Nỗi niềm “cà cưỡng”
Đứa con gái đầu lòng tròn mười tuổi, cũng là lúc anh bị quai bị. Biến chứng quai bị, bác sĩ kết luận anh không còn khả năng sinh sản. Giấu nỗi buồn tận đáy lòng, ngay cả vợ, anh cũng chưa một lần chia sẻ.
Vậy mà hai năm sau ngày bị bệnh, vợ báo “tin mừng” có thai. Anh giật bắn mình, nửa tin nửa ngờ. Hy vọng bác sĩ kết luận sai, và anh tin vào khả năng có con của mình. Nhưng anh không khỏi nghi ngờ vợ, nhất là từ khi hàng xóm cảnh báo anh “coi chừng mất vợ”, thậm chí có người rỉ tai anh khi thấy chị vợ thường ngồi sau xe một người đàn ông nổi tiếng trăng hoa. Mà vợ anh dạo này cứ hay thẳng thừng, rằng anh “yếu xìu”, nhàn nhạt, rõ chán! Anh cũng thấy mình bây giờ “tệ” thật, chẳng còn sung sức như ngày xưa, trong khi đó vợ lại luôn ở thế chủ động.
Anh chăm sóc vợ thai nghén một cách cẩn thận và đầy yêu thương. Ngày vợ sinh, anh chạy đôn chạy đáo trong bệnh viện, bế đứa trẻ trên tay ngắm nghía, xem có giống anh không. Chỉ cặp mắt một mí lạ hoắc, nhiều nét khác giống hệt vợ. Anh tự an ủi: chưa hẳn không giống bố là không phải con của bố! Nhưng thỉnh thoảng, anh cố tìm ra đặc điểm dù nhỏ nhất, để thấy con gái giống mình. Anh cũng không đủ can đảm và cảm thấy không cần thiết cho con xét nghiệm ADN. Anh không muốn làm to chuyện, vì “xấu nàng, hổ chàng”, nhất là anh không muốn gia đình tan vỡ, không muốn cả hai con bị tổn thương, nhưng sao trong lòng vẫn cứ ray rứt, phiền muộn. Đứa con gái bé bỏng cứ bi bô gọi bố, nó chẳng có tội tình gì để phải biết một sự thật đau lòng. Anh thề sẽ giấu kín nỗi đau “cà cưỡng nuôi con tu hú”, nên không hề đả động đến điều nhạy cảm đó, vẫn hết lòng với gia đình nhỏ của mình.
Vài năm trở lại đây, anh biết mình chưa mang lại hạnh phúc cho vợ. Có lẽ vì thế mà vợ anh dạo này ăn nói bỗ bã, lại còn “khoe” với mấy người bạn thân là anh bị yếu sinh lý, kể chi tiết việc gối chăn một cách vất vả của chồng, chẳng chút ngại ngùng. Vợ đã mang điểm yếu của anh rêu rao một cách tự nhiên, không ngại anh tự ái, xấu hổ. Cô ấy đâu biết, cũng vì bệnh tật mà anh đã không còn khả năng sinh con, rằng anh đã biết vợ mình lừa dối, ngoại tình. Đôi lúc anh muốn công khai mọi việc, như là một cách trả thù “nỗi nhục” mà vợ mang lại. Nhưng ai lại đi trả thù người đầu ấp tay gối, mà nói ra thể nào vợ cũng thách thức “nó không phải con của anh thì đã sao?”.
Anh biết tính tình vợ, cô ấy thường “đánh” vào điểm yếu (vừa là điểm mạnh) của anh: một người chồng luôn tôn trọng và gìn giữ tổ ấm, lại biết anh rất yêu thương đứa con gái bé bỏng. Với anh, sự việc đã rồi. Con của anh hay của ai không quan trọng, vì các con đều là những đứa trẻ vô tội, trong mọi hoàn cảnh, chúng cần phải được nuôi nấng, yêu thương. Anh chấp nhận mình là người đàn ông có phần nhu nhược cũng chỉ vì mong muốn vun vén hạnh phúc, dù đã không còn tròn trịa.
Theo Dantri
"Gắn biển" cho CNVCLĐ nghèo
Nhằm tiến tới chào mừng Đại hội IX CĐ tỉnh Hậu Giang, LĐLĐ tỉnh này đang chuẩn bị triển khai nhiều công trình thiết thực, trong đó làm như thế nào để gắn với nhu cầu và hướng đến chăm lo đời sống cho CNVCLĐ là mục tiêu tiên quyết mà các công trình này hướng đến...
