Nỗi niềm cay đắng của “chồng hờ”
Tôi biết nhiều gia đình trong làng có con gái đến tuổi kiếm chồng mong muốn tôi trở thành con rể của họ. Nhưng mục tiêu của tôi không phải lấy vợ ở làng, sinh con đẻ cái ở làng, rồi suốt đời bố, mẹ suốt đời con cái lại theo nhau “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vì miếng cơm, manh áo.
Ảnh: Internet
Tôi nghĩ với cái vốn văn hóa đã tốt nghiệp lớp 12, đã trải qua 3 năm lao động cùng bố, mẹ, lại có sức vóc hơn người và thuộc dạng “ngon trai” của làng thì làm gì ra phố tôi không kiếm được đồng tiền nuôi thân, rồi dần tích lũy để trở nên giàu có!
Tấm gương để tôi quyết chí rời làng ra phố tìm cơ hội đổi đời vì thấy thằng Toản con chú họ tôi mới ra phố có vài năm mà về làng đã quần áo, giày mũ thời trang, xe máy sang trọng phi từ đầu làng đến cuối xóm làm cho không nhưng cánh thanh niên mà cả các ông, bà có tuổi cũng tấm tắc ngợi khen, ao ước.
Có đi xin việc mới thấy được tấm bằng tốt nghiệp lớp 12 mà ở quê nhiều người coi trọng, thì ở phố hầu như không ai để ý đến. Rạc cẳng gõ cửa khắp nơi mà đâu đâu tôi cũng nhận phải cái lắc đầu vì họ đã đủ người làm, hoặc họ cần người đã tốt nghiệp Đại học chuyên ngành nọ kia, rồi phải thông thạo ngoại ngữ,..v.vv.. khiến tôi bắt đầu nản.
Video đang HOT
Thế nhưng đến bữa ăn cơm bụi, tối ngủ nhà tọ rẻ tiền tôi tự động viên mình phải cố gắng, để rồi sáng ra tôi quyết tâm xốc lại tinh thần đội nắng, đội mưa tiếp tục đi tìm việc.
Vận may đã mỉm cười với tôi khi ông, bà chủ một cửa hàng buôn bán nội thất nhận tôi vào làm với mức lương dễ chịu sau khi xem giấy tờ tùy thân cũng như nhìn ngắm vóc dáng, mặt mày tôi một cách kĩ lưỡng. Công việc của tôi cần lực chứ không cần trí vì tôi chỉ là nhân viên chuyên bốc xếp hàng khi nhập kho và xuất bán cho khách.
Việc nặng nhọc, giờ giấc phụ thuộc vào hàng đến hàng đi nhưng bù lại ông, bà chủ không để nhân viên chịu thiệt. Tháng nào ngoài lương ông, bà chủ cũng cho tôi thêm chút ít gọi là phụ cho tôi tiền thuê trọ, khiến tôi mang ơn ông bà chủ và cố gắng hoàn thành công việc được giao để ông bà chủ vui lòng.
Nghe mấy anh làm công nói chuyện ông bà chủ có 2 người con, một anh con trai đã lấy vợ tận trong Sài Gòn cũng giàu có, sung sướng lắm, còn chị út đã 28 tuổi mà vẫn kén chọn, chưa ưng ai mặc dù chị không thiếu đàn ông thừa tiền, thừa của để ý.
Tò mò, hóng hớt vậy chứ thân trai làm thuê như tôi thì có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến có vợ giàu huống hồ đây là con gái rượu của ông, bà chủ.
Thế mà bỗng dưng như có lộc trên Trời rơi xuống, sau 2 năm tận tuỵ với chủ, lần đầu tiên tôi được ông bà chủ gọi đến ngôi nhà 5 tầng khang trang, rộng rãi của họ.
Tôi thật sự choáng khi ông, bà chủ đề nghị tôi làm con rể của họ, nghĩa là làm chồng chị út, tôi gật đầu kí vào giấy thỏa thuận mà không nghĩ vì những điều quy ước đó tôi trở thành chồng hờ, con rể hờ mà vẫn sống đúng nghĩa làm thuê như trước.
Đó là sau cưới tôi phải dọn về cửa hàng để ở và kiêm luôn chức bảo vệ trông kho, tôi không được động vào người chị út, không có quyền hạn gì trong gia đình cũng như dòm ngó chuyện riêng tư, của cải của họ! Nhận được một số tiền ứng trước của ông bà chủ, tôi rời nhà trọ về cửa hàng ăn, ở và chờ ngày chị út sinh để cho con chị một cái họ…
Mang tiếng lấy được vợ giàu mà sau gần 1 năm làm chồng tôi vẫn là trai tân và công việc của tôi vẫn là bốc vác, có thêm cái chức nữa là coi kho cho ông, bà chủ đỡ phải thuê thêm người ngoài tốn kém! Ân hận nhưng tôi đã trót kí, trót nhận tiền của chủ, tôi biết làm sao bây giờ?
