Nỗi niềm dâu trưởng
Dâu trưởng hay dâu thứ đều quan trọng nếu biết dung hòa các mối quan hệ và trách nhiệm gia đình.
“Thời xưa, vợ chồng con trai trưởng luôn được cha mẹ, dòng họ xem trọng và đặt nhiều kỳ vọng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ phải gánh trọng trách và nghĩa vụ nặng nề, đặc biệt là nàng dâu trưởng. Trong xã hội hiện đại, trách nhiệm của dâu trưởng đã bớt nặng nề hơn nhưng chưa phải là đã hoàn toàn được xóa bỏ” – bà Hoàng Thị Mỹ Vân, Trung tâm Tư vấn tình cảm tình yêu và giới tính T&K (TP HCM), nhận định.
Trăm dâu đổ đầu… dâu trưởng
Tán đồng ý kiến của bà Vân, chị Thư (ngụ tại quận Tân Bình, TP HCM) tâm sự: Hơn 10 năm về nhà chồng, chị chưa ngày nào được ung dung, nhàn tản chỉ vì làm dâu trưởng. Gia đình chồng là trưởng tộc, chồng chị là cháu đích tôn. Vì thế, chị phải chung vai với cha mẹ chồng gồng gánh việc gia đình, dòng họ. Quanh năm không tháng nào không có giỗ, thậm chí có tháng tới 3-4 đám, nên chỉ cần nghĩ đến là chị đã thấy “oải”. “Vợ chồng tôi là công nhân viên, kinh tế eo hẹp nên cứ nghĩ đến các khoản đóng góp, giỗ chạp là xanh xám cả mặt mày” – chị Thư thổ lộ.
Tuy không sống cùng gia đình chồng nhưng chị Uyển (ngụ tại quận Bình Thạnh, TP HCM) cũng không thoát khỏi trách nhiệm của nàng dâu trưởng. Là con trưởng nên mọi khoản đóng góp để lo việc gia đình, bao giờ vợ chồng chị cũng phải chủ động và gánh phần nhiều nhất. Mới đây, cha chồng chị ở Nghệ An gọi điện thoại báo tin chuẩn bị xây nhà thờ họ, dự trù kinh phí trên 200 triệu đồng. “Chi phí mua gỗ hết 70 triệu đồng, bố mẹ sẽ lo. Phần còn lại, bố nhờ vợ chồng con và 2 em hỗ trợ. Bố mẹ già rồi, không làm gì ra tiền nhưng xây nhà thờ họ là việc đại sự không thể không làm con ạ”- bố chồng chị nhắn nhủ.
Sau những năm làm dâu vất vả, hiện cuộc sống của chị Thủy (ngụ tại quận 11, TP HCM) đã dễ thở hơn vì nhận được sự cảm thông của gia đình chồng. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
“Nói khéo là 3 anh em đóng góp nhưng bố chồng tôi thừa biết 2 người em chồng không có khả năng, chủ yếu đẩy trách nhiệm cho vợ chồng tôi bởi đây không phải là lần đầu. Vợ chồng tôi chẳng dư dả gì nên vừa cúp điện thoại, bực quá tôi phán luôn: “Người sống còn chưa có chỗ ăn ở đàng hoàng mà lo cho người chết. Không có tiền thì làm vừa phải thôi, ông bà cứ đua đòi cho con cái khổ”. Nghe xong, chồng tôi lên tiếng bênh bố, thế là xảy ra trận cãi vã kịch liệt” – chị Uyển nhớ lại.
Hóa giải khó khăn
Với chị Thi – nhân viên kế toán của một doanh nghiệp nhà nước tại quận 3, TP HCM – điều khiến cô dâu trưởng như chị cảm thấy áp lực nhất chính là chuyện phải sinh được con trai “nối dõi tông đường”. Sau nhiều lần cố gắng “canh me” con trai, kết quả anh chị thu được 2 “ả vịt trời”. Đều là viên chức nhà nước, nếu tiếp tục sinh con thì con đường sự nghiệp của vợ chồng chị coi như “đứt gánh”. “Chúng tôi thuyết phục các cụ chỉ cần nuôi dạy tốt, 2 đứa con gái hơn hẳn cả thằng con trai. May mà các cụ hiểu ra, không còn thúc ép nữa” – chị Thi bày tỏ.
Sau những năm làm dâu vất vả, hiện cuộc sống của chị Thủy (ngụ tại quận 11, TP HCM) đã dễ thở hơn vì nhận được sự cảm thông của gia đình chồng. Chị Thủy tâm sự: Ngày đầu làm dâu, đứng trước cả núi việc và trọng trách nặng nề của dâu trưởng, chị rất sốc nhưng rồi không còn cách nào khác là phải cố gắng hòa nhập và làm thật tốt để ghi điểm với nhà chồng.