Lễ trao học bổng cho các con em CNVCLĐ nghèo vượt khó học tập.
Hậu Giang là một tỉnh mới chia tách nên còn rất nghèo, gần như hội tụ đầy đủ những khó khăn của cả nước. Để từng bước tháo gỡ những khó khăn đó, thời gian qua, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các ngành, các cấp phải tập trung chăm lo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực tại chỗ.
Sau khi bàn bạc, trao đổi, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã quyết định thực hiện chương trình trao 5.000 suất học bổng trợ cấp cho con em CNVCLĐ nghèo. Đây là mục tiêu không chỉ phù hợp với chủ trương của Tỉnh ủy mà còn thiết thực chăm lo đời sống CNVCLĐ có hoàn cảnh nghèo khó.
Theo kế hoạch đề ra, chương trình trao học bổng trợ cấp sẽ được triển khai thực hiện trong 5 năm (2013-2018), LĐLĐ tỉnh phấn đấu chỉ tiêu mỗi năm thực hiện trao 1.000 suất học bổng, mỗi suất trị giá khoảng 800.000đ để giúp con em CNVCLĐ nghèo trang trải học phí và mua tập sách đến trường.
Ông Phan Thạch Em - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hậu Giang cho biết: Vừa qua, LĐLĐ tỉnh vừa hoàn tất hai đợt trao học bổng trợ cấp cho 1.600 con em CNVCLĐ nghèo vượt khó học tập, vượt 600 suất so với chỉ tiêu đề ra trong năm nay. Đây có thể xem là bàn đạp để LĐLĐ tiến tới thực hiện thành công các mục tiêu tiếp theo đã đề ra.
"Toàn tỉnh có khoảng 37.000 CNVCLĐ, con số đạt được có thấm vào đâu. Quan trọng nhất là mình thể hiện sự quan tâm, chia sẻ những khó khăn cho họ. Đã gọi là thiết thực thì phải nhằm vào những nhu cầu, những cái CNVCLĐ đang cần. Như năm học này chẳng hạn, nhiều phụ huynh phải chạy đôn, chạy đáo khắp nơi để kiếm tiền lo cho con em đến trường. Chính vì vậy, những suất học bổng càng có thêm ý nghĩa" - ông Thạch Em chia sẻ.
Lễ trao học bổng diễn ra vừa rồi, ngoài học bổng, các em học sinh còn được tặng các dụng cụ học tập. Hôm ấy, nhìn các em học sinh thích thú đeo những chiếc cặp trên lưng, mọi người bèn kêu lại để hỏi chuyện. Nào ngờ các em cứ tưởng mình bị đòi lại chiếc cặp vừa được tặng nên cứ đứng rụt rè mãi. Thế mới biết, những chiếc cặp chẳng đáng là bao nhưng đối với các em thì giá trị biết chừng nào!
Không chỉ chăm lo cho sự học để phát triển nguồn nhân lực, LĐLĐ tỉnh Hậu Giang còn tích cực chăm lo cho đời sống CNVCLĐ nghèo thông qua việc xây dựng MACĐ. Nhằm chào mừng đại hội CĐ các cấp, LĐLĐ đặt mục tiêu triển khai xây dựng 500 MACĐ trong nhiệm kỳ sắp tới (2013-2018), trong đó, mỗi năm sẽ phấn đấu xây dựng 100 MACĐ mỗi căn trị giá 20 triệu đồng...
Ông Phan Thạch Em khẳng định: "Nếu nguồn lực cho phép, chúng tôi sẽ hoàn thành việc trao 5.000 suất học bổng trước thời gian dự kiến và tranh thủ trao thêm 2.000 suất nữa. Trong Đại hội IX CĐ tỉnh sắp diễn ra vào tháng 1 năm tới, chúng tôi sẽ công khai việc trao các suất học bổng và trao bảng tượng trưng tất cả 500 MACĐ. Đó giống như một lời cam kết của LĐLĐ tỉnh về sự chăm lo cho cuộc sống CNVCLĐ".
Theo laodong
Muôn nẻo... chạy trường Mỗi năm đến mùa tuyển sinh, các bậc phụ huynh lại chạy đôn chạy đáo lo xin học cho con. Dù chẳng có bất cứ quy định nào hay bất cứ tuyên bố chính thức nào, nhưng để cho con em mình được vào trường học như ý muốn thì đều có... giá. Cỡ lèng nhèng thì vài trăm đô, còn các trường...