Nơi nơi chăm lo tết cho người dân
Để có một cái tết ấm áp, trọn vẹn cho hàng triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách… trước tết vài tháng tất cả các tổ chức, đoàn thể, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành đã bắt tay vào thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ cụ thể.
100% các tổ chức đoàn thể đều chăm lo tết
Từ 10.1 (ngày 13 tháng Chạp) T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức chương trình tặng quà tết cho người nghèo và các nạn nhân chất dộc màu da cam trong cả nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng quà cho người nghèo và nạn nhân chất độc màu da cam trong xuân Đinh Dậu 2017. Ảnh: TTVVN
Ngoài hoạt động thăm hỏi, tặng quà tết cho người dân, các tổ chức đoàn thể còn có nhiều hoạt động chăm lo tết cho người dân thiết thực như: Xây, sửa nhà, tặng vé tàu xe về quê ăn tết cho lao động xa quê, tổ chức các chương trình văn nghệ…
Trước đó, từ tháng 11.2016, Trung ương Hội Chữ thập đỏ đã có công văn kêu gọi các đơn vị hỗ trợ kinh phí lo tết. Từ cuối tháng 12.2016, Hội đã tiếp nhận sự ủng hộ của 9 đơn vị, với số tiền gần 15 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Xuân Thu – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cho biết, năm nay, chương trình đặt mục tiêu vận động ít nhất 1 triệu suất quà trao tặng 1 triệu hộ gia đình, ưu tiên cho những địa bàn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Video đang HOT
Theo bà Thu, năm nay chương trình được tổ chức quy mô hơn. Hiện đã có 15 đoàn gồm các tổ chức đoàn thể, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đăng ký tham gia thăm hỏi, tặng quà tết cho người nghèo và các đối tượng chính sách (dự kiến trước đó chỉ có 7 đoàn). Năm nay Hội Chữ thập đỏ cũng đa dạng các loại hình trợ giúp như: Tặng quà, giúp xây sửa nhà cửa, tặng thẻ bảo hiểm y tế… Bắt đầu từ ngày 10.1.2017, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ có chuyến trao quà tặng đầu tiên, dự kiến sẽ kết thúc vào khoảng 28 tháng Chạp.
Bên cạnh Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã gấp rút chuẩn bị lo tết cho người nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn. Theo bà Trương Thị Ngọc Ánh – Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, năm nay Mặt trận sẽ dành khoảng 5.000 suất quà, mỗi suất trị giá 500.000 đồng tặng người nghèo vùng đặc biệt khó khăn.
Đồng lòng
Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư về việc lo tết cho người dân. Ngày 22.12.2016, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã ký ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bí thư về việc tổ chức tết năm 2017.
Theo đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc tết địa phương. Ngược lại, các địa phương không chúc tết Trung ương. Chỉ thị cũng nêu rõ nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức.
Ban Bí thư yêu cầu các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp tết, dành thời gian và kinh phí chăm lo tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách.
Chính quyền cần quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, biên giới, hải đảo, nhất là đồng bào bị thiệt hại do lũ lụt ở miền Trung, hỗ trợ cho người bị thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển…
Thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ LĐTBXH cũng đã gửi tờ trình về việc xem xét phương án tặng quà cho người có công nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.
Theo đó, quà tết tặng đối tượng người có công dự kiến được chia thành 2 mức: 400.000 đồng/suất và 200.000 đồng/suất. Theo Bộ LĐTBXH, tổng kinh phí quà tặng cho các đối tượng nêu trên dự kiến hơn 431 tỷ đồng. Mức quà tặng năm nay dự kiến thấp hơn Tết năm 2016 là 6 tỷ đồng (Tết năm 2016 là 437 tỷ đồng).
Không chỉ T.Ư, tại nhiều địa phương, chính quyền cũng đã nhanh tay kêu gọi nguồn hỗ trợ lo tết cho người dân. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng có thể mang lại một cái tết đầm ấm, đầy đủ cho người có công.