Vốn giỏi nội trợ từ thời con gái, chị Thủy tổ chức các mâm cỗ giỗ chạp một cách gọn gàng khiến gia đình chồng hài lòng. Khi giành được sự tin tưởng của nhà chồng, chị nhờ cả chồng vào cuộc để thuyết phục gia đình thỉnh thoảng thuê người nấu nướng để chị và mọi người trong nhà đỡ vất vả. Với cách nói thấu tình đạt lý, chị đã nhận được cái gật đầu của cả gia đình nhà chồng.
Theo NLD
Lấy con trưởng khổ thế này sao?
Lấy chồng được gần chục năm nay, gia tài của vợ chồng tôi không có gì ngoài căn nhà cấp 4 siêu vẹo, đến cái nhà tắm cũng không được đường hoàng.
Lấy chồng được gần chục năm nay, gia tài của vợ chồng tôi không có gì ngoài căn nhà cấp 4 siêu vẹo, đến cái nhà tắm cũng không được đường hoàng. Nhưng tôi không dám nói nửa lời, cũng không dám than vãn gì, vì chồng tôi thực sự là một người con trai có trách nhiệm. Tôi cũng không muốn làm anh phiền lòng, nhưng thú thực, anh luôn nghĩ cho gia đình mình, không biết, anh có bao giờ hiểu được sự hi sinh dành cho gia đình anh.
10 năm qua, tôi đã quá mệt mỏi mới thốt ra những lời này. Tôi đã cố gắng nhịn, cố gắng sống thật tốt với gia đình chồng. Nhưng họ chỉ biết nhận lòng tốt của tôi mà không biết cho tôi một thứ gì. Hiện tại, tôi đã có hai con, cả hai đứa con trai đều ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ. Thật may, đó cũng là niềm an ủi cho tôi vui vẻ mà sống.
Nhà chồng tôi có 4 người con, 3 trai và một cô em út là gái. Ngày tôi lấy anh, vợ chồng tôi cũng có chút của cải, coi như là của hồi môn. Nhưng đúng là làm dâu trưởng không dễ như mình nghĩ. Trách nhiệm gia đình nhà chồng đè hết lên vai vợ chồng tôi. Chồng lại là người có trách nhiệm, luôn nghĩ cho người nhà trước tiên, còn vợ con chỉ là thứ yếu. Ngày em trai dưới anh ra trường, xin việc, vì không có tiền chạy chọt nên anh đã nói tôi đưa hết của hồi môn cho anh. Tôi không muốn nhưng cũng không thể từ chối chồng mà khư khư giữ lại, tôi đưa cho anh mang đi bán.
Tôi không muốn nhưng cũng không thể từ chối chồng mà khư khư giữ lại, tôi đưa cho anh mang đi bán. (Ảnh minh họa)
Thế là, được ít tiền anh gom cho bố mẹ chạy việc cho cậu em. Giờ cậu ấy đã có công ăn việc làm ổn định và lấy vợ. Sau đó, tiền hai vợ chồng làm được, tôi cũng đưa cho chồng cất. Tháng tôi chỉ giữ lại cho mình 500 nghì để tiêu. Vì ở quê, tiền tiêu pha cũng không nhiều. Cơm ăn thì cây nhà la vườn. Mấy năm tiết kiệm được ít tiền, khi cậu em chồng lấy vợ, mẹ tôi lại bảo vay, đưa cho em mua mảnh đất, cả tiền bố mẹ vay thêm góp vào, cho hai vợ chồng chú ấy ra ở riêng. Thế là, tiền của tôi lại không cánh mà bay. Nói là vay nhưng biết bao giờ mẹ trả, cứ nói vậy cho yên tâm mà thôi.
Tôi buồn lòng nhưng có làm gì được. Chống lại chồng thì không xong, không giúp nhà chồng thì chồng phật ý, cho là tôi thế này thế nọ, rồi ảnh hưởng chuyện gia đình, con cái.
Sau khi cậu em chồng kia ổn định, lại đến cậu em kế tiếp đi học. Suốt thời gian dài, chồng tôi phải lo tiền học phí cho em. Hai vợ chồng nai lưng kiếm tiền, làm công nhận, nhận xây dựng thêm, làm gì có nhiều, nhưng vẫn phải dành ra hơn triệu mỗi tháng để cho em, thay bố mẹ nuôi em. Vì bố mẹ tôi còn lo cho cô út, đó là lý do chồng đưa ra khi tôi có ý càu nhàu, khó chịu. Tôi còn có con, còn chưa lo được cho con, vậy mà cứ phải lo cho hết nhà chồng, các em chồng. Tôi mệt mỏi vô cùng. Đến tiền tiêu hàng tháng còn không có, đôi khi tôi phải vay mượn mà chồng nào hay biết, cũng chẳng hỏi han tôi lấy tiền đâu mà tiêu. Lương của tôi được bao nhiêu thì chồng nắm được cả, cần gì tôi phải nói ra.
