Nỗi niềm Dinh đào Nhật Tân
Dinh đào Nhật Tân được coi là nơi xuất xứ và bảo tồn “gen” của giống đào Nhật Tân ngày nay. Nhưng đứng trước quá trình đô thị hóa, Dinh đào Nhật Tân đang dần biến mất và sẽ trở thành hoài niệm của người dân đam mê sắc đào Nhật Tân.
Dinh đào Nhật Tân sẽ biến mất
Ông Đỗ Văn Thịnh, truyền nhân nhiều đời tại Dinh đào Nhật Tân.
Cứ mỗi dịp xuân về, vùng đất Nhật Tân (Hà Nội) lại được nhắc đến nhiều bởi nơi đây gắn liền với nghề trồng đào nổi tiếng. Nhưng chỉ những người đam mê sắc đào Nhật Tân mới biết rằng, xuất xứ của đào Nhật Tân chính là nơi được gọi là Dinh đào, nằm ở cụm 3, phường Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội.
Theo những người dân sinh ra và lớn lên với nghề trồng đào ở đây, trước đây Dinh đào Nhật Tân có diện tích rộng chừng 200 nghìn m2 (1,9 mẫu). Nhưng theo dòng chảy của thời gian, quá trình đô thị hóa đã khiến Dinh đào Nhật Tân có nguy cơ bị biến mất vĩnh viễn như làng hoa Ngọc Hà ngày nào. Hiện Dinh đào Nhật Tân chỉ còn lại diện tích khoảng 1.500m2 nhưng cũng sắp phải nhường chỗ cho các dự án xây dựng trường mầm non và trung tâm dậy nghề của quận Tây Hồ.
Theo quan sát của phóng viên, hiện tại ngay sườn của Dinh đào này, dự án mở đường nối từ ven hồ Tây ra đường Lạc Long Quân cũng đã được các cơ quan chức năng phê duyệt và giao nhà thầu thi công.
Ông Đỗ Văn Thịnh, năm nay trên 60 tuổi (cụm 3, phường Nhật Tân), gia đình có nghề tổ trồng đào nhiều đời nay cho biết, hiện gia đình ông còn 80m2 đất và có khoảng 60 gốc đào được trồng tại Dinh cho biết, vừa rồi cơ quan chức năng đến đo đạc bảo lấy đất làm trường mầm non và làm Trung tâm Giáo dục Thường xuyên của quận mà lòng thấy xót xa.
Dinh đào Nhật Tân giờ chỉ còn khoảng 1.500m2. Do quá trình đô thị hóa, càng ngày diện tích này càng bị thu hẹp và đang đứng trước nguy cơ bị biến mất.
Theo ông Thịnh, hiện nhà ông cũng được chính quyền địa phương cấp cho một bãi đất rộng ở ven sông Hồng để trồng khoảng 1000 gốc đào. Nhưng đào ở ngoài bãi sông Hồng không thể đẹp bằng đào ở trong Dinh. Vì chất đất ngoài bãi chủ yếu là đất phù sa mẫu mỡ, còn đất ở trong Dinh là đất cứng, khô cằn vì thế sắc đào bao giờ cũng thắm hơn, hoa to và cánh dày hơn.
Hoài niệm của người Nhật Tân về Dinh đào
Anh Nguyễn Văn Bôn (địa chỉ ngõ 472, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết anh là đời thứ tư trong gia đình có truyền thống trồng đào ở Nhật Tân. Hiện gia đình anh cũng có 100m2 đất trồng khoảng 100 gốc đào tại Dinh. Dân làng Nhật Tân từ xưa xưa đến nay sống chủ yếu bằng nghề trồng đào, hoa cảnh.
Kỹ thuật trồng đào của người dân làng Nhật Tân thì không nơi nào bằng được. Từ việc ghép cành đào bích vào gốc đào quả để tạo ra cây đào lai gốc khỏe, mà hoa vẫn đẹp, đều, đến việc sửa tán tạo thành cây tròn, đẹp đều. Ngay cả bí quyết “hãm đào” cho nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán trong điều kiện thời tiết diễn biến thất thường thì chỉ có nguời Nhật Tân đạt đến độ. Muốn cho hoa nở ngày nào thì hoa nở ngày ấy.
Video đang HOT
Từ đó, đào Nhật Tân nổi tiếng xa gần với sắc hương rực rỡ và nở đúng thời khắc, cành mập, hoa to, lâu tàn. Có được những “bí kíp” của cha ông để lại nên Nhật Tân cũng là nơi sản sinh không biết bao nhiêu nghệ nhân trồng đào.
