Nỗi niềm sinh con muộn
Ảnh hưởng của lối sống phương Tây, áp lực công việc… là những lý giải cho tình trạng lập gia đình muộn. Nhưng mang thai khi lớn tuổi có nhiều rủi ro cho mẹ và bé.
Trong một lần đến khám thai tại BV Từ Dũ – TPHCM, tôi tình cờ ngồi kế chị. Hỏi ra mới biết chị và tôi học chung ở trường cấp 3 của tỉnh. Sau một hồi trò chuyện, chị tâm sự: “Chị muốn bỏ nhưng thai lớn quá, không biết có được không?”.
Bác sĩ khám cho phụ nữ mang thai. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: ANH THƯ
Quá ham mê công việc
Chị tên L., 39 tuổi, hiện đang làm trưởng phòng cho một công ty bảo hiểm nước ngoài đóng tại TPHCM. Mới đây, được công ty cử đi tu nghiệp 1 năm ở nước ngoài, chị cân nhắc và muốn bỏ thai. Tôi khuyên: “Bỏ thai nguy hiểm lắm. Mà chị đâu còn trẻ nữa”. Chị trả lời: “Biết vậy, nhưng cơ hội nghề nghiệp thì không thể trở lại”.
Chị Linh, giám đốc một công ty “săn đầu người” tại TPHCM, cũng đã bước vào tuổi 40. Vợ chồng chị đã tốn hàng trăm triệu đồng cho các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bất thành. Gặp chị trong hội nghị khách hàng của công ty tuần trước, chị than thở: “Hồi còn trẻ thì cứ cắm đầu cắm cổ làm kiếm tiền, bây giờ đủ ăn đủ mặc rồi, muốn kiếm con lại không có. Đôi lúc thấy cuộc sống thật vô nghĩa”.
Theo các bác sĩ sản khoa, lứa tuổi sinh con tốt nhất của phụ nữ là 20-30 tuổi. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ có học thức, có vị trí trong xã hội, ở thành thị đang có xu hướng lập gia đình và sinh con muộn. Cuộc sống hiện đại đã giúp nhiều phụ nữ tham gia công tác xã hội, giữ nhiệm vụ quan trọng trong xã hội ngày càng nhiều. Không ít phụ nữ vì áp lực công việc, tận dụng cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, mải lo kiếm tiền… đã “nhịn” sinh con, tạm quên đi thiên chức làm mẹ.
Không tốt cho mẹ và con
Chị bạn tôi là bác sĩ sản khoa ở BV Phụ sản Hùng Vương kể trường hợp chị B.A mang thai lần đầu ở tuổi 39. Gia cảnh khó khăn nên có người yêu từ năm 22 tuổi nhưng 10 năm sau chị B.A mới cưới. Sau đám cưới, 2 vợ chồng chưa muốn có con vội vì muốn ổn định sự nghiệp, nhà cửa. Mãi đến gần đây mới chịu có thai. Tuy nhiên, qua siêu âm cho thấy bé có nguy cơ bị Down nên 2 vợ chồng đang lo lắng không biết nên giữ hay bỏ!
Video đang HOT
Một trường hợp khác là chị B., sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm khi đã ngoài 40 tuổi. Năm nay thằng bé đã bắt đầu đi mẫu giáo. Trước đây, chị cũng là người xông xáo với công việc mà quên việc có con. Khi nhìn lại, thấy tuổi đã cao, chị mới giật mình chạy chữa, thuốc thang.
Nghe bác sĩ nào hay, chùa chiền nào linh thiêng chị cũng đến nhưng bụng chị vẫn phẳng lì. Chị tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bác sĩ cảnh báo tuổi chị quá lớn để sinh con. Dù vậy, chị vẫn khao khát có được đứa con do mình sinh ra. Sau bao lần thất bại, tin vui đã đến với chị. Nhưng đứa con của chị càng lớn càng có nhiều dấu hiệu bất thường. Thằng bé không thể nói năng, muốn gì thì cứ đập đầu vào tường rồi la hét. Bác sĩ kết luận bé có dấu hiệu của bệnh tự kỷ…
Theo Alo
Thật giả giới tính đằng sau nhiễm sắc thể X, Y, SRY
Tại sao có những người "bóng" mặc dù hình hài nam giới. Tại sao có những phụ nữ xương to, tính tình giống đàn ông? Tại sao có gay và lesbian?
Phải chăng có sự sai sót ngay từ trong bào thai mà chúng ta chưa biết? Phải chăng khi mang thai người mẹ sử dụng thuốc, hóa chất gây đột biến cho thai nhi?
Theo TS Lê Thúy Tươi, trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta đều có 46 nhiễm sắc thể, tức là 23 cặp. Trong 23 cặp có bản sao y hệt, một nửa lấy từ mẹ, nửa kia lấy từ bố. Bởi thế xét nghiệm AND sẽ cho biết chính xác "bố thật" hay "ông hàng xóm". Nếu XX thì bào thai là trẻ gái, còn bào thai bé trai là XY và phải thêm một gene nhỏ khác nữa mới hoàn chỉnh.
Giới tính nam được quyết định như thế nào?
Trong 23 cặp nhiễm sắc thể có tới 22 cặp XY nhưng phải có một cặp XY có cấu trúc đặc biệt hơn, quyết định giới tính gọi là "Y nhỏ" - khi xuất hiện "Y nhỏ" thì bào thai mới thật là bé trai.
"Y nhỏ" chứa đoạn gene có tên là SRY (Small rear Y), chỉ có một nhưng cực kỳ quan trọng bởi nó là gene quyết định đứa trẻ là giống đực.
SRY xuất hiện khi nào?
