Nỗi niềm chồng vô tâm
Nhìn bề ngoài ai cũng nói Liên có một người chồng hoàn hảo. Nhưng chỉ có Liên mới hiểu, tường tân đên phát chán từng lê thói của chông mình.
Bắc là người chồng tốt. Anh không có thói quen la cà quán xá, rượu chè nhậu nhẹt. Chưa bao giờ anh đánh đập hay chửi bới vợ con. Tháng lương nào Bắc cũng chỉ giữ lại một ít để chi tiêu còn lại đưa hết cho Liên lo liệu việc gia đình. Bên nhà vợ có việc gì là anh xông xáo lao vào làm. Chính vì vậy mà gia đình nhà Liên ai cũng quý mến anh.
Trong cuộc sống hàng ngày, chẳng bao giờ Bắc chia sẻ chuyện anh đến công ty như thế nào, hôm nay anh gặp chuyện vui chuyện buồn gì. Mỗi lần cô hỏi chồng: “Hôm nay anh đi làm thế nào? Có tốt không hả anh?”. Bắc luôn đáp lại bằng một câu cụt lủn: “À, bình thường, không có gì”. Liên có trách anh không chịu chia sẻ thì Bắc nói: “Em buồn cười nhỉ, không có gì thì bảo không có gì chứ làm sao?”.
Bắc cũng chưa bao giờ hỏi han xem mỗi ngày của vợ như thế nào. Biết tính chồng, cô cứ tự động kể. Hôm là những chuyện vui vui ở chỗ làm, hôm là bức xúc vì ban chiều bị một người đâm ình vào xe mà không xin lỗi… Nhưng tất cả sau những câu chuyện của Liên, Bắc chẳng bao giờ tỏ thái độ gì: không một ánh mắt nhìn vợ ra điều lắng nghe, không một cái gật đầu hay vài câu nói “thế à”, hoặc “rồi sao hả em?”. Bắc chỉ chăm chú xem ti vi hoặc tập trung ăn xong bát cơm rồi đứng dậy. Liên phát cáu lên với thái độ của chồng. Bắc lại từ tốn: “Thì em cứ kể đi, anh vẫn nghe đấy thôi”.
Với Bắc, anh suy nghĩ rất đơn giản: đã là vợ chồng cần gì phải cầu kì, kiểu cách. Có lẽ chính bởi cái suy nghĩ đó mà từ ngày cưới nhau cho tới giờ, chưa bao giờ anh chú ý tới những ngày lễ, Tết để tặng hoa, tặng quà cho vợ. Thường đến những ngày đó, anh chỉ đưa vợ con đi ăn tiệm, thế là xong. Về nhà anh nghĩ mình đã làm tròn trách nhiệm với vợ nên lăn ra ngủ khì khì. Liên hiểu tính cách chồng. Không phải anh tiếc gì vài bông hoa hay món quà nhỏ, nhưng tại anh vô tâm quá, chẳng bao giờ nghĩ tới. Cô cố gắng học cách chấp nhận. Nhưng làm sao tránh khỏi những phút chạnh lòng của một người phụ nữ.
Sau 8/3 một ngày, cô bạn cùng cơ quan đến nhà Liên có chút việc. Nhìn khắp căn phòng chẳng thấy có bó hoa nào, tếu táo trêu: “Mùng 8/3 anh Bắc tặng chị Liên hột xoàn thay cho hoa hay sao mà chẳng thấy có bông hoa nào thế này”. Bắc cười hề hề: “Ôi dào, hoa với hoét làm gì cho phí, từ trước đến nay anh có bao giờ tặng hoa vợ đâu. Anh quy hết ra đồ ăn rồi. Hôm qua dẫn vợ với con đi ăn hàng thế là xong”. Liên ngồi đó cảm thấy xấu hổ vô cùng.
Liên cảm thấy bất lực trước bản tính khô khan và vô tâm thái quá của chồng… (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Năm nào sinh nhật Liên, Bắc cũng không quên trước thì quên sau. Những lần như thế, Liên nói giọng hờn dỗi: “Anh có phải là chông em không nhỉ!”. Cứ ngỡ nhiều lần như vậy chồng sẽ nhận ra. Nhưng không, chục lần như một, Bắc lại nói: “Ừ, thế thôi, tối mai vợ chồng mình đi ăn hàng cho đỡ phải nấu nướng cầu kì”.