Theo anh Bôn, Dinh đào Nhật Tân còn được sử sách chép lại là Tết Kỷ Dậu (1789), sau khi tiêu diệt 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh ở Thăng Long, Quang Trung đã sai quân phi ngựa thần tốc ngày đêm mang một cành đào của chính Dinh đào Nhật Tân vào Phú Xuân để tặng công chúa Ngọc Hân thay thiệp báo tin mừng chiến thắng và cành hoa đào tươi thắm cũng là lời nhắn gửi tình cảm tới người vợ yêu. Sự tích này, đến nay con cháu trồng đào Nhật Tân vẫn được các cụ trong làng truyền miệng cho nghe.
Con đường bê tông này sẽ xẻ dọc sườn Dinh đào nối đường ven hồ Tây với đường Lạc Long Quân.
Nói về nghề trồng đào tại Nhật Tân, ông Nguyễn Thế Dân, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy phường Nhật Tân cho biết, từ cách trồng đào, ghép đào, uốn thế đào… thì chỉ có người Nhật Tân mới làm được đến độ khiến đào Nhật Tân luôn có sự khác biệt so với đào ở các phường lân cận trên địa bàn quận Tây Hồ. Nhưng tiếc rằng, những “bí kíp” đó cho đến nay vẫn chưa được người dân Nhật Tân tập hợp lại in sách để lưu truyền về sau thay vì cách truyền miệng như hiện nay.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, một lãnh đạo UBND phường Nhật Tân cho biết, trong rất nhiều cuộc tiếp xúc cứ tri, phường cũng đã nhiều lần đề nghị lên UBND TP Hà Nội để lập quy hoạch bảo tồn giống gen đào Nhật Tân tại Dinh đào. Nhưng thời gian vừa qua, UBND TP Hà Nội thành lập vùng hoa của thành phố nhưng lại không đưa Dinh đào vào trong diện quy hoạch đó.
Bảo tồn Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên (Tây Hồ) trên đất quận Long Biên Theo quyết định phê duyệt “Đề án phát triển sản xuất hoa, cây cảnh TP Hà Nội, giai đoạn 2012 – 2016″, diện tích hoa đào toàn TP Hà Nội là 288,2ha (chiếm 14,4% diện tích đất trồng hoa), được trồng chủ yếu ở quận Tây Hồ, Long Biên, Đông Anh, Thường Tín. Diện tích hoa đào cho giá trị kinh tế cao khoảng 30ha tập trung chủ yếu ở quận Tây Hồ. Trồng đào chất lượng cao thu nhập 500-700 triệu/ha/năm. Sản xuất hoa đào ngoài ý nghĩa về hiệu quả kinh tế còn có ý nghĩa về bảo tồn, phát triển nguồn gen thực vật quý, hiếm và nét văn hóa Hà Nội. Cũng theo quyết định này thì việc bảo tồn, phát triển hoa đào Nhật Tân, quất Tứ Liên được xây dựng mô hình sản xuất Trung tâm giới thiệu hoa đào và sản phẩm hoa Hà Nội tại quận Long Biên. Nhằm thu thập, sưu tầm, lưu giữ và phổ biến kĩ thuật cổ truyền trong sản xuất đào Nhật Tân và quất Tứ Liên.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Đào rừng giá "khủng" và phong cách chơi đào dịp Tết
Còn hơn 20 ngày nữa là Tết Nguyên đán, những gốc đào "khủng", giá sốc đã "gõ cửa" năm mới sớm hơn mọi năm và được bày bán suốt dọc đường Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội).
Đào rừng giá "khủng" ít khách mua
Từ sáng sớm hôm nay, những nhà vườn có thâm niên trồng đào tại phường Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Quảng Bá... quận Tây Hồ, Hà Nội, đã trưng dọc tuyến đường Lạc Long Quân những gốc đào lớn.
Đào rừng khủng có giá trên chục triệu.
Các chủ vườn đào cung cấp giá của những gốc đào này, cao nhất đến 60 triệu đồng. Một gốc đào rừng được chủ vườn đào Quang Sơn cho biết có giá 25 triệu đồng, nếu khách mua đứt. Còn để thuê chơi Tết thì giá 20 triệu đồng, miễn phí công vận chuyển trong nội thành Hà Nội.
Chủ vườn đào Quang Sơn cho hay, thời tiết như thời điểm hiện nay là khá thuận lợi cho người trồng đào. Giá đào năm nay cũng không cao hơn so với mọi năm.
Có trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề trồng đào ở phường Nhật Tân, anh Sơn cho biết, vườn nhà anh có khoảng trên 100 gốc đào, chủ yếu là đào rừng. Hiện nay anh đã cho các cơ quan, doanh nghiệp thuê khoảng 30 gốc đào, thu về cả vốn và lãi khoảng 300 triệu đồng.
