Nỗi niềm tân sinh viên
Thi đậu vào một trường cao đẳng, đại học là phần thưởng cao quý nhất dành cho nỗ lực mười hai năm đèn sách của các sĩ tử. Nhưng, khi bước vào cuộc sống sinh viên, những “trí thức tương lai” lại phải vật lộn với vô vàn khó khăn.
Từ sinh hoạt vật chất…
Theo thống kê của website Wikipedia, Hà nội có khoảng 70 trường đại học, học viện; và trên 40 trường cao đẳng, trung cấp cùng nhiều trường dạy nghề (bao gồm cả hệ công lập và dân lập). Chính sự tập trung các cơ sở đào tạo sau bậc THPT với mật độ dày đặc như vậy đã thu hút hàng trăm nghìn sinh viên lên Hà Nội theo học. Thực trạng trên đã kéo theo vô số những hệ lụy.
Hà Nội đất chật, người đông. Do vậy, nhu cầu sử dụng nhà trọ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Lợi dụng cơ hội lí tưởng này, nhiều chủ các khu nhà trọ đã dùng nhiều thủ đoạn để biến mảnh đất của mình trở thành “miếng mồi béo bở”. Và người gánh chịu những hậu quả đó chính là…sinh viên.
Phùng Thị Giang (tân sinh viên trường đại học Mở Hà Nội) than phiền: “Từ hồi học cấp 2, em đã ước mơ thi đậu vào một trường đại học ở Hà Nội. Vì qua vô tuyến truyền hình, “vùng đất ngàn năm tuổi” hiện lên thật lung linh, huyền ảo với những tuyến đường xa hoa, nhộn nhịp. Thế nhưng khi thi đậu đại học rồi, em mới biết thế nào là… Hà Nội. Nhập học được hơn hai tuần rồi mà em vẫn chưa tìm được phòng trọ. Hiện tại em đang phải ở nhờ phòng của chị gái cách trường hơn 10km. Hằng ngày em phải dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị đi học nhưng vẫn bị muộn vì tắc đường”.
Về chuyện phòng trọ, Đình Việt (sinh viên khoa CTH-CTTT K27- Học viện Báo chí Tuyên truyền) cũng có những nỗi khổ không kém. Vất vả lắm Việt mới tìm được cho mình một phòng trọ. Nhưng ở đây, Việt lại phải đối mặt với một ông chủ nhà vô lương tâm. Cả khu trọ có hơn 20 phòng trọ, nhưng chỉ có 2 nhà vệ sinh và 2 nhà tắm. Những sinh viên sống ở đây thường xuyên yêu cầu ông chủ nhà xây thêm. Nhưng mỗi lần như vây, ông ta lại vằn mắt và buông một câu thật vô cảm “Chỉ có thế thôi. Chúng mày ở được thì ở, không ở thì biến!”. Không dừng lại ở đó, ông ta còn tìm đủ mọi cách để tăng tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền dịch vụ…của sinh viên.
“Đành phải nhẫn nhục chịu đựng cho qua thời sinh viên thôi chứ biết làm thế nào. Bây giờ mà bỏ đi thì chỉ có nước ra đường. Lại còn đồ đạc, sách vở nữa chứ, biết chứa ở đâu?” – Việt than phiền.
Hà Nội là đất “tiêu tiền”, nên cái gì cũng đắt đỏ. Từ mớ rau, củ hành đến lạng thịt… cái gì người bán hàng cũng có thể biến thành công cụ để mà… chặt chém. Ví dụ sau đây cho ta thấy rõ điều này: cùng một thời điểm, trong khi giá một mớ rau muống ở chợ Nhổn (một khu chợ ngoại thành) chỉ 1 ngàn đồng, thì tại các chợ trong thủ đô được đẩy lên 2,5 đến 3 ngàn đồng. Hường – một sinh viên ngoại thành lên thủ đô chơi với bạn, khi cùng bạn đi chợ mua đồ nấu ăn, Hường hỏi giá một mớ rau muống, người bán hàng nói: “Mua đi. 3 ngàn cháu ạ”, thấy thế Hường vô cùng sửng sốt và nói với người bán hàng: “ Sao cô bán đắt thế? cháu mua mớ rau này ở chợ Nhổn chỉ 1 ngàn thôi. Người bán hàng bĩu môi chê bai: “Mày đúng là đồ nhà quê. Muốn rẻ thì về nhà mà mua”!