Theo Tiền Phong
Suốt ngày 'bán mặt cho đất bán lưng cho trời' mà mẹ vẫn cặp bồ
Sau lần ngoại tình với bạn của bố, giờ mẹ lại cặp bồ với người đàn ông khác. Mẹ và ông ấy còn mua sim đôi để liên lạc.
Bố mẹ tôi đều là những người nông dân "bán mặt cho đất bán lưng cho trời". Mẹ gần 50 tuổi, do làm lụng vất vả nên người gầy gò, mặt đen đúa hốc hác, sức khỏe lại không tốt, 3 chị em tôi biết vậy nên rất thương mẹ. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như gần đây mẹ không thay đổi hoàn toàn. Trước đây mẹ có vài bộ quần áo đẹp để diện khi đi đám cưới hay lễ tết thì giờ mẹ hay mua quần áo hơn. Mẹ làm tóc. Thay vì tô son đánh phấn thì giờ mẹ đi phun môi phun mày và còn mượn cả lọ nước hoa của chị tôi nữa. Từ chỗ chẳng đọc sách bao giờ thì giờ mẹ bắt xe đi tận Hà Nội để mua mấy quyển sách vào ngày hội sách. Chúng tôi bắt đầu nghi ngờ và vô tình biết mẹ ngoại tình.
Ảnh minh họa
Lần đầu tiên tôi sốc khi phát hiện mẹ ngoại tình với bạn của bố. Ban đầu mẹ chối cãi nhưng khi tôi đưa ra chứng cứ với những dòng tin nhắn, cuộc điện thoại mẹ mới im lặng. Tôi gặng hỏi vì sao mẹ lại làm thế, mẹ nói chán chồng chán con. Bố tôi đến giờ không hề hay biết gì, bố cũng ở nhà làm ruộng, tính cục cằn. Bố mẹ hay cãi nhau vặt nhưng bố không nghiện ngập, chẳng cờ bạc hay gái gú gì hết. Còn chúng tôi khá ngoan và chăm chỉ (người khác nhận xét thế). Chị gái tôi công việc ổn định và đã xây dựng gia đình, còn tôi dạy học cách nhà vài chục km, còn độc thân, em tôi rất ngoan và học giỏi. Tôi nghĩ chúng tôi phải là niềm tự hào cho mẹ chứ?
Tôi nói chuyện nhẹ nhàng, phân tích thiệt hơn rằng nếu mẹ không còn tình cảm với bố, cảm giác sống với bố ngột ngạt quá thì có thể ly dị rồi tìm hạnh phúc mới, chúng tôi sẽ tôn trọng quyết định của mẹ. Giờ mẹ đang có gia đình mà ngoại tình thì chúng tôi không thể chấp nhận. Nếu chọn gia đình, mẹ phải cắt dứt liên lạc với người đàn ông ấy, gia đình mình vẫn như trước, chúng tôi sẽ vẫn yêu thương và tôn trọng mẹ. Mẹ đã chọn gia đình khiến tôi rất vui. Thế nhưng niềm vui ấy chưa được bao lâu khi mẹ lại ngoại tình lần hai, lần này với một người đàn ông khác.
Mẹ che giấu rất kỹ, không cho chúng tôi được cầm điện thoại, lúc nào mẹ cũng giữ khư khư máy. Mẹ và ông ấy còn mua sim đôi để liên lạc. Một hôm tôi bắt gặp mẹ trong nhà tắm nhắn tin với ông ấy. Tôi không còn từ gì diễn tả, khuyên can hết lời nhưng mẹ chẳng thức tỉnh. Tôi sợ không khuyên can để mẹ chấm dứt trước khi mọi chuyện vỡ lở. Nếu mọi người biết, làm sao tôi dám ngẩng mặt, sao dám lấy chồng? Em tôi sẽ như thế nào khi biết mẹ như vậy, còn nhà chồng chị tôi nữa? Tôi phải làm sao đây? Thực sự tôi bế tắc quá.
Theo VnExPress
Thư gửi bộ trưởng về kỳ thi THPT quốc gia: Sau mồ hôi là nước mắt rơi 'Cháu từng tự động viên mình thà mồ hôi rơi trên trang vở chứ không để nước mắt đổ ở phòng thi. Nhưng cố gắng thế nào, cháu vẫn rơi nước mắt vì đề thi quá khó', Hồng Hoa viết. Sau kỳ thi THPT quốc gia 2018, Hồng Hoa (đã đổi tên) ở Quảng Ngãi đăng tâm thư gửi lãnh đạo Bộ GD&ĐT...