Nơi những đứa trẻ chết khi chưa mọc răng được chôn trong cây, để cây tự ‘hấp thụ’
Những đứa trẻ chẳng may chết trước khi mọc răng sẽ được chôn cất bằng cách đặt thi thể vào một cái hốc trên thân cây. Theo thời gian, cái cây sinh trưởng và “hấp thụ” luôn thi thể đứa trẻ đó.
Bộ tộc Toraja sống tại vùng Tana Toraja, một vùng hẻo lánh miền núi của tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia, là một bộ tộc bản đại thiểu số có truyền thống lâu đời. Đặc biệt, người Toraja vô cùng coi trọng nghi lễ đám tang bởi theo quan niệm của họ, cái chết không phải sự kết thúc mà là ngưỡng quan trọng để bước sang thế giới Puya – thế giới của linh hồn.
Một trong những nghi lễ đám tang rùng rợn và kỳ lạ nhất của người Toraja là dành cho những đứa trẻ. Những em bé qua đời khi còn rất nhỏ sẽ được chôn cất ở một nơi vô cùng đặc biệt, đó là trong những thân cây.
Khi một đứa trẻ chẳng may qua đời, người Toraja sẽ quấn thi thể chúng trong những tấm vải lớn. Sau đó, họ sẽ khoét những cái lỗ trên một thân cây lớn rồi đặt thi thể đứa trẻ vào trong đó. Cuối cùng, cái lỗ này sẽ được bịt kín lại bằng sợi cây cọ, giống như một tấm chắn phía bên ngoài. Khi cái cây sinh trưởng và lành lại theo thời gian, nó sẽ “hấp thụ” đứa trẻ.
Người Toraja cho rằng mộ cây giúp những hài nhi xấu số hòa mình vào mẹ Thiên nhiên, còn linh hồn của chúng sẽ được gió cuốn đi. Chỉ những đứa trẻ chết khi chưa mọc răng mới được an táng theo cách này. Đặc biệt, các thi thể trẻ nhỏ được đặt vào trong thân cây theo tư thế đứng vì người Toraja tin rằng làm như vậy chúng sẽ dễ lên thiên đàng hơn. Một cái cây to có thể trở thành nơi an nghỉ của hàng chục đứa trẻ.
Đây không phải là nghi lễ an táng kỳ lạ nhất mà người Toraja thực hiện. Bộ tộc này còn nổi tiếng với nghi lễ Ma’nene, khi các thành viên trong gia đình sẽ khai quật ngôi mộ của người thân đã khuất, đưa hài cốt về nhà, tắm rửa và thay quần áo cho họ, thậm chí còn mời ăn uống rồi đi diễu hành quanh làng như một lễ hội. Họ coi đây là cách để tưởng nhớ đến tổ tiên của mình. Nghi lễ Ma’nene được tổ chức 3 năm một lần. Người Toraja tin rằng tổ tiên đã khuất vẫn luôn ở bên cạnh họ, ngay cả khi đã qua đời vài trăm năm trước.
Người Toraja còn có một số hình thức an táng người chết kỳ lạ khác. Ở một số nơi, quan tài của người chết sẽ được đưa vào trong một cái hang hoặc hốc đá tự nhiên trên vách núi. Có những hang đá đủ lớn để chứa hài cốt của cả một gia đình.
Còn một hình thức an táng khác là mộ treo. Quan tài người chết được đưa lên những vách đá hiểm trở, đặt vào gờ đá tự nhiên hoặc trước đó người thân của người quá cố đã đục sẵn những lỗ sâu vào trong đá, gài vào đó những thân cây gỗ lớn làm giá đỡ cho quan tài.
Ngoài ra, một hình thức mai táng khác lạ nữa là mai táng trong một khuôn mộ bằng đá được chạm khắc, đục đẽo sâu vào trong vách đá. Trong đó, có chứa bất kỳ tài sản mà người quá cố sẽ cần ở thế giới bên kia. Việc đục vách đá càng sâu trong rừng và trên những vách đá treo leo thường rất tốn kém, phải mất một vài tháng để hoàn thành.
Các nghi thức tang lễ này được coi là một phần quan trọng trong trung tâm văn hóa truyền thống của người Toraja. Mỗi đám tang có thể kéo dài vài ngày, thậm chí cả tuần, đóng vai trò như một dịp lễ hội để các gia đình, người thân và bạn bè tụ họp lại với nhau.
Võ Tắc Thiên tìm thấy mộ Tần Thủy Hoàng, không dám cướp thuốc trường sinh: Lý do bất ngờ!
Trong lịch sử Trung Hoa, truyền thuyết đi tìm thuốc trường sinh bắt đầu từ thời Tần Thủy Hoàng, kéo dài tới thời Võ Tắc Thiên.
Tần Thuỷ Hoàng từng có được thuốc trường sinh?
Trong lịch sử Trung Hoa, truyền thuyết đi tìm thuốc trường sinh bất lão có lẽ đã phát triển mạnh mẽ nhất từ thời Tần Thủy Hoàng. Đến nay, đa số mọi người đều tin rằng vị hoàng đế này chưa từng tìm ra vị thuốc trường sinh.
