Nỗi niềm bác sĩ chống dịch Covid 19: “Xin đừng kì thị chúng tôi”
Cũng như những người làm trong lĩnh vực y tế dự phòng, gần 1 tháng qua, nhiều y, bác sĩ các bệnh viện trong cả nước không có ngày nghỉ.
Cơ sở 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có năng lực điều trị gần 1.000 bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc điều trị 5 bệnh nhân mắc bệnh Covid-19 như vừa qua chưa phải là áp lực lớn đối với y, bác sĩ.
Tuy nhiên, từ ngày 10/2, công việc của những thầy thuốc ở đây có phần vất vả hơn khi phải theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho hàng chục người đi từ vùng dịch Vũ Hán trở về.
Những ngày này, hầu hết các y bác sỹ trên cả nước đều phải làm việc quên ngày đêm để ứng phó với dịch Covid-19.
Bác sĩ Nguyễn Viết Nam, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ: “Chúng tôi đã xác định đã làm bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm thì không được nề hà trong lúc có dịch bệnh. Nếu bác sĩ chúng tôi lo sợ dịch bệnh thì đã không ở lại bệnh viện để điều trị bệnh nhân. Chúng tôi làm việc vất vả hơn ngày thường và không có ngày nghỉ. Hầu như mọi người đều ngủ lại cơ quan để có thể sẵn sàng đáp ứng những tình huống có thể xảy ra”.
Mỗi khi vào thăm khám, chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19, các y bác sĩ đều tuân thủ mặc bộ quần áo chuyên dụng bó sát, kín mít, không dễ chịu chút nào. Thêm vào đó, luôn phải đeo khẩu trang N95 dày, nhiều lớp, không những khó thở mà còn in vết hằn rất lâu trên gương mặt. Công việc có phần vất vả hơn ngày thường nhưng trớ trêu thay, sự kỳ thị của một số người xung quanh mới chính là áp lực lớn nhất hiện nay của các y bác sĩ cơ sở 2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những thầy thuốc làm việc tại cơ sở 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vẫn âm thầm cống hiến cho nghề nghiệp để mang lại chân lý, niềm vui và những điều quan trọng hơn liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Đó là điều trị khỏi cho những người mắc bệnh Covid-19, góp phần chứng minh năng lực của ngành y tế; đồng thời khẳng định tình hình dịch bệnh ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt.
Bệnh nhân Từ Công Phương, một trong những công nhân ở Vĩnh Phúc vừa được điều trị khỏi bệnh Covid 19 tâm sự: “Chúng tôi trở về từ Vũ Hán, lúc đầu bị sốt cũng hoang mang và sốc. Nhưng khi điều trị tại đây, được các y bác sĩ tận tình cứu chữa, tôi thấy yên tâm và rất vui mừng khi đã khỏi bệnh. Xin cảm ơn các y bác sĩ cơ sở 2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương”.
Trong mùa dịch Covid-19 này, tại 1 số bệnh viện, còn có trường hợp cả 2 vợ chồng đều là y, bác sĩ cùng tham gia ứng trực 24/24 giờ chống dịch xuyên Tết, xuyên đêm, nhiều ngày không thể về nhà, phải gửi các con cho ông bà nội ngoại hoặc gọi điện về hướng dẫn lũ trẻ tự chăm sóc, kèm cặp nhau.
Một số y, bác sĩ còn bay sang tận Vũ Hán, Trung Quốc để đón công dân Việt Nam trở và từng phải cách ly tại cơ sở 2 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Giáo sư Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “Đó là những tấm gương nỗ lực rất lớn. Tôi đánh giá rất cao đội ngũ các y bác sĩ hệ điều ở tất cả các cơ sở y tế đã sẵn sàng và tích cực điều trị cho bệnh nhân. Giống như trong dịch bệnh SARS, nhiều y bác sĩ đã không về nhà trong mấy tuần. Những nỗ lực cứu chữa bệnh nhân, thực hiện nghiêm quy trình cách ly không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện của các thầy thuốc rất đáng được biểu dương ghi nhận…”
Trong khi một số người kì thị đối với y, bác sĩ tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì vẫn còn nhiều hơn những tấm lòng chia sẻ, cảm thông với thầy thuốc. Mới đây, Chính phủ đã chỉ đạo ngành y tế can thiệp kịp thời để những y, bác sĩ và những thành viên khác trên chuyến bay đón người Việt từ Vũ Hán trở về, không phải cách ly trong bệnh viện vì trước đó đã được trang bị đầ đủ dụng cụ phòng hộ và họ đã tuân thủ nghiêm quy trình phòng lây nhiễm.