Sự thụ tinh đã tạo ra một mầm sống mới có tên gọi ban đầu là "hợp tử" (hai phần tử sống hợp thành). Vừa giao hòa xong là chúng bắt đầu phân chia và di chuyển nhịp nhàng bằng những cử động như làn sóng êm dịu của loa vòi trứng, từ từ "đẩy" hợp tử đến với tử cung. Thời gian "đi" của hợp tử là 7 ngày đêm và khi tới tử cung thì sự phân chia đã thành một khối gọi là "phôi dâu" (merula). Lúc này niêm mạc tử cung đang dày lên để chuẩn bị đón phôi đến. Phôi rơi vào nơi nào, niêm mạc nơi ấy sẽ dày lên "ôm" trọn lấy phôi. Đó là quá trình "làm tổ" và lớn lên.
Vào giữa tuần thứ 5 và thứ 6 của phôi thì gene SRY xuất hiện. Nó khởi động một loạt quá trình phức tạp: những tế bào nguyên thủy của tinh hoàn, dương vật xuất hiện. Testosterone từ tinh hoàn tiết ra làm biệt hóa phôi thành bé trai.
Nếu vào thời điểm đó gene SRY không xuất hiện?
Nếu gene SRY không hoạt động vào thời điểm này thì em bé với những nhiễm sắc thể XY lại phát triển bộ phận sinh dục theo hướng "cái" nhưng không có buồng trứng (bởi thiếu nhiễm sắc thể X). Khi dậy thì cô gái có thân hình vạm vỡ như con trai, tăng trưởng chiều cao (nhiễm sắc thể Y có gen tăng trưởng chiều cao).
Trẻ sẽ giống con gái nhưng không phải con gái. Không có bộ phận sinh dục nên khi sinh ra cha mẹ vẫn đặt tên, cho mặc quần áo con gái. Khi lớn lên "cô gái" này không có kinh. Trường hợp này gọi là "lại giới". Đến tuổi dậy thì siêu âm không thấy buồng trứng, tính khí mạnh mẽ, ăn to, nói lớn, hung hăng như con trai. Chẩn đoán xác nghiệm bằng xét nghiệm gene.
Có khi nào những "bé gái" này có tinh hoàn?
Nếu em bé XY có SRY xuất hiện đúng thời điểm, vẫn có tinh hoàn xuất hiện và sản xuất testosterone. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà bào thai không đáp ứng với testosterone để biệt hóa thành bé trai 100%. Vậy là bé vẫn bị xếp thành "con gái" nhưng lại có hai tinh hoàn nằm chơi trong bụng.
Sự hình thành bé gái xuất hiện khi nào?
Sự biệt hóa sinh dục của bé gái chậm hơn bé trai, vào khoảng tuần thứ 7 đến tuần thứ 11 mới có sự xuất hiện những tế bào mầm của buồng trứng, tử cung. Progesterone của buồng trứng sẽ giúp biệt hóa cơ quan sinh dục nữ.
Nếu bé gái có cấu trúc XXY?
Y học gọi đó là hội chứng Klinefelter. Khi đã có nhiễm sắc thể Y thì lại có sự hình thành 2 tinh hoàn. Vì "vướng" 2 nhiễm sắc thể XX nên sự hình thành của testosterone kém. Khi trưởng thành vẫn là con trai nhưng cơ bắp mềm mại, giọng nói êm dịu, vóc dáng tròn trĩnh, vú hơi to. Hai tinh hoàn phát triển kém nên đối tượng này nếu lấy vợ cũng sẽ vô sinh.
Dư thừa nhiễm sắc thể gây ra rắc rối về giới tính
Nếu dư thừa nhiễm sắc thể X sẽ phiền toái hơn. Nhiễm sắc thể X thừa dẫn đến nhiều trục trặc bởi cấu trúc phức tạp của nó. Trên nhiễm sắc thể X có tới trên 200 vị trí, vị trí nào bị trục trặc cũng gây bệnh. Nhiễm sắc thể Y ít phức tạp hơn.
Đồng tính ái (homosexual) là do dị thường về di truyền?
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đi tìm theo hướng này nhưng chưa có kết quả. Giả thuyết cho rằng có mối liên quan giữa đồng tính ái và nhiễm sắc thể X vẫn chưa được xác nhận.
Cách gì phòng ngừa những trục trặc?
Không dùng thuốc, không đưa vào cơ thể các loại hóa chất trước và trong khi mang thai là điều chúng ta có thể phòng được. Sự biệt hóa của bào thai diễn ra ngay khi bạn mang thai, vậy mà nhiều bạn cứ vô tư ăn những thực phẩm được ướp các loại hóa chất không cho phép, có bạn sử dụng thuốc một cách bừa bãi. Có bạn đang uống thuốc ngừa thai (chứa ít estrogen và progesterone) vừa ngưng là có thai liền. Nếu bào thai là bé trai thì một lượng progesterone trong máu chưa thải hết đã tạo ra trục trặc cho quá trình biệt hóa theo hướng "đực". Một số bác sĩ chẩn đoán là "bướu cổ" và chỉ định cho dùng Thyroxin (hoóc môn tuyến giáp trạng), đang uống Thyroxin lại có thai cũng gây ra những rối loạn trong quá trình biệt hóa sinh dục.
Theo alobacsi
Những điều thú vị về giới tính Có những điều thú vị về giới tính mà rất nhiều người chưa biết. Mọi người đều bắt đầu từ nữ giới Mô hình tiêu chuẩn não bộ con người trước tiên mang tính nữ giới. Mãi đến tuần thứ tám thai kỳ, trong trường hợp phôi thai có cặp nhiễm sắc thể nam giới XY, một gien nhất định gửi mệnh lệnh...