Khi đứa em thứ hai của chồng có gia đình, chồng lại bảo tôi lo mua cho cô em gái cái xe máy làm của hồi môn khi cô ấy đi làm, và xây dựng gia đình. Tôi phiền não muốn chết, thật sự không muốn tiếp tục cảnh tượng ấy nữa. Sao cái thân tôi khổ thế, cứ phải kiếm tiền nuôi cả nhà chồng. Cái gì cũng vừa phải thôi chứ. Trong khi bố mẹ tôi nghèo, tiền không có mà tiêu pha ăn uống. Biết là lấy chồng phải theo nhà chồng nhưng thế có quá đáng lắm không?
Tôi cắn răn chịu đựng vì nghĩ, còn nốt cô em gái này là xong. Ai ngờ, khi cô ấy đi lấy chồng, tặng xong em cái xe máy, bố mẹ chồng tôi lại bảo, bán cái mảnh vườn rộng rộng ở bên nhà chúng tôi đang ở, lấy vài chục triệu, lo cất cái nhà tử tế cho bố mẹ. Vì bây giờ con cái đi hết rồi, chỉ còn có ông bà nên cũng không muốn sống quá thiếu thốn. Vả lại, cái vườn trong của chúng tôi còn rộng, hai em cũng không lấy, nên là chúng tôi phải có trách nhiệm. Thú thực, hai em không lấy nhưng mà đó là do bố mẹ đã mua nhà cho các em, chứ làm gì có chuyện không lấy tí tài sản nào. Mà tiền góp vào mua nhà cũng là do chồng tôi, có phải là chỉ bố mẹ tôi lo đâu. Giờ lại chuyện xây nhà của bố mẹ, tôi phát ngán cái gia đình này rồi.
Khi đứa em thứ hai của chồng có gia đình, chồng lại bảo tôi lo mua cho cô em gái cái xe máy làm của hồi môn khi cô ấy đi làm, và xây dựng gia đình. (ảnh minh họa)
Tôi ức chế, chỉ muốn phá nát tất cả. Thật sự, tôi không tài nào chịu được nữa, tôi không muốn tiếp tục cảnh này. Bố mẹ còn nói, sau này cái nhà này có xây lên cũng là nhà của hai vợ chồng tôi. Tôi có mong gì chứ, chỉ mong cá con tôi trưởng thành, học hành tốt, bằng người ta, chứ đâu có mơ cái nhà ấy sau này bố mẹ nhường cho mình. Người ta bảo., có làm có hưởng, nhưng đến ngay cả tiền của mình tôi cũng không biết tới một xu thì nói gì là chuyện hưởng.
Nhìn hai đứa con thơ, tôi càng thương chúng biết bao. Vẫn sống trong căn nhà cấp 4 cũ rích cùng bố mẹ, không có quần áo đẹp mà trưng diện, thế mà ông bà còn tính chuyện xây nhà cho khang trang. Ông bà còn muốn bóc lột tôi đến bao giờ nữa. Nghĩ lại ngày chưa chồng, ở bên bố mẹ, tôi vui biết nhường nào. Khi về nhà chồng thì thân tàn ma dại. Tôi chỉ muốn sống đời với bố mẹ, chẳng phải lo nghĩ gì. Giờ thì không thể quay lại. Dù chồng tôi có tốt, có không quát mắng tôi bao giờ, tôi cũng chán ngấy cảnh này. Với lại, tôi có làm gì sai để chồng phải trách, có trách thì tôi chỉ trách mình đã làm dâu nhầm nhà, lầy nhầm người chồng chỉ biết nghĩ cho nhà mình, mà không hề quan tâm vợ con mình. Thật sự, tôi muốn từ bỏ tất cả, muốn tự làm, tự nuôi thân và con...
Theo VNE
"Bóp miệng" ăn tiêu vì làm... dâu trưởng Ăn nhịn, để dành quanh năm chỉ để lo chuyện giỗ họ, giỗ nhà. Trách nhiệm dâu trưởng của chị càng nặng khi bố mẹ chồng càng có tuổi. Hơn 15 năm về nhà chồng, chị Thu (Hưng Yên) chưa tháng, năm nào được nhẹ nhõm, ung dung nhàn tản vì làm dâu trưởng. Chị Thu cho biết gia đình nhà chồng vốn...