịt”.
“Ai cũng chăm chỉ làm ăn, cây lúa không mọc được trên cát thì người dân đi làm thuê mua gạo, biển khó đánh bắt vì bãi ngang thì dân đổi nghề buôn bán, làm ăn xa. Đồn Điền là đất hiếu học, nhiều người đỗ đạt thành danh. Tỷ lệ học sinh đỗ đại học mỗi năm 50-60 em; làng có hai dòng họ lớn là họ Tô và họ Uông đã lập từ đường riêng trong đền với nhiều người thành đạt, uy tín”, ông Tuấn nói.
Tiếp câu chuyện, Phó chủ tịch Phạm Trung Tuấn cũng phấn khởi cho biết, xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014, đứng thứ 2 toàn huyện và là một trong số ít xã bãi ngang trong cả nước đạt nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,96%, thu nhập bình quân hơn 47 triệu đồng/người/năm…
Không chỉ nỗ lực trong phát triển kinh tế, để con dân địa phương tự hào về quê hương, bản quán, năm 2013, xã đã cho in hàng chục nghìn cuốn sách lịch sử làng Đồn Điền. Sách được phát cho cán bộ, nhân dân tuyên truyền về lịch sử của làng để nếu có ai nói sai về làng mình, phải biết mà bảo vệ và có dẫn chứng.
Tiếng oan “làng ăn mày” giờ đây vẫn còn là nỗi ám ảnh với người dân Quảng Thái, nó như một lời nhắc nhở con cháu Đồn Điền không ngừng nỗ lực, vươn lên…
Tiền Giang: Huyện Gò Công Tây "thay da đổi thịt" từng ngày nhờ xây dựng nông thôn mới
Sau 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Gò Công Tây chuẩn bị về đích và trở thành huyện thứ 3 của tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn NTM.
Người dân ở huyện đã thoát nghèo nhờ áp dụng những mô hình hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Thoát nghèo từ các mô hình hiệu quả
Theo thống kê của huyện, hiện nay thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 57,13 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,7% tại các xã NTM. Nhiều mô hình đặc biệt được áp dụng để người dân thoát nghèo.
Năm 2009, vợ chồng anh Nguyễn Văn Phương và chị Hà Thị Lượng (xã Long Vĩnh) cưới nhau từ hai bàn tay trắng và được gia đình chia mảnh đất cỡ 300m2 nhưng anh chị không có tiền để làm nhà ở. Chính quyền xã trong nỗ lực thực hiện các chương trình xóa nghèo bền vững đã giúp vợ chồng anh 30 triệu đồng xây nhà.
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Phương và chị Hà Thị Lượng chăm lo cho đàn bò của gia đình. Ảnh: Huỳnh Khoa.
Có nhà, vợ chồng anh chị tiếp tục vay 7 triệu đồng (không tiền lời 3 năm) từ các tổ chức tín dụng của xã để nuôi bò. Qua 2 đợt gia đình bán bò con thu được 12,5 triệu/con/10 tháng tuổi. Sau thời gian chăn nuôi, đến nay vợ chồng anh Phương đã gầy dựng và tạo giống được tổng cộng 4 con bò.
Đặc biệt, để thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững cho những người có hoàn cảnh khó khăn, chính quyền xã còn thực hiện mô hình thầu đất 0 đồng để làm lúa trong 1-2 năm. Vợ chồng anh Phương cũng được trong danh sách thực hiện chương trình này. Qua 2 năm làm lúa, nuôi bò, được hỗ trợ cất nhà, gia đình anh chị đã thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.
Cũng thoát nghèo từ mô hình này, ông Nguyễn Văn Hiền (67 tuổi, ngụ ấp Bình Trinh, xã Đồng Sơn), chia sẻ: Trước đây, gia đình rất khó khăn nhưng từ khi được huyện áp dụng mô hình cho thầu đất 0 đồng trong chương trình xóa đói giảm nghèo, gia đình thoát nghèo và cuộc sống trở nên ổn định cho tới bây giờ.
"Chính quyền xã cho gia đình tôi thầu 2.500m2 đất giá 0 đồng để canh tác. Vợ chồng tôi trồng ớt trong vòng 2 năm. Trời thương nên tại thời điểm thu hoạch giá ớt tăng mạnh hơn 100 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, gia đình tôi cũng kiếm lời được vài chục triệu mỗi vụ", ông Hiền cho hay.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện Gò Công Tây đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được duy trì, nhân rộng, ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Cụ thể như thực hiện Đề án "Cắt vụ, chuyển vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng". Huyện đã chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa màu các loại và cây ăn trái, cho hiệu quả kinh tế cao từ 2,7- 8,8 lần (cây ăn trái) và 2,58- 13,83 lần (trồng màu).