Kỉ niệm ngày cưới Bắc không quên, nhưng kịch bản vẫn tương tự như bao nhiêu lần khác anh vẫn làm: đi ăn hàng. Nhiều lần nghe bạn bè kể, kỉ niệm ngày cưới đứa thì được chồng đặt vé đi du lịch chỉ có hai vợ chồng, đứa lại được chồng mua cả một bó hoa to đùng với con số trùng với ngày họ lấy nhau, Liên tủi thân nhiều lắm. Cô chẳng thể chia sẻ chuyện này với ai. Nói với bạn bè, cô sợ họ lại chê mình nói xấu chồng, hoặc cười nhạo mình vì mình không bằng họ. Nói với mẹ đẻ thì lần nào bà cũng gắt lên: “Con nhiễu sự nó vừa thôi, chồng tốt thế mà còn cứ hay đòi hỏi, rồi không khéo nó chán, nó tìm con khác cho coi”. Thế là Liên đành im lặng.
Nhiều lần, cô cố tình để quyển sách “Để làm một người chồng tuyệt vời” ở đầu giường của hai vợ chồng. Bắc cầm quyển sách lên ngó nghiêng rồi lại vất phịch xuống và lăn ra ngủ. Liên nhìn hành động của chồng, nỗi thất vọng dâng lên tràn trề.
Gần một tuần nay Liên không nói không rằng với chồng. Cô cảm thấy bất lực trước bản tính khô khan và vô tâm thái quá của chồng. Bữa cơm tối chẳng có một tiếng nói nào ngoài những âm thanh chén đũa va vào nhau và tiếng tivi. Bắc cũng chẳng hề nhận ra sự khác biệt cắm cúi vừa ăn vừa xem. Liên cầm điều khiển ti vi, tắt phụp một cái:
“Đến bao giờ thì anh mới chịu hiểu anh cần phải thay đổi. Cả một tuần nay em không nói gì với anh, anh cũng không biết. Anh có bao giờ nghĩ cho tâm trạng của một người vợ như em không hả anh? Em biết anh là người chồng tốt, nhưng cái tốt ấy chưa đủ để giữ lửa cho hôn nhân. Em cảm thấy tủi thân vô cùng vì sự khô khan, vô tâm của anh, anh có biết không?”.
Liên nói xong những lời đó rồi chạy vào phòng gục đầu lên gối mà khóc nức nở. Bắc ngồi lại ở bàn ăn, anh vẫn chưa kịp hiểu điều vợ thực sự muốn là gì. Nhưng anh biết vợ anh giận anh nhiều lắm. Đêm hôm đó, Bắc không ngủ, anh lên mạng, gõ cụm từ tìm kiếm: “Cách để xin lỗi vợ khi vợ giận”. Anh thấy có cả hàng nghìn kết quả…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nỗi niềm mẹ chồng - nàng dâu
Sự khác biệt trong cách suy nghĩ giữa các thế hệ luôn là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn trong các gia đình, đặc biệt là hai phe "muôn đời đối kháng": mẹ chồng - nàng dâu.
Chuyện của mẹ chồng
Thời đại này là thời nào thế nhỉ? Chẵng lẽ mình phải chiều theo chúng nó "Con đặt đâu cha mẹ ngồi đó" à? Thời của mình con dâu sợ mẹ chồng một phép. Vậy mà bây giờ mình nói mình nghe, nó thích thì làm, không thích thì thôi.
Ai đời đi thăm người nhà bên chồng nằm viện mà nó lại diện bộ váy thế kia. Tuy kín đáo đấy, lịch sự đấy, nhưng cũng vẫn là không phải lúc. Nó đâu thiếu dịp để diện đồ theo ý nó, việc gì cứ phải bộ dạng ấy vào bệnh viện? Bà chị mình lại nghiêm khắc có tiếng trong họ nữa chứ!
Nghĩ tới con cái là lắm chuyện để bực mình. Mỗi lần vợ chồng nó về chơi, mình nấu vài món đãi chúng nó, nhưng nó cứ bảo mình bày ra chi cho mệt. Rồi nó lôi mớ đồ hộp, thực phẩm đông lạnh mua sẵn ở siêu thị ra nấu cho gọn, nó bảo thế. Ừ thì gọn (mà mình nào có bắt nó phụ giúp gì đâu ?) nhưng ba cái đồ thực phẩm đóng gói ấy toàn chất phụ gia và chất bảo quản. Nó cứ nuôi chồng, con bằng mấy loại thực phẩm ấy không khéo lại rước bệnh vào thân chứ ích gì!
Đã vậy, lâu lâu mới đem thằng cháu nội về chơi, mà chẳng khi nào mình chơi với thằng bé được lâu bởi chốc chốc là nó cho con uống sữa, chốc nữa lại ăn phô mai, chừng viên phô mai ấy chưa kịp tiêu hóa thằng bé lại phải ăn cháo rồi đi ngủ để không lỡ giấc. Ăn - ngủ với tốc độ ấy đến người lớn còn không chịu nổi huống gì thằng bé con mới 2 tuổi... Đã thế suốt ngày nó bắt thằng bé đóng bỉm và cứ khư khư giữ trong nhà, chẳng dám thả ra vì sợ bẩn, sợ ngã... Mình nuôi đàn con 7 đứa, bỏ chúng lăn lóc vậy mà có đứa nào đau ốm bệnh tật gì đâu?
