Nỗi nhớ Trọng Hoàng, Hùng Dũng, Văn Hậu
So với những lần đối đầu gần đây nhất với Thái Lan, chúng ta không có sự phục vụ của Hùng Dũng, Văn Hậu, Trọng Hoàng – những cầu thủ thi đấu đầy chất thép tuyến giữa của đội tuyển .
Mũi tên bên cánh phải Trọng Hoàng. Ảnh FBNV
Các đây 2 năm, tại SEA Games 2019 trong vòng 10 phút đầu tiên tại trận đấu cuối cùng của vòng bảng, Supachai đã có cú đúp bàn thắng vào lưới Việt Nam. Thông thường các đội bóng sẽ bị vỡ trận khi dồn lên tấn công và thực tế khi đấy U22 Thái Lan có khá nhiều tuyển thủ trẻ có thể làm được điều đó.
Điểm khác biệt
Nhưng khi đó ông Park Hang-seo có những chiến binh dày dặn kinh nghiệm như Hùng Dũng, Văn Hậu, Trọng Hoàng đã giúp cho các cầu thủ U22 Việt Nam không mất tinh thần khi bị đánh phủ đầu. Chúng ta đã để thua trận rất sớm, ngay từ phút thứ 5, xuất phát từ đường chuyền về của Đoàn Văn Hậu, thủ môn Văn Toản phá bóng lên trúng vào người Supachai rồi lăn vào lưới của U22 Việt Nam.
Người ta tưởng như HLV A.Nishino sẽ có chiến thắng đậm đồng nghiệp Park Hang-seo khi từ những sai lầm của hàng thủ U22 Việt Nam để Suphanat ghi bàn dễ dàng nâng tỷ số lên 2-0 cho U22 Thái Lan 5 phút sau bàn thắng đầu tiên. Ở trận đấu cùng giờ, U22 Indonesia có bàn mở tỷ số vào lưới của U22 Lào, đẩy U22 Việt Nam xuống vị trí thứ 3 của bảng đấu, phải xách va ly về nước.
Trong tay ông thầy Nhật Bản A.Nishino khi đó có rất nhiều cầu thủ trẻ Kritsada, Supachok, Supachai, Suphanat đang thi đấu rất ấn tượng và đóng vai trò nòng cốt hàng công U22 Thái Lan trong sơ đồ 4-2-3-1. Đây là các cầu thủ Thái Lan thuận chân trái có xu hướng tấn công vào cánh phải của đội tuyển Việt Nam, nơi Trọng Hoàng, Tấn Tài trấn giữ.
Hàng công của U22 Thái Lan với những cái tên như Kritsada, Supachok, Supachai, Suphanat đá tấn công khắp chiều rộng mặt sân. Rõ ràng Hùng Dũng, Văn Hậu, Trọng Hoàng đã trở thành tấm lá chắn thép trước 3 trung vệ Thành Chung, Tấn Sinh, Tấn Tài. Các pha tranh cướp bóng mạnh mẽ của cầu thủ xứ Nghệ Trọng Hoàng đã giúp cho Hoàng Đức có điều kiện áp sát khung thành thủ môn Muangnam khi đó.
Tuyến giữa thiếu chất thép
Biết được Việt Nam cần có bàn thắng nhưng cũng không thể dồn cao đội hình tấn công, ông Alexandre Polking chỉ cần bố trí đội hình gồm các cầu thủ có thể hình, thể lực to cao ở khu vực giữa sân. Với việc cầm bóng 57% thời gian, tung ra 376 đường chuyền, với tỷ lệ chính xác 70% (Việt Nam có 280 đường chuyền, chính xác chỉ 60%) là ông thầy người Brazil đã hóa giải chính xác miếng đánh của đội tuyển Việt Nam.
Chiến binh Hùng Dũng. Ảnh FBNV
Video đang HOT
Tấn công biên thì Văn Toàn, Công Phượng, Văn Đức không đủ sức để vượt qua các hậu vệ vừa có thể lực, kinh nghiệm lại chơi bóng rất thiểu xảo của Thái Lan. Đá trung lộ thì không có cú sút xa, chơi bóng bổng lại không thể thắng 3 trung vệ đều cao gần 2m của người Thái. Bế tắc.
Rõ ràng khi 2 cánh không có Văn Hậu, Trọng Hoàng và trung lộ không có Hùng Dũng chúng ta không thể làm gì được người Thái. 15 cú sút được thực hiện trong trạng thái bị truy cản chỉ 5 trúng đích và không một bàn thắng nào vào lưới khung thành Thái Lan đã kết thúc một trận bán kết mà đội muốn thắng đã không có miếng đánh nào đáng kể. Dấu ấu duy nhất là tình huống đánh đầu lệch cột dọc của Hồ Tấn Tài người đá thay Trọng Hoàng bên cánh phải.
Để làm được điều kỳ diệu chúng ta phải có những cầu thủ bản lĩnh, biết bung sức đúng lúc để giành bất ngờ. AFF Cup 2021 khác với SEA Games 30 khi U22 Thái Lan không sử dụng bất cứ cầu thủ nào trên 22 tuổi như Việt Nam nên lợi thế 2-0 của trận bán kết lượt đi đã được duy trì. Đội tuyển Việt Nam hiện nay đang thiếu những cái đầu lạnh, nền tảng thể lực sung mãn như Trọng Hoàng, Văn Hậu và Hùng Dũng. Món nợ với người Thái lại càng chồng chất và quả thực phải căn cơ từ công tác đào tạo trẻ chúng ta mới xóa được khoảng cách này.
Thất bại và thái độ
Bóng đá Việt Nam, dù đã vươn tới những cột mốc lịch sử, nhưng đang trải qua một giai đoạn khó khăn - khó khăn về mặt thành tích!
ĐT Việt Nam đã có 1 năm thi đấu dày đặt, mỏi mệt
Xét một cách tích cực, điều này dễ chấp nhận hơn nhiều so với việc mất đi niềm tin yêu của người hâm