Nhờ xây dựng nông thôn mới mà đường giao thông nông thôn của huyện được trải nhựa thông thoáng, sạch sẽ. Ảnh: Huỳnh Khoa.
Song song đó, huyện còn áp dụng một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình sản xuất truyền thống như: Mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao; mô hình sản xuất lúa hữu cơ theo hướng đạt chuẩn xuất khẩu Châu Âu và sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP. Nổi bậc nhất, đó là xây dựng nhãn hiệu hàng hóa tập thể Gạo VD20 Gò Công và cây mai chiếu thủy Nu Gò Công.
Để sản phẩm nông nghiệp của người dân làm ra được tiêu thụ tốt, huyện đã thành lập 16 Hợp tác xã nông nghiệp với hơn 6.824 thành viên và 29 Tổ hợp tác với trên 4.755 tổ viên.
Ngoài ra, huyện còn có chương trình OCOP để thúc đẩy quảng bá sản phẩm chủ lực và nâng cao giá trị sản phẩm, phát huy lợi thế từng địa phương trong suốt chặng đường xây dựng NTM.
Thay da đổi thịt từng ngày
Ông Nguyễn Thanh Tuấn- Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây cho biết, năm 2010 khi bắt tay vào triển khai xây dựng NTM, huyện gặp không ít khó khăn.
Lý do xuất phát điểm kinh tế thấp, sản xuất nông nghiệp manh mún; công nghiệp, dịch vụ thương mại chưa phát triển; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Bình quân mỗi xã chỉ đạt vài tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3,8% vào năm 2015, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Người dân của huyện từng bước áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất lao động. Ảnh: Huỳnh Khoa.
Sau 10 năm thực hiện, diện mạo nông thôn của huyện có sự thay đổi mạnh mẽ, kinh tế- xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều phương diện, lĩnh vực.
Tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2016- 2020 đạt 24.534 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 3,73%. Tính đến năm 2020, tỷ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm xuống còn 62,22% ; khu vực công nghiệp- xây dựng tăng lên 16,54%; khu vực thương mại- dịch vụ tăng lên 21,24%... đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của toàn tỉnh.
Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện hiện nay là 57,13 triệu đồng/người/năm tăng gần 4 lần so với năm 2011.
"Từ một huyện còn nhiều khó khăn, qua những năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Gò Công Tây đã có bứt phá mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, 100% xã (12/12 xã) đạt chuẩn NTM và hoàn thành 19 tiêu chí huyện NTM. Trong đó có 2 xã đạt NTM nâng cao; cảnh quan khang trang, môi trường xanh- sạch- đẹp", ông Tuấn cho biết.
Ông Trần Hữu Tín, một người dân sống ở huyện đã chứng kiến cảnh huyện phát triển lên từng ngày. Trong ảnh, ông Tin đang chăm lo cho đàn vịt của gia đình. Ảnh: Huỳnh Khoa.
Chứng kiến quê hương đổi mới từng ngày, ông Trần Hữu Tín (68 tuổi, xã Long Vĩnh) cho hay: Gia đình ông có đất chạy dài theo đường lộ nên khi chính quyền huyện cùng xã vận động hiến đất làm đường để xây dựng NTM, gia đình quyết định hiến ngay.
"Nhờ xây dựng NTM, mà đường giao thông nông thôn được trải nhựa thông thoáng, thuận tiện cho việc đi lại và buôn bán. Đặc biệt, môi trường ở xã ngày càng cải thiện, số hộ kinh tế khá ngày càng nhiều, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao...
Ví như vợ chồng tôi tuy già nhưng hiện vẫn nuôi hơn 500 con vịt thịt và 300 con vịt đẻ trứng đang vào tuổi thu hoạch nên mỗi ngày bình quân thu nhập được trên dưới 500.000 đồng để lo cho cuộc sống hàng ngày", ông Tín chia sẻ.
Bà Rịa - Vũng Tàu lại thất thu vụ điều Vụ thu hoạch điều năm nay tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại rơi vào cảnh mất mùa, năng suất, sản lượng điều tại các vườn giảm mạnh so với mọi năm, giá bán cũng không cao khiến nhiều nông dân kém vui. Ông Quách Văn Nhách, thôn Tân Bình, xã Bàu Chinh (Châu Đức, Bà...