Tại Hà Nội, UBND thành phố đã chi gần 300 tỷ để tặng quà tết cho các đối tượng chính sách và người có công.
Trong dịp Tết Đinh Dậu 2017, UBND TP.HCM quyết định chi gần 760 tỷ đồng để tặng quà tết cho đối tượng chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, cán bộ, công chức, viên chức… trên địa bàn. với mục tiêu “Tết đến mọi người, mọi nhà”, trên tinh thần “Đoàn kết, an toàn, vui tươi và tiết kiệm”…
Theo Danviet
Tết, trên con đường về với quê hương
Tết của người Việt trẻ đang dần dần hướng ngoại, người ta chỉ coi đó là một dịp nghỉ dài, để đi du lịch, đi thăm thú nơi nọ nơi kia. Không phải lo mua sắm, không phải lo hoa đào hoa mai, miến măng, giò chả, bánh chưng. Đóng gói đồ đạc và ra sân bay, lên đường.
Tết của người Việt già thì muôn đời vẫn thế, mong ngóng con cháu đi làm ăn xa, nhìn tờ lịch từng ngày trôi qua khắc khoải. Bà mẹ già cắm cúi chọn từng hạt gạo mẩy tròn, từng hạt đỗ xanh lòng óng ả, chiếc lá dong bánh tẻ, miếng thịt lợn hồng để gói tình vào chiếc bánh chưng xanh, dành cho cháu con.
Trẻ em khai bút đầu xuân. Ảnh: I.T
Tết của người Việt trung niên đang lơ lửng giữa hai chiều xuôi ngược, nửa muốn đi chơi xa, nửa muốn về quây quần bên gia đình, quê hương bản quán. Đắn đo, cân nhắc thiệt hơn, và cuối cùng, nhiều người đã chọn con đường về với mùa Xuân của mẹ.
Trên con đường về với tết, người Việt sẽ bứt ra khỏi công việc đảo điên để thấy lòng thư thái làm sao. Tiết cuối năm bao giờ cũng có chút mưa phùn miền Bắc hay chút nắng nhẹ phương Nam, để đất trời có một bước chuyển mình dịu nhẹ.
Trên con đường về với tết, người Việt sẽ thấy thương làm sao quê hương xứ sở mình, dù còn vất vả gian lao nhưng tình đất, tình người vẫn muôn đời bền chặt. Là đất dâng hiến đến cạn mình cho đồng lúa tươi xanh, là sông nồng nàn phù sa tôm cá, là biển cho những trùng khơi vươn xa vươn xa, là núi như tấm phên dậu muôn đời che chở.
Trên con đường về với tết, người Việt sẽ thấy yêu làm sao ông bà cha mẹ, họ hàng, làng xóm. Vẫn những nụ cười chân chất, những khuôn mặt dãi dầu nắng mưa mà sự đen bạc ở đời không bao giờ làm phai đi tình người nồng hậu. Về với quê hương, về với xóm giềng, đón cái tết trong tình thân ấm áp, hỏi trên mặt đất này, còn chỗ nào ân tình chứa chan hơn?
Tết muôn đời là tết, không bao giờ khiến người ta phải lụy vì mâm cao cỗ đầy, thức cúng dâng lên ông bà tiên tổ cũng vẫn là những gì đẹp nhất, thanh sạch nhất, từ tấm lòng thành của con cháu, mơ màng trong khói hương trầm vương vấn chiều tất niên.
Trên con đường về với quê hương, người đem tết về cho nhau, người đi để tìm thấy tết. Tết vì thế mà muôn đời còn mãi, muôn đời che chở, nâng niu.
Theo Danviet
Chàng du học sinh Việt nổi tiếng trên báo chí Hungary Khi được nhắc tên, điều khiến Hoàng Long hạnh phúc không phải là cá nhân nổi tiếng, mà là màu cờ Việt Nam xuất hiện trên khắp các trang báo và các kênh truyền hình Hungary. Theo đánh giá của báo chí Hungary, nhiều ca sĩ trong và ngoài nước từng hát nhưng chỉ có một nghệ sĩ lớn tuổi người Hungary và...