Nỗi niềm nuôi con ‘vượt cạn’
Người ta thường nói: “Con so nhà mạ, con rạ nhà chồng”. Câu nói cửa miệng này được nhân dân ta áp dụng từ bao đời nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện được về nhà mẹ đẻ để sinh con.
Chị Nga có một cô con gái. Và đứa con gái duy nhất mà chị rất mực yêu thương ấy đã để lại cho chị nhiều niềm vui nhưng cũng lắm nỗi buồn. Những ngày cuối năm học cấp 3, khi thấy con làm hồ sơ đăng ký thi đại học một trường trong Sài Gòn chị thấy lo lo. Cái cảm giác xa con làm chị không yên lòng.
May mắn thay, 12 năm đèn sách của con đã được đáp đền bằng giấy báo trúng tuyển vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP HCM). Đêm trước khi chia tay, hai mẹ con nằm với nhau, chị thủ thỉ dặn dò con học hành xong thì về lại quê nhà, xin việc làm và lấy chồng, đừng yêu đương chi trong nớ để dính dán chuyện chồng con ngăn sông cách núi khổ lắm! Con gái chị tủm tỉm cười cho rằng: “Mẹ cứ lo xa, học xong con về với mẹ. Mẹ hãy yên tâm con sẽ về quê lấy chồng mà”.
Cứ mỗi lần Tết đến con về thăm nhà, thấy con học hành tấn tới và không nói đến chuyện tình cảm gái trai trong ấy chị rất mừng. Thế nhưng, khi con gái bước vào năm học cuối, cũng là lúc chị đón nhận “hung tin” con đã có người yêu trong thành phố. Niềm tin vào lời hứa của con vỡ òa. Tâm trạng hụt hẫng, rối bời chị chưa biết tính sao thì con lại gọi điện về nhà thông báo với mẹ có một công ty đã đồng ý trả lương cao cho con ngay sau khi tốt nghiệp. Hè năm ấy, con gái đem bạn trai về giới thiệu với mẹ. Thương con nghĩ đến tương lai của con và được họ hàng khuyên bảo, chị đành phải chấp nhận cho con lấy chồng xa.
Rồi một ngày con gái nhắn tin về, nhờ mẹ vào Sài Gòn giúp con sinh nở. Chị khuyên con nên về ngoài Trung để chị nuôi vì “con so nhà mạ”. Bấy giờ, mẹ chồng con gái chị lại viện lý do: “Đường xá xa xôi, bầu bì nặng nề đi lại bất tiện nên có gì chị xui thông cảm vào đỡ đần giúp cháu một thời gian”.
Thật tình, lòng chị Nga không hề muốn vào trong ấy chút nào, nhưng thương con một mình vượt cạn, chị đành bấm bụng leo lên xe đò. Từ ngày con vào bệnh viện sinh nở cho đến lúc về nhà, chị tất bật chăm chút cho con từng li, từng tí theo kinh nghiệm nuôi đẻ ở quê.
Những ngày sống bên con chị buồn nhiều hơn vui. Buồn bởi lẽ con chị ở nhà chồng, mọi sinh hoạt của người dân thành thị khác với cách ở quê, nên chị dè dặt sợ mích lòng người ta. Ngay cả việc nuôi con chị cũng phải chiều theo ý bên nhà chồng của nó.
Video đang HOT
Chiều theo họ mà trong lòng chị khó chịu vô cùng. Niềm vui duy nhất của chị có lẽ là cảm giác hạnh phúc vô ngần khi nhìn con ngủ yên không bị cháu quấy khóc. Nhiều lúc, chị ngồi thâu đêm dỗ cháu để con ngủ. Thương con chị chỉ biết làm thế. Con chị dường như hiểu được tâm trạng của mẹ nên mỗi lần chị đến gần, con nắm lấy tay chị mà nói: “Mẹ thương con, thương cháu đừng để tâm việc gì khác mẹ nghe”.
Nghe con nói mà chị ấm lòng. Giận thì giận, thương thì thương. Chị mong sao qua mùa vượt cạn con mình mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông là mãn nguyện rồi.
Theo NLĐ
Vợ đi nhặt chai nhựa để nuôi con, chồng vẫn vui chơi với gái và cái kết bất ngờ
Công khai đi gái rồi tỏ thái độ khinh thường cô vợ bới rác nhặt từng cái chai lọ bỏ đi để kiếm tiền, nào ngờ chỉ sau 1 năm Hải đã phải khóc lóc quỳ gối trước mặt người vợ mình đã coi thường năm nào.
Từ hồi sinh đứa thứ 2 xong, Hải bắt Lê nghỉ hẳn việc lao công để ở nhà chăm 2 đứa con nhỏ. Cứ nghĩ chồng thương và lo cho mẹ con mình nên Lê đành nghe lời chồng. Nhưng gần 1 năm ở nhà nuôi con, Lê gần như rơi vào khủng hoảng khi chồng đi gái và mang hết tiền của ở nhà cho bồ mà không nể nang gì vợ con hết. Biết chồng thế nhiều lần Lê đã ngọt nhẹ khuyên can nhưng anh lại nổi cáu và chửi Lê không ra gì hết.
Không có việc, lại nuôi con nhỏ trong khi chồng làm được đồng nào tiêu hết rồi vợ có đồng nào Hải cũng lột sạch để đi nhà nghỉ với gái. Mới có 1 thời gian ngắn mà nhà Lê chẳng còn gì hết ngoài căn nhà không. Thương 2 đứa con thơ đói sữa, chẳng có cái gì ăn ngon để phát triển và lớn như con người ta Lê ứa nước mắt thương con giận chồng.
