Nỗi niềm má ghẻ
Thấy con gái út kéo mấy đứa “mặt rô” về nhà đòi tiền, vàng, bà sốc nặng. Chồng đang chữa bệnh ở nước ngoài, bà một mình bận tối mặt với gần chục mẫu vườn, lại lo giải quyết vụ “xin tiền”. “Má đã đưa bằng khoán nhà đất cho con mượn, thế chấp vay hàng chục tỷ đồng rồi. Giờ nợ ngân hàng chưa trả, còn muốn gì nữa?”. Vụ lùm xùm này, có lẽ hai-ba bữa bà sẽ giải quyết xong, với kinh nghiệm của một cán bộ dân vận. Tuy vậy, bà quá buồn phiền khi bị con chồng gọi là “mụ này, mụ kia”.
Bà về với ông khi hai người tuổi đã xế chiều. Trước đó, bà “ở góa” mấy chục năm bởi chồng hy sinh trong kháng chiến, sau đám cưới một tuần. Bà vừa thương chồng, vừa mải mê công tác nên không mấy quan tâm việc đi bước nữa, sinh con. Sau này cùng công tác, họp hành với nhau nên quen biết ông, thấy ông “gà trống nuôi… bốn con nhỏ”, bà thương quá, quyết định ghé vai gánh nặng cùng ông.
Bốn đứa con của ông đều kêu bà bằng má hai, chúng được bà thương yêu chân thành bằng tấm lòng người mẹ. Các con chồng dần dần trưởng thành, được ông bà lo công ăn việc làm, dựng vợ gả chồng đàng hoàng. Riêng cô con gái út thì dở chứng, quậy phá. Sau khi giao cho vợ chồng cô út căn nhà trên thị xã, lại còn xây cho con 50 phòng trọ, ông bà rút lên rừng, cất nhà trông vách gỗ, đầu tư trồng cao su. Nhưng nỗi lo lắng chưa thôi đeo bám ông bà. Cô út dù làm ở công ty xổ số kiến thiết, lương cỡ chục triệu đồng, cũng chỉ đủ cho cô cà phê, tụ tập. Việc kinh doanh nhà trọ đổ bể vì thiếu sự quản lý.
Thương con út, bà bàn với ông xây dựng cho vợ chồng họ một nhà máy gạch không nung công suất hai triệu viên/năm, đồng thời sang tên cho cô út 10 mẫu cao su cạo mủ lứa đầu. Với cơ sở kinh tế như vậy, nếu kinh doanh tốt, vợ chồng cô út mỗi năm thu về mấy tỷ đồng. Một lần, cô út nói cần tiền đầu tư kinh doanh, về nhà hỏi mượn ba má sổ đỏ để thế chấp vay 50 tỷ đồng, ông không đồng ý.
Video đang HOT
Sau cô út bám má ghẻ nỉ non mãi, bà giấu chồng đưa giấy tờ nhà đất cho con, hy vọng chúng sẽ làm ăn có lời. Một năm, hai năm… tới kỳ ngân hàng thông báo nợ quá hạn, có nguy cơ nhà đất bị thu, ông bà mới tá hỏa là con mình chẳng làm được gì cả, sẵn tiền đó ăn chơi đua đòi làm “đại gia”. Bà phải chạy vạy vay mượn bạn bè, người quen, trả nợ để giữ lại nhà đất.
Chữa bệnh về, trước thái độ trở mặt của con gái với má ghẻ, ông quyết định “cấm vận” mọi nguồn tài trợ. Thực chất, vốn liếng của ông bà đã bị cô út phá tiêu tan nhiều rồi. Ông chia sẻ: “Con út nó dùng túi xách hàng hiệu giá hơn chục triệu đồng, một hai tuần chán nó mua cái khác. Điện thoại nó xài cái giống gì mà giá 120 triệu đồng. Nó tổ chức câu lạc bộ cầu lông, mua sắm quần áo, nón vợt toàn đồ xịn tặng cho các thành viên, lo cho câu lạc bộ đi giao lưu khắp các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và TP.HCM.
Nó mua xe hơi mắc tiền, thấy người ta chơi cây kiểng thì cũng bỏ tiền tỷ ra mua kiểng về xếp đầy nhà mà chẳng bao giờ chăm tưới. Nó đưa thầy “phù thủy” lên nhà tôi, đập phá bát nhang ngoài vườn, đem mảnh về để “ếm bùa” xem tiền vàng vợ chồng tôi giấu chỗ nào. Thiệt, nó quậy tôi hết thở nổi rồi. Tôi có lỗi với bả vì cưng chiều nó quá. Nó còn bất hiếu hơn khi lợi dụng lòng tốt của má ghẻ. Nói là má ghẻ, chớ má đẻ còn chắc không chiều được nó tới cỡ đó”.