Chẳng cần lấy ví dụ đâu xa. Tôi có thể tự cảm nhận được cuộc sống khó khăn của cuộc đời sinh viên qua chính bản thân mình. Nhà tôi có hai chị em (hiện đều là sinh viên Học viện Báo chí tuyên truyền), hồi tôi gần 2 tuổi, bố tôi bị tai nạn và qua đời. Một mình mẹ vất vả chèo chống nuôi con. Để đền đáp công ơn của mẹ, hai chị em cố gắng học hành mong đỗ đạt thành người để mẹ được an ủi một phần. Lần lượt, chị tôi đỗ đại học, và 2 năm sau là tôi. Niềm vui của mẹ nhân lên, nhưng cũng lo thêm nhiều. Ở Hà Nội cái gì mà chẳng đắt. Mỗi tháng vài triệu chứ chẳng đùa. Mà cái hiệu văn phòng phẩm của mẹ thì được bao nhiêu, giỏi lắm chỉ được 80 ngàn đồng 1 ngày. Thế nên, nhiều lúc hết tiền về quê, mẹ hỏi “Hôm nay cu Phúc đi cầm bao nhiêu tiền?”, tôi biết, hai chị em sống ở Hà Nội chi tiêu eo hẹp lẵm cũng phải 2,5 triệu đồng mới đủ, nhưng chẳng khi nào tôi có thể mở miệng xin liền một cục. Tôi nói: “Mẹ cứ đưa tạm cho con 1,5 triệu để nộp tiền nhà, tiền sinh hoạt và tiền ăn trong vài bữa, khi nào con về xin thêm”. Để giảm bớt gánh nặng cho mẹ, chị em tôi đã xin làm thêm ở một quán cà phê ở đường Trần Quý Kiên (cách trường chỉ cài bước chân). Làm thêm kiếm sống, tôi mới nhận ra rằng kiếm được đồng tiền thật không đơn giản, tính trung bình, thù lao của mỗi giờ làm việc chưa đầy 5 ngàn, nhưng trong 60 phút ấy là bao nhiêu mồ hôi và lao lực. Nhiều đêm thao thức, tôi chợt bật khóc vì thương mẹ.
Đến những xung đột cá nhân
Video đang HOT
Hà Nội là trung tâm giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của tổ quốc. Đây là một môi trường lí tưởng để ta học hỏi nhằm mở rộng vốn kiến thức cá nhân, tạo lập mối quan hệ rộng rãi. Nhưng, bất đồng về quan điểm sống cũng là một trở ngại không nhỏ đối với các sinh viên.
Hằng và Huệ cùng sống tại một phòng trọ ở ngõ 175, đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy – Hà Nội. Hằng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, còn Huệ ở Bắc Ninh. Căn phòng chỉ vẻn vẹn 8m2, nhưng cứ mỗi khi Hằng học, Huệ lại bật ca nhạc loa ngoài để nghe. Nhiều lần Hằng nhắc nhở nhưng Huệ bỏ ngoài tai, khiến Hằng phải bỏ ra thư viện ở trường để học. Đó là còn chưa kể đến chuyện ăn uống. Một người thích ăn cay, một người thích ăn nhạt, chẳng ai chịu nhường ai nên cuối cùng mỗi người một ngả để chọn cho mình một đi riêng.
Một trong những khu nhà trọ ở Hà Nội
Nhưng hoàn cảnh của Hằng và Huệ còn chưa “ăn nhằm” gì so với chuyện “trộm trong nhà” của chị tôi. Khi tôi chưa đậu đại học, chị tôi và một chị khóa trên tên Hà cùng thuê một phòng trọ. Chị Hà là người hiền lành, tốt bụng và chơi rất hợp tính chị tôi, nhưng Hà lại yêu một người không tử tế. Mới đầu thì hắn đối xử rất tốt với hai người nên chị Hà chủ quan, đánh thêm một chiếc chìa khóa nữa cho người yêu cầm để tiện đi lại. Một hôm, khi chị tôi đi học, hắn rủ chị Hà đi chơi cùng, nhưng trước đó, hắn đã giao chìa khóa cho một tên trộm. Khi nhà không có chủ, tên trộm đã mở khóa đột nhập vào phòng lấy 1,1 triệu đồng cùng 1 chiếc ổ đĩa DVD của chị tôi. Khi về nhà, thấy của mở toang, lại không có dấu hiệu phá khóa, ai cũng biết đây là một vụ “trộm cùng phòng” nhưng không có bằng chứng nên đành phải “nhịn đắng nuốt cay”. Từ đó, hai người sống riêng rẽ và không qua lại với nhau nữa.