Thế nhưng, trong sách "Sử Ký - Thủy Hoàng Bản Ký" lại ghi chép một dị bản khác về chuyện này.
Tần Thủy Hoàng là người phát triển mạnh mẽ trào lưu... đi tìm thuốc trường sinh trong lịch sử Trung Hoa. Ảnh: Baidu.
Theo sách, vua Tần từng phái một phương sĩ tên là Từ Phúc đi tìm thuốc trường sinh cho mình. Từ Phúc ban đầu rất tự tin, thề thốt có thể hoàn thành nhiệm vụ nhưng sau cùng lại không tìm được gì. Biết rõ Tần Thủy Hoàng là một vị vua tàn bạo, nếu tay không trở về thì chỉ còn đường chết nên Từ Phúc đã cao chạy xa bay.
Thế nhưng, sự biến mất của Từ Phúc không làm Tần Thủy Hoàng từ bỏ ý định tìm thuốc trường sinh. Tần Thủy Hoàng tiếp tục tìm một phương sĩ khác tên là Lư Sinh giúp mình thực hiện khát vọng này.
Lư Sinh lần này đã không làm Tần Thủy Hoàng thất vọng, ông tìm được một cao nhân hợp tác với mình để tạo ra một viên tiên đan trường sinh bất lão. Có điều, viên tiên đan này là độc nhất vô nhị, không thể chế tạo được viên thứ hai.
Biết thế nào quay về cũng bị hoàng đế xử tử nên Từ Phúc quyết định "cao chạy xa bay". Ảnh: Baidu.
Tần Thủy Hoàng vốn tính đa nghi, sợ đây là thuốc độc nên định cho người thử trước. Nhưng vì chỉ có duy nhất một viên, khiến Tần Thủy Hoàng phân vân day dứt mãi không biết mình có nên uống hay không. Đến tận khi qua đời, viên tiên đan này vẫn còn được Tần Thủy Hoàng giữ trong lòng, sau đó được chôn cùng với ông trong mộ.
Tất nhiên, những điều trên cũng chưa có cứ liệu nào để chứng minh cả, vì đến nay người ta vẫn chưa tiếp cận được thi thể của ông.
Vì sao Võ Tắc Thiên không trộm thuốc của Tần Vương?
900 năm sau, nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất của Trung Quốc là Võ Tắc Thiên đăng cơ. Bà cũng là một người tài trí, mưu lược kiệt xuất. Và giống như Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên cũng khát khao được trường sinh bất lão.
Tương truyền, sau khi nghe kể Tần Thủy Hoàng thực ra đã có được tiên đan, bà liền lập tức chiêu mộ người đi tìm. Những người nữ hoàng chiêu mộ đều là những tay trộm mộ chuyên nghiệp nhằm đi tìm lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Vài tháng sau, họ tìm thấy mộ vua Tần ở núi Ly Sơn và thu thập được một số mảnh vỡ của tượng đất nung trong mộ về làm chứng, rồi hỏi Võ Tắc Thiên liệu có nên khai quật huyệt mộ này không.
Nối gót Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên cũng nuôi mộng trường sinh. Ảnh: Baidu.
Nhìn thấy mảnh đất nung, Võ Tắc Thiên vô cùng mừng rỡ, lập tức hạ lệnh cho người chuẩn bị để xuất phát đến đó khai quật mộ ngay ngày hôm sau.
Nhưng đêm đó, sau khi quay về tẩm cung, Võ Tắc Thiên mơ thấy một giấc mơ lạ. Bà mơ thấy mình đi vào lăng mộ Tần Thủy Hoàng, khắp nơi là vàng bạc lấp lánh, cũng nhìn thấy viên thuốc trường sinh trong tay vua Tần.
Sau đó bà lập tức giật lấy viên thuốc đó và nuốt trôi. Nhưng sau đó bà lại mơ thấy nhà họ Lý tạo phản rồi giam cầm mình. Võ Tắc Thiên còn mơ thấy sự diệt vong của nhà Đường, bản thân bà thì lưu lạc nơi đất khách quê người, bị những kẻ khao khát tìm ra phương thuốc trường sinh truy đuổi, sống không bằng chết.
Hình ảnh Võ Tắc Thiên trên phim. Ảnh: Baidu.
Sau khi Võ Tắc Thiên tỉnh dậy thì nhận ra đó chỉ là một giấc mơ, nhưng bà chợt hiểu ra tại sao đến tận cuối đời Tần Thủy Hoàng vẫn không uống viên thuốc này.
Sau đó, bà lệnh cho người không tìm cách đào mộ vua Tần nữa. Sinh lão bệnh tử vốn là quy luật tự nhiên không thể thay đổi, làm ngược lại ý trời chẳng qua chỉ là mộng tưởng viển vông của con người mà thôi.
Mở mộ cổ thế kỷ 15, chuyên gia sửng sốt phát hiện bí mật khủng Trong cuộc khai quật tại Peru, các nhà khảo cổ phát hiện mộ cổ thế kỷ 15 chứa hài cốt của khoảng 25 - 30 người. Họ tin rằng đây là nơi chôn cất giới tinh hoa. Trong cuộc khai quật tại thành phố cổ Chan Chan, cách thủ đô Lima, Peru khoảng 500 km về phía bắc, các nhà khảo cổ phát...