Biết ông nóng tính, bà nhẹ nhàng động viên: “Tiền của mất đi mình còn làm ra được, tình cha con mất đi thì mất luôn. Ông cứ để từ từ tôi với mấy đứa lớn khuyên nhủ con út. Tới mức nó phá quá, gây tội lỗi với xã hội thì mình cũng phải nhờ pháp luật can thiệp thôi. Cả hai vợ chồng đều từng làm lãnh đạo, mình hiểu điều đó mà. Cưng con quá, là đưa nó vào ngõ cụt cuộc sống thôi”.
Từ khi làm loạn nhà ba má, cô út bỏ đi một mạch, giỗ tết cũng không về nhà. Không biết bà làm cách chi, sau vụ “quậy phá” gần một năm, thấy vợ chồng cô út mò về xin lỗi ba má. Ông giận quá, chỉ mặt con đuổi đi, bà kéo nó ra sau lưng, nhẹ nhàng: “Thôi mà ông! Đánh kẻ chạy đi chớ ai đánh kẻ quay lại”. Bà vuốt tóc đứa con từng hỗn hào với mình: “Vợ chồng con ráng lên, tuổi còn trẻ, đời còn dài. Ba má già rồi mà vẫn phải lo mần ăn dưỡng già, chớ không tiếc gì với con hết. Tiền nợ ngân hàng ba má lo trả cho con. Giờ thì con lo làm lại đi. Nếu con bớt ăn chơi, má tin rồi kinh tế cũng khá giả như các ông bà thôi”.
Lần đầu tiên ông thấy đứa con gái út bật khóc nức nở.
Theo Phunugiadinh
Cha mẹ là người giàu nhất
Thuở nhỏ, nhà tôi nghèo lắm, ba tôi làm công nhân, lương chẳng đủ nuôi bốn đứa con. Mẹ phải buôn bán thêm để nuôi chúng tôi ăn học. Dù vậy, mấy chị em tôi đều học giỏi. Đó cũng là điều an ủi lớn nhất của ba mẹ.
ảnh minh họa
Tôi luôn mặc cảm mình nghèo nên chẳng dám rủ bạn về nhà chơi cũng như chẳng dám thừa nhận với bạn bè mẹ tôi chính là người bán hàng ăn nhỏ xíu ở chợ. Cho đến một ngày...
Mẹ chở tôi đi thi bằng xe đạp trên con đường đầy dốc, chiếc xe cũ liên tục tuột xích, tôi sợ trễ nên cứ hối mẹ đạp nhanh mà không mảy may chú ý lưng áo mẹ ướt đẫm mồ hôi. Gần đến trường, sợ bạn thấy người mẹ nghèo lam lũ, tôi hối mẹ về khi mẹ định nán lại. Mẹ không nói được tiếng nào vì vẫn còn thở dốc, rồi quay xe đạp thật nhanh, nhìn vai mẹ rung rung, cái dáng gầy vội vã, trong tôi bỗng trào lên nỗi ân hận khôn cùng. Lần đầu tiên, tôi khóc khi nghĩ về mẹ.
Tôi nay đã là mẹ. Có lần, đón con bằng xe đạp, con có vẻ ái ngại như sợ bạn thấy mẹ mình đi xe đạp làm tôi nhớ lần mẹ chở tôi đi thi. Có điều, khác với ngày xưa, tôi đã hiểu ra rằng: chỉ khi còn trẻ, người ta mới có thể cư xử như thế dù cha mẹ có thể nghèo vật chất nhưng không ai giàu bằng họ về sự yêu thương dành cho con.
Theo VNE
Chồng ki bo với vợ nhưng lại vung tiền cho gái Cuộc sống hôn nhân của tôi làm tôi cảm thấy chán nản, bây giờ tôi không biết phải làm thế nào trong hoàn cảnh này. khi mà chồng vui vẻ mang tiền giúp đỡ người khác, còn với vợ thì anh chi li tính toán từng đồng. ảnh minh họa Chúng tôi lấy nhau đã được gần 4 năm. Khoảng năm 20013 tôi...