Sinh viên cần gì?
Khi tham khảo ý kiến của sinh viên về điều này, đa số những sinh viên ngoại trú ở Hà Nội mong muốn nhà nước lập thật nhiều dự án nhà ở xã hội dành cho sinh viên với giá thuê hợp lí và ổn định, để sinh viên có điều kiện học tập và làm việc thật tốt. Mặt khác, những sinh viên trên cũng muốn di dời một số trường đại học ra ngoại thành để giảm bớt những áp lực do mật độ dân số đông ở thủ đô.
Theo Mực Tím
Sự cô độc đớn đau của My 'sói'
Tôi muốn được gọi My "sói" là em, như danh xưng thường tình của người lớn với một cô bé 14 tuổi. Em đã trở thành một nhân vật "hot" trên các diễn đàn cả tuần nay và có thể nhiều tuần sau nữa.
Hai blog của em và của "chồng" em đã có vô số khách ghé thăm, mà cứ đọc những dòng comment sặc mùi teen thì biết ngay là họ cùng lứa tuổi với em. Người đồng cảm với em cũng nhiều mà người chê bai, trách móc, thậm chí dùng những lời lẽ thậm tệ chửi bới em cũng không ít. Tôi cũng là một người khách ghé thăm blog của em. Và choáng bởi những ngôn từ tự xưng của em. Em không dùng đại từ nhân xưng "tôi", giản dị như bao người thường dùng, em dùng từ "tao" để nói về mình, nói với bạn bè, nói với khách ghé thăm, dù em không biết họ nhiều hay ít tuổi.
Nhưng tôi đọc được ở trong danh xưng "tao" của em sự đau đớn, cô độc và một chút lạnh lùng, tàn nhẫn nữa. Một con bé 14 tuổi, hẳn đã có lúc cảm nhận được nỗi bất hạnh khi sống giữa cuộc đời này, có cha, có mẹ mà rồi vẫn không nhà cửa. Một đứa trẻ 14 tuổi, bị đẩy ra đường một cách vô tình hay hữu ý, thì làm sao nó có thể hoàn thiện nhân cách, khi mà xung quanh nó đầy rẫy những cạm bẫy, lọc lừa.
"Có ai không, tôi mượn tạm một bờ vai..."
"Vợ chết đây. Chồng sống vui vẻ nhé. Đừng vì vợ mà đánh mất đi tất cả. Vợ sẽ không bao giờ xuất hiện trên cái thế giới đầy đau khổ này nữa. Xin lỗi. Lúc này vợ đã quá yếu đuối rồi. Vợ vào nick chồng, nhìn thấy những thứ vợ không hề muốn. Vợ đau lắm. Tại sao...".
Đó là những dòng comment của My sói viết trong blog của "chồng" (Trịnh Thăng Long, 18 tuổi, ở Hà Nội, đối tượng cùng bị bắt trong ổ nhóm của My "sói" khi gây ra vụ hiếp dâm tập thể, cướp, cưỡng đoạt tài sản xôn xao dư luận thời gian gần đây) vào lúc 1 giờ sáng ngày 14/7. Không ai có thể tưởng tượng nổi, tình yêu của một bộ phận tuổi teen ngày nay là như thế nào, nếu không nghe chính lời khai từ My sói.
Em gặp Long ở một hàng trà đá, nhìn nhau thấy thích, đến lần gặp thứ hai đã rủ nhau đi nhà nghỉ. Con bé 14 tuổi, không tìm thấy những niềm vui ở gia đình, bố đi lấy vợ, mẹ cũng có gia đình riêng, tình cảm với một thằng con trai, nếu dùng từ yêu thì quả là xa xỉ, nhưng rõ ràng, My đã tìm thấy được ở đó sự đồng cảm, bố Long đã mất từ lâu, mẹ nó bán nước chè, chúng nương tựa vào nhau và để có tiền trang trải cho cuộc sống "vợ chồng", chúng bàn nhau lập màn kịch đưa các cô gái trẻ vào bẫy rồi tổ chức hiếp dâm, cướp tài sản...
Cũng không thể ngờ, cái thế giới mà My sói đang sống sặc mùi "xã hội đen" ấy đã có lúc khiến nó buồn chán muốn quên đi hết. Em đã tâm sự trên blog có cái tên rất ngộ "hihi.haha_11o2" mà tôi đồ rằng, không phải với ai khác mà là với chính mình, ở vào cái thời khắc mà một đứa con gái ngoan nhất định phải đi ngủ trong ngôi nhà của mình rồi. Khi ấy, có thể em vẫn đang vạ vật ở một quán nét nào đó.
