Nơi nương náu của tâm hồn
Có bao giờ bạn cảm thấy buồn bã hay thất vọng đến cùng cực và tất cả điều bạn muốn làm chỉ là chạy trốn, biến vào thế giới của riêng mình??!
Tôi thường nghĩ đến cô gái trong bài thơ “Lá thu” của Lưu Quang Vũ mỗi khi tâm trạng lãng đãng, vu vơ…
“…Thế giới xanh xao những sự thực gầy gò
Em đã đập vỡ ra từng mảnh
Giấu sôi sục trong những đường nét lạnh
Em đi tìm thế giới của riêng em
Tình yêu và nỗi khổ của riêng em
Niềm tin lớn giữa cuộc đời vô lý…”
Cái cảm giác muốn cách ly mình thật xa khỏi thế giới con người đầy nghịch lý, xô bồ và vội vã ai cũng sẽ có thời điểm trải qua trong đời. Khi ấy, “bến đỗ” mơ ước sẽ là nơi mà ta có thể ôm ấp ta vào lòng và xoa dịu hết những hoài nghi, phiền muộn và nỗi cô đơn. Cái thế giới ấy thực ra ngay từ khi có nhận thức ai cũng đều đã xây dựng cho mình. Một “miền đất” vừa thực, vừa ảo. Thế giới của sự an toàn và thấu hiểu.
Video đang HOT
Mỗi người chúng ta đều có một góc nào đó để “nướng náu” những cảm xúc chân thật nhất…
Hãy thử xem một ví dụ về “thế giới lý tưởng” hữu hình. Trong tác phẩm Kitchen của Banana Yoshimoto, Sakurai Mikage là một cô gái yêu bếp. Bếp là sự phản chiếu của con mèo đi tìm hơi ấm trong cô, là tiểu đô thị của một cô gái Nhật Bản đang buồn rầu, cô độc…
“…Chỉ cần nó là bếp, chỉ cần nó là nơi nấu ăn, thì dù ở nơi đâu, như thế nào, tôi cũng cảm thấy không còn buồn bã… Còn lại tôi và bếp. Dẫu sao như thế vẫn còn tốt hơn nghĩ rằng chỉ còn lại một mình. Vào những lúc thực sự mệt mỏi, tôi thường đắm chìm vào một ý nghĩ, rằng nếu một ngày nào đó phải chết, tôi muốn trút hơi thở cuối cùng ở trong bếp…”
Cũng mang tâm trạng như nhân vật của Banana Yoshimoto, nhưng thi sĩ Hàn Mặc Tử lại chọn cho mình một thế giới đầy màu sắc liêu trai, ảo diệu.
“Bữa ni sáng tỏ bóng Hằng
Thử xem thiên hạ ai bằng ta không
Thảnh thơi lầu mát ngồi trông
Muôn vàn tâm sự một dòng nao nao
Càng lên, càng tỏ, càng cao
Trăng ơi hãy ghé động đào xem hoa…”
Vậy đấy, dù là cô gái trẻ hay nhà thơ từng trải hiểu đời đều tìm cho mình một “nơi nương náu” để sống với những cảm xúc chân thực nhất từ tâm hồn và trái tim.
Bạn và tôi, dù thế giới riêng của chúng ta là hữu hình hay ảo diệu, hãy giữ nó “sạch sẽ” để làm nơi trú ẩn cho tâm hồn. Để trong một thời khắc nào đó ta có thể ôm ta vào lòng, để khóc, để tận hưởng, để sống thật, dù ngày mai có ra sao. Thế thôi!
Theo Guu
Có một nỗi buồn không tên
Cứ đêm đến, khi cái bóng tối dày đặc thế chỗ cho ánh sáng, thì nỗi buồn cũng như không hẹn mà ập tới, nó gặm nhấm và ăn mòn một phần nào đó trong tâm hồn người.