Trên mạng xã hội thời gian qua cũng có nhiều ý kiến tích cực, như GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương lên tiếng khẳng định: kì thị với y, bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm hoặc những người liên quan đến vùng dịch là tội ác. Đặc biệt, đã có nhiều người dân đến tận các bệnh viện trao tặng sữa, mỳ tôm, bánh kẹo, dưa hấu tiếp sức cho các thầy thuốc. Rõ ràng, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất, vẫn có những người tiên phong ra tuyến đầu để “chiến đấu” với dịch bệnh và vẫn có những việc làm cao đẹp vì cộng đồng./.
Theo VOV
Bác sĩ kể chuyện đương đầu với COVID-19 trên truyền hình
Trong chương trình, những câu chuyện sau gần một tháng đương đầu với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus COVID-19 sẽ được đề cập.
"Món quà vô giá" là chủ đề của chương trình Cất cánh tháng 2 được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 vào lúc 20 giờ 10 thứ Bảy hôm nay (15-2).
Chương trình có sự tham gia của các diễn giả, khách mời bình luận: Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, y tá Nguyễn Thị Mến, BV Việt Pháp, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.
BS Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, người đã trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân, các đồng nghiệp của mình trong dịch SARS năm 2003.
"Một đất nước khỏe mạnh không thể thiếu vai trò của ngành y, của các y bác sĩ đang ngày qua ngày chiến đấu với các chủng loại bệnh tật mà mức độ phức tạp, biến thể theo từng giây. Họ cũng là con người và cũng không thể nào miễn dịch 100% với bệnh tật nhưng trong những lúc khó khăn nhất, ngặt nghèo nhất của các bệnh dịch, họ luôn ở đó, nơi tuyến đầu, trở thành tấm khiên vững chắc cho nhân dân, vì một đất nước khỏe mạnh", ban tổ chức chương trình bày tỏ.
Tháng 2-2020, với những diễn biến khó lường dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus COVID-19 và do cả tình trạng FAKE NEWS (tin giả, tin nhảm), thông tin lộn xộn trên các MXH gây ra, nỗ lực của riêng các y bác sĩ thôi là chưa đủ, có một cuộc chiến khác trên môi trường Internet.
Cất cánh sẽ được truyền hình trực tiếp từ một trường quay không khán giả. Họ sẽ ở nhà, xem chương trình và tương tác trực tiếp thông qua các nền tảng số của Đài Truyền hình Việt Nam.
Trong chương trình, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ nơi tuyến đầu chống dịch sẽ đề cập đến những nỗ lực không mệt mỏi của các y bác sĩ, những áp lực và cả những động lực đối với công việc mà họ đang làm.
Bên cạnh đó còn có sự tham gia của BS Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, người đã trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân, các đồng nghiệp của mình trong dịch SARS năm 2003 và y tá Nguyễn Thị Mến, BV Việt Pháp, người được coi là bệnh nhân SARS nặng nhất ở Việt Nam và trên thế giới nhưng đã thoát chết thần kỳ trong dịch SARS lịch sử năm 2003.
Theo PLO
Những "chiến binh" chống nCoV: Nhiều bác sĩ, điều dưỡng... không về nhà Sau nhiều ngày chống dịch tại bệnh viện, điều dưỡng Bùi Lan Anh (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương) nhận được tin nhắn yêu cầu cô đừng về nhà vì nghe đồn cô đã bị nhiễm nCoV Lan Anh là một trong hơn 60 nhân viên y tế của Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới trung ương túc trực ở BV để...