Mà thằng con mình cũng dở. Cưng chiều quá rồi vợ đâm lờn. Không dạy bảo được nữa. Nói thì nó bảo mẹ khó tính, lạc hậu, nhưng cứ thế này làm sao chịu được? Mình làm vậy là vì ai nếu không vì thương con, thương cháu?
Chuyện của nàng dâu
Mọi người bảo mẹ chồng thường khó tính, quả đúng thật! Hôm vô bệnh viện thăm người dì, bà cứ lườm nguýt rồi bóng gió về bộ váy mình đang mặc. Mình đã giải thích đang đi làm, tiện thì ghé thăm luôn nên không thay đồ khác được, thế mà bà vẫn tỏ vẻ không vừa lòng. Đầm vest công sở chứ có hở hang, bất lịch sự gì cho cam? Sự khó tính của bà nói hoài không hết.
Ngại nhất là mỗi lần về quê chơi. Mọi người ăn uống có bao nhiêu mà bà cứ bày ra hết món này đến món kia nấu, rồi than đau lưng, than mệt. Mấy thứ mình mua về thì bà chê không an toàn, lại mắc. Cả tuần có ngày chủ nhật được nghỉ, về quê mang tiếng đi chơi mà phải lo cho tên nhóc thôi cũng đủ mệt, nếu phải nấu nướng dọn dẹp nữa thì hơi sức đâu để hôm sau làm việc?
Thấy mình chăm con kỹ bà cũng khó chịu rồi cứ so sánh với thời của bà. Đâu như cách đây mấy chục năm, bây giờ thời tiết khắc nghiệt, khí hậu ô nhiễm, vi trùng, mầm bệnh bủa vây khắp nơi, nếu không cẩn thận để con mắc bệnh là khổ. Thằng bé con vốn nhạy cảm với thời tiết nên chỉ cần chơi ngoài nắng một lúc là nó sổ mũi, rồi ho dai dẳng cả tháng trời. Sân nhà ở quê cứ như cái chảo nắng với đầy rẫy chất thải từ lũ gà, vịt, chó mèo thả rong... Bà có biết tại sao đám con nít ở quê đứa nào cũng đen nhẻm, gầy nhom, da xanh mét còn thằng bé con mình cứ mũm mĩm, hồng hào thế kia? Mình nuôi con theo sách vở khoa học hẳn hoi chứ có phải để chúng "tự lớn" theo kiểu "trời sinh trời dưỡng" đâu? Mình kỹ như thế là vì ai nếu không phải thằng cháu đích tôn của bà?
Chuyện của chồng
Phụ nữ thật rắc rối! Ai cũng bảo yêu thương mình, làm mọi thứ vì mình - đứa con cưng, người chồng, người cha của con họ. Nhưng cách biểu lộ tình cảm của họ chỉ làm mình thấy khổ sở khi rơi vào thế khó xử giữa một bên là mẹ, bên kia là vợ. Sao không ai thử một lần tự đặt mình vào vị trí của mình để hiểu được nỗi khổ tâm khi phải cố gắng làm vừa lòng cả hai người? Biết phức tạp thế thà cứ "ở vậy" cho xong!
Sự khác biệt trong cách suy nghĩ giữa các thế hệ luôn là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn trong các gia đình. Trong tình huống này, người chồng đóng vai trò cầu nối, đôi khi là chất keo kết dính giữa hai người, nhưng có lúc lại là chất dung môi hòa tan những bất đồng của hai bên. Vì thế, chồng cần linh hoạt, vừa cứng rắn vừa mềm dẻo và khách quan để không thiên vị bên nào và quan trọng là giúp cả hai người phụ nữ thân yêu nhất của mình nhận thấy những điều có thể dẫn đến bất đồng, xung đột.
Bản thân những người phụ nữ trong gia đình cũng cần tiết chế cái Tôi của mình để giữ được hòa khí, hạnh phúc của gia đình, để những điều khó chịu nói trên không còn là những câu chuyện muôn thuở...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Em không 'môn đăng hộ đối' với anh ấy Yêu nhau được 8 tháng thì anh bảo gia đình anh không ưa em, bắt anh đi xem mặt cô gái khác. Em phải làm sao? Em là đọc giả thường xuyên của chuyên mục, thường lắng nghe nỗi niềm của các bạn, các chị gửi đến và đọc những lời khuyên của chị. Đọc là để đồng cảm với mọi người nhưng...