"Bày đào ra đường này chủ yếu là để lấy chỗ giao dịch với khách hàng, còn đào thì vẫn được để trong vườn là chủ yếu. Nếu khách có nhu cầu thì vào tận vườn chọn lựa", anh Sơn cho biết.
Theo chị Hương, một chủ vườn đào khác ở phường Phú Thượng, gia đình chị có nghề trồng đào đã mấy đời. Ba chị em chị hiện đang "ôm" hơn 1.000 gốc đào và đã cho thuê được hơn 30 gốc đào khủng, thu cả gốc lẫn lãi khoảng 400 triệu đồng.
Chị Hương ước tính, nếu vụ đào năm nay thuận lợi, mấy chị em sẽ thu về khoản lãi hơn 1 tỉ đồng. Chị Hương khẳng định chưa bao giờ việc kinh doanh đào nhà chị bị lỗ, bởi đào nhà chị tự trồng, nếu bán không hết mang về chăm sóc năm sau bán tiếp, đào năm sau sẽ càng đẹp hơn năm trước.
Gốc đào này được chủ vườn chào bán giá 60 triệu đồng.
Theo ghi nhận của phóng viên, ngoài việc bán đào, để thuận tiện cho khách đường xa mua đào, các nhà vườn đã chủ động kiêm luôn khâu vận chuyển. Gần thì vận chuyển miễn phí, xa thì vận chuyển tính cước, tính công. Kể cả vận chuyển đào vào tận miền Trung, miền Nam.
3 phong cách chơi đào ngày Tết
Những chủ vườn đào cho biết, chơi đào dịp Tết tùy theo cảm hứng của từng người chơi. Nhưng xưa nay chơi đào chủ yếu dựa theo 3 phong cách chính: Chơi đào rừng, gốc cổ thụ; Chơi đào theo thế bon sai, đào thông; Chơi đào theo màu sắc.
Theo chị Hương, chủ một vườn đào, những người chơi đào rừng, gốc cổ thụ nhìn khỏe khoắn, thể hiện sự phô trương, khoe mẽ. Chơi đào rừng được cái gốc nhưng các nhánh hoa thường không đẹp bởi đào rừng được các chủ vườn đi săn gốc đào "khủng" về rồi tiến hành cưa, cụp... sau đó mới cấy mắt đào vào. Như vậy khi tán đào ra cành thường ngắn, bé, nụ hoa không dày, không to.
Xưa nay những người chơi đào "lõi đời" không chọn chơi đào rừng mà chơi đào thông, đào thế bon sai; các thế của nó giống các cây cảnh. Dù không to như đào rừng nhưng giá của nó lại đắt hơn đào rừng.
Chơi đào có tùy theo sở thích, nhưng tập trung ở 3 phong cách chơi chính.
Bởi công sức của người trồng đào thông, đào thế bon sai phải bỏ ra nhiều hơn công sức người chăm đào rừng. Đào thông, đào thế bon sai được trồng từ bé và được chăm sóc có gốc, có ngọn khác với đào rừng không có ngọn. Sau đó, người trồng đào phải uốn đào theo từng thế khác nhau, đào bon sai thì thế thường là 5 hoặc 7 "tay". Hoa của nó bao giờ cũng nhiều hơn, dày hơn, tán đào cũng nhiều hơn và mập hơn đào rừng.
Cũng theo chị Hương thì người chơi đào còn chơi theo màu sắc. Đa số người ta chơi đào bích, còn đào phai thì thường những gia đình trong năm có tang mới chơi.
Mộ số hình ảnh về đào rừng, đào bon sai xuống phố đón Tết Giáp Ngọ.
2 gốc đào này cũng được nhà vườn chào giá 60 triệu đồng/1 gốc.
Một cây đào bon sai, cây tuy nhỏ nhưng hoa đẹp, cành đẹp hơn đào rừng có giá cả chục triệu đồng.
Đào rừng gốc khủng, giá cũng khủng.
Đào rừng xuống phố nhưng vẫn được chăm sóc cẩn thận vì còn 20 ngày nữa mới tết.
Các nhà vườn năm nay kiêm thêm cả khâu vận chuyển đường dài.
Theo Dantri
Gia tộc "giời đày" Ở thôn Hữu Chung (xã Hồng Quang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương), dòng họ Trương chiếm đa số. Duy chỉ có chi họ Trương Văn - một cách bất đắc dĩ - trở nên nổi tiếng khắp xã... ... bởi căn bệnh tai quái vận vào ba anh em ruột là Trương Văn Đô, Trương Văn Tô và Trương Văn Phô trên...