Vướng bận con cái khiến Lê không thể xin làm lao công như trước được nữa. Bí quá cô đành cậy nhờ mẹ đẻ trông cháu hộ còn mình đi lang thang khắp thị trấn nhặt từng cái chai lọ người ta ném đi để bán đồng nát kiếm tiền nuôi con. Ngày nào cũng đạp xe rong ruổi hết đường này phố kia, lục tung đống rác hôi thối lên để kiếm tiền khiến người Lê lúc nào cũng bốc mùi khó chịu.
Cái nghề nhặt đồng nát mạt hạ này cũng chẳng giúp Lê kiếm được là bao nhiêu. Hôm nào may mắn được nhà nào gọi vào dọn nhà thì cũng kiếm được dăm chục, 1 trăm không thì có hôm cả ngày đi mòn cả bánh xe mới được 10 ngàn đồng. Cầm đồng tiền nhàu nát, dính cả mùi hôi tanh của chai lọ vứt ở đống rác Lê lại vội ra chợ mua hộp sữa hay ít thịt về cho tụi nhỏ ăn. Nhìn chúng nó thiếu thốn, đói khát mà Lê rầu hết cả lòng.
Biết vợ đi bới rác nhặt từng cái chai lọ để bán, Hải cũng chẳng thương tiếc gì ngược lại anh còn khinh thường và cao giọng đuổi mẹ con Lê ra khỏi nhà để đưa nhân tình về sống. Qúa sốc vì thái độ của chồng, Lê không chịu được nữa mà vùng lên cãi lại lời chồng thì nhận ngay trận đòi thừa sống thiếu chết của người đàn ông vũ phu kia.
Chán chường Lê quyết định buông bỏ người chồng tệ bạc này ôm con về ngoại sống những tháng ngày làm mẹ đơn thân và tiếp tục công việc nhặt chai lọ, sắt vụn người ta vứt đi để nuôi con.
Đã ngót ngét hơn 1 năm kể từ ngày bị chồng đuổi ra khỏi nhà, giờ cuộc sống của mẹ con Lê đã ổn định hơn. Giờ Lê không còn đi bới rác nhặt sắt vụn nữa mà cô đi buôn cá về bán kiếm lời dễ hơn đi nhặt chai lọ như ngày trước. Lắm lúc con hỏi về Hải, Lê lại rơi nước mắt và nói bố nó đã chết rồi để khỏi phải nhớ về người chồng tệ bạc ấy nữa.
Đúng trong thời gian Lê ổn định cuộc sống và đã xóa được người chồng tệ bạc thì Hải bất ngờ tìm đến nhà mẹ vợ cầu cứu Lê. Thấy chồng phờ phạc, người bầm dập vết thâm tím mà quỳ lạy khóc lóc các kiểu trước mặt mình Lê vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra.
Cố giữ bình tĩnh, cô anh kéo chồng ra quán nước đầu làng nói chuyện thì mới hay tin. Hải bị cô bồ "xử" không thương tiếc khi dám công khai mối quan hệ giữa 2 người và cản con đường làm giàu bằng "vốn tự có" của cô ta. Nhưng lý do thật hơn đó là Hải trắng tay, hết giá trị lợi dụng thì ả ta xa thải và ruồng bỏ như 1 kẻ ăn mày mạt hạ.
Thở dài sau câu chuyện của chồng, Lê cười khẩy cũng chẳng ngoảnh mặt bỏ đi mà cô khẽ rút ví ra đưa cho Hải 2 triệu đồng và nói:
- Anh cầm số tiền này mà thuê nhà trọ ở rồi kiếm việc mà làm. Em lấy chồng khác rồi, anh ấy hay ghen lắm (Lê nói dối mình lấy chồng mới). Hy vọng chúng ta không gặp nhau nữa. Em chỉ có thể giúp anh đến đây thôi, vì kẻ bẩn thỉu, nghèo khó như em không kiếm đâu ra nhiều tiền nuôi anh cả đời được.
- Em làm vậy khác gì bỏ rơi anh, dù sao anh cũng là cha 2 đứa nhỏ. Em phải có trách nhiệm với anh chứ?
- Bỏ rơi anh? Anh có nhớ ngày trước anh đánh đuổi mẹ con em không thương tiếc và còn lột sạch cả tiền không? Giờ em đã "bố thí" cho anh 2 triệu là quá hào phóng rồi. Nếu anh không lấy để em thu lại.
- Thôi được rồi, em đi đi. Anh cứ tưởng em còn yêu anh nên về đây bám víu, sống nhờ vào em nào ngờ em lại đối xử với anh như thế.
Lê không nói câu nào nữa mà xách túi ra thẳng quán lên xe về. Cười trong nước mắt, Lê ngẫm mà thấy đúng quá: Đời có vay có trả cả, kẻ gây tội ác sẽ bị trừng phạt thôi. Chắc có lẽ giờ chồng mới thấm được cái cảm giác bị người mình tin yêu ruồng bỏ là như thế nào. Anh yêu và cung phụng bồ đến thế cơ mà, giờ anh với cô ta chỉ là cái giẻ lau nhà cũ kỹ và phải đáp đi luôn thôi.
Nếu như ngày trước Hải nghe lời vợ thì mọi chuyện đâu có thế này, gia đình tan nát, giờ anh trắng tay tất cả là do Hải gây ra mà thôi. Nếu anh có trách thì nên tự trách bản thân mình trước.
Theo blogtamsu
Trót lấy vợ giỏi hơn chồng Tôi năm nay 44 tuổi có vợ và hai con gái. Chúng tôi đã cưới nhau được 15 năm, nhìn bề ngoài ai cũng tưởng gia đình tôi hạnh phúc, song không phải như vậy. ảnh minh họa Vợ tôi làm cho một công ty nước ngoài, công việc rất bận rộn, hầu như ngày nào cũng về nhà sau 7h tối và...