Người ta thường buồn vì những chuyện không đâu, chẳng đầu chẳng cuối. Hôm nay chia tay,buồn, hôm nay thấy cô bán hoa không bán, buồn, hôm nay thấy hoa phượng nở rộ trên cây, buồn, ngày mai lại thấy cánh phượng rụng rơi đầy sân, lại buồn. Nỗi buồn dường như là một món ăn tinh thần không thể thiếu, chỉ có điều người ta chọn cách nào để ăn nó thôi. Người ta thường vui và quên rất nhanh, nhưng lại ôm nỗi buồn từ năm này sang tháng khác, tuy là buồn nhưng nó luôn có một sức hút mãnh liệt nào đó vô hình khó cưỡng lại. Một câu chuyện vui có thể cười một lần nhưng một câu chuyện buồn lại có thể khóc nhiều lần.
Nỗi buồn cũng đáng trân trọng...
Người ta lạ lắm, không thích nhìn người khác buồn, kiểu như một cách độc chiếm :" Chỉ có tôi mới được buồn mà thôi ". Vậy đấy, con người luôn ích kỉ, muôn đời là thế.
Tôi cũng ích kỉ giữ nỗi buồn như thế , tôi chẳng muốn ai chạm vào hay mang nó đi, hình như ở lâu với nó rồi, thấy quen, không chừng ngày nào không có còn thấy thiếu,thấy khó chịu. Mặc dù nỗi buồn đang mỗi ngày gặm nhấm, ăn mòn tâm hồn từng chút từng chút một, đang ngày càng đẩy ta ra khỏi vòng cộng đồng. Tâm hồn bị gặm nhấm và dường như cũng được nuôi dưỡng bằng nỗi buồn. Nói tôi yêu nỗi buồn của mình, nghe thật lạ, nhưng thật sự không thể sống mà không thiếu nỗi buồn.
Đôi lúc, người ta chọn sống để buồn.
Có người hỏi tôi,tại sao tôi cười nhiều thế? Chẳng phải tôi không biết buồn đâu, tôi buồn ghê gớm luôn ấy chứ. Nhưng tôi chẳng bộc lộ nó ra ngoài. Tôi sợ người khác chạm vào nỗi buồn của tôi, quan tâm nó rồi bỏ rơi nó, lúc đó nó sẽ to lớn hơn và tâm hồn tôi chẳng đủ để nuôi nó nữa, đáng sợ lắm. Con người ta sống đã cô đơn rồi, nếu nỗi buồn cũng bỏ ta mà đi thì ta sẽ cô đơn đến chết mất.
Đời người định trước ba phần vui bảy phần buồn. Đã làm người thì bắt buộc phải chấp nhận, Thượng Đế đã định thì cấm được kêu ca. Ai cũng có nỗi buồn của mình cả, chỉ là giống như nuôi con vậy, người nuôi con béo , người nuôi con gầy. Người buồn nhiều , người buồn ít, nhưng tuyệt nhiên không có chuyện không buồn.
Đừng nên tìm tới ai đó mà nói tôi buồn quá, trừ khi người ta thực sự có nhu cầu chia sẻ, còn nếu không chẳng giải quyết được gì đâu, chỉ buồn thêm thôi. Thật đấy..
Đôi khi lại nghĩ sao ghét nỗi buồn kinh khủng, muốn chạy trốn nó, muốn tống nó ra khỏi tâm hồn mình,mặc kệ nó. Nhưng rồi lại sợ,mình cần nỗi buồn chữ nỗi buồn có cần mình đâu. Bản thân như con cá bị nấu chín còn đòi thêm gia vị, buồn cười lắm. Thế giới thì rộng, đuổi nỗi buồn đi rồi mình ở với ai. Nên cứ mặc kệ, bám vào nỗi buồn mà sống.
Đời đang trôi, tôi còn buồn tức là tôi đang sống.
Theo Phunutoday
Em đã mất anh, chàng trai mùa đông Cô gái đôi mươi trẻ dại ngày đó không lường hết được hậu quả hành động của mình, chưa suy nghĩ thấu đáo được rằng nó sẽ khiến anh tổn thương ra sao. Vậy là mùa đông lại về mang theo cái hơi lạnh của không khí và cả cái lạnh trong tâm hồn em. Có lẽ với ai đó mùa đông không...