Hãy đọc những dòng tâm sự này: "Xòe tay ra cho tôi mượn một cái. Lâu lắm rồi không được nắm tay ai. Có ai không tôi mượn tạm một bờ vai. Tôi buồn thật hôm nay tôi muốn khóc!". My đã từng tổ chức cho bạn bè, những đệ tử hơn nó 3-4 tuổi phạm tội kinh khủng với các cô gái khác, nhưng tâm hồn nó có lẽ vẫn chỉ là tâm hồn một đứa trẻ, mà một đứa trẻ thì vui buồn bất chợt, nếu buồn quá thì cũng muốn khóc òa lên cho nhẹ lòng. Nhưng ai biết điều đó?
Không phải bố, cũng không phải mẹ, chỉ là những đứa bạn đọc được tâm sự của nó trên blog và nhảy vào comment vài câu an ủi gọi là. Không thể tin được những lời lẽ của một con bé mới lớn: "Vợ lúc này đang rất là đau. Vợ đang rất là mệt mỏi. Sao bây giờ chỉ toàn nước mắt thế này". Người mà nó tin cậy nhất đó là thằng Long, cái thằng con trai có dáng dấp rất dễ lọt vào mắt xanh của các cô nàng mới lớn không ngờ đã lén lút lợi dụng lúc nó ngủ say để xuống giở trò đồi bại với một nạn nhân.
Sau những phút giây giận dữ vì biết người yêu không chung thủy với mình, cái cách mà My sói biện minh cho hành động của Long thật "đáng nể": Nếu anh ấy không làm thế thì bọn kia nó coi thường... mới thấy lối suy nghĩ sặc mùi giang hồ đã ăn sâu vào trong tiềm thức của nó từ lúc nào rồi. Ấy thế mà chỉ mới năm học lớp 6, nó còn bị T. - cô bé nạn nhân đánh cho liên tục, hễ gặp là lại bị T cho ăn đòn. Hồi ấy, nó thấp cổ bé họng, chưa có đồng bọn, thế nên khi lên làm "thủ lĩnh", nó nghĩ ngay tới việc phải trừng trị T để trả thù ngày xưa đã ăn hiếp nó.
"Con sói hoang" cô độc
My sói đích thị đã trở thành một con sói hoang như nó tự thú. Nó thích bóng đêm, nó hay thức đêm và sói cũng là một loài chuyên rình mồi ban đêm. Đêm với nó là bạn đồng hành, nhưng cũng có những buổi sáng khi vừa thức dậy, nó đã vội vàng mò ra quán nét để viết lên blog những dòng tâm sự với chính mình và với "chồng".
Trong một entry có tựa đề "Tao chỉ là một con rối" viết trước khi bị bắt chỉ vài ngày, My sói đã khóc với những lời lẽ buồn thảm, cay đắng, không ai biết nó có nỗi buồn gì nhưng có thể cảm nhận, đó không phải là nỗi buồn đơn thuần như các cô bé đồng trang lứa trong một phút dỗi hờn thường trút vào những trang nhật ký.
Đáng sợ hơn cả là những suy nghĩ quá tuổi của nó chỉ có mình nó và bạn bè nó biết, chứ mẹ nó, người mà nó về ở cùng từ một năm nay cũng không hề hay biết gì, bởi cuộc sống mưu sinh đã cuốn chị đi cùng với cơm áo gạo tiền, lại phải lo cho một gia đình mới, thế nên My sói không tìm thấy điểm tựa về tinh thần ở người mẹ, dù đang sống cùng nhà với mẹ.
"Tại sao. Tình yêu, con đường tao đi, những gì tao muốn. Tao lại mất tất cả thế này. Trắng tay, đắng cay... Lúc này tao đang rất là đau khổ vì giọt nước mắt đôi môi khô. Vì thế cứ để cho nó rơi. Cơ hội chỉ còn 1% thôi. Giờ đây tao muốn quay lại ngày xưa. Giờ đây tao muốn chết. Tao muốn chết. Cho tao chết một lúc nhé...!!! Tao cần được bình yên, tao muốn được nâng niu, tao ghét phải khóc. Nhưng giờ đây nước mắt tao đã rơi quá nhiều. Tao không thể không khóc. Tao giống như một con rối ý... Tao sẽ vô cảm như một con rối... Đời rất dở nhưng vẫn phải niềm nở".
Những nỗi niềm ấy, đã được "chồng" nó - thằng con trai hơn nó 4 tuổi Trịnh Thăng Long an ủi: "Cuộc sống có hai xã hội. Xã hội thứ nhất không dành cho vợ. Khi vợ bước chân sang xã hội thứ hai, chồng biết vợ phải đánh mất nhiều cái thế nên chồng chỉ muốn được bù đắp cho vợ thôi vợ ạ. Khi ở xa chồng rồi, vợ cố gắng sống thật vui vẻ nhé, khi nào muốn gặp chồng hay muốn ở bên chồng, vợ hãy gọi cho chồng lúc nào chồng cũng đón vợ về ở với chồng"...
Trong blog của mình, Trịnh Thăng Long cũng viết những dòng tâm sự sặc mùi giang hồ: "Xã hội bất công nuôi ta lớn. Đời người bạc nghĩa dạy ta khôn. Xã hội thay đổi bắt tao phải vô tình. Xã hội thứ nhất không dành cho tao. Bắt tao phải bước qua xã hội thứ hai... Chết!".
Cả Long "Bin" và My "sói" đều có một tuổi thơ không mấy êm đềm, chúng không được hưởng những điều tốt đẹp nhất mà một đứa trẻ bình thường lẽ ra được hưởng. Ảnh hưởng xã hội từ vụ án mà chúng cùng đồng bọn gây ra được dư luận quan tâm đặc biệt, trên diễn đàn của trang web trẻ thơ, các bà mẹ trẻ đã bàn tán rất nhiều về thủ lĩnh băng nhóm tội phạm có biệt danh My "sói" này.
Một bà mẹ có nick name "mehieuanh" viết: "Tự nhiên lại nhớ đến câu nói của Micheal Jackson, ông nói đi khắp mọi nơi trên thế giới và nhìn thấy một điều, hầu hết tội ác được sinh ra từ những con người bị cướp mất tuổi thơ. Tuổi thơ phải được quyền yêu thương, chăm bẵm, vui chơi... rồi thỏa mãn tâm lý và phát triển nhân cách... còn những bé này, bị cha mẹ bỏ từ bé, ức chế, thiếu thốn, khuyết tật tâm hồn... Nếu vẫn với khí chất mạnh mẽ, can đảm, lì lợm, nói có bạn nghe, nói có bạn sợ mà được bố mẹ quan tâm từ nhỏ có khi lại thành lớp trưởng, chi đội trưởng, liên đội trưởng không chừng... chứ không phải hận thù, trả thù cái mình bị lấy mất vào những người xa lạ...".
Hai luồng dư luận trái chiều đã được đổ dồn vào nhân vật đặc biệt My sói. Bên cạnh những lời trách mắng của những vị khách ghé thăm blog của em, cũng có những dòng comment đầy vị tha. Họ tin rằng, nếu được sống trong một môi trường tốt, được lớn lên với một tuổi thơ lành lặn, chắc hẳn cô bé ấy sẽ trở thành con người khác.
Bởi cô bé ấy đã biết nhỏ nước mắt cho những nỗi đau riêng của mình, đã mong muốn tìm một bàn tay ấm để nắm lấy, đã tìm thấy sự đồng cảm của những đứa trẻ thiếu cha vắng mẹ thì không có lý gì lại không thể mủi lòng trước những nỗi đau của con người. Chỉ có điều, không ai giúp nó nhận ra điều ấy. Nó đã mò mẫm đi, một thân một mình trên đường đời. Và nó vấp ngã một cú đau tái người khi mới ở tuổi 14.
Xin được kết thúc bài viết bằng một comment của một nick name dat_ng...: "14 tuổi, gia đình đẩy em ra ngoài xã hội... Mọi người sẽ xem em như một con người bị vấp ngã và phải trả giá trên con đường đời... Tình yêu thương không chỉ xuất phát từ gia đình, tình yêu, hay tình bạn... Khi em làm một việc tốt, em sẽ mỉm cười thôi... Cố lên nhóc nhé !".
Theo An ninh thế giới
Nỗi niềm của những anh chàng "dại gái" Ga lăng quá thì bị nhiều người phán rằng "dại gái". Không ga lăng thì lại thành thiếu lịch sự với nữ giới. Nhiều anh chàng rơi vào những hoàn cảnh dở khóc dở cười như vậy. Bị "chửi ngu" vì... ga lăng quá! Chuyện các anh chàng ki bo khiến nhiều cô nàng lắc đầu nguầy nguậy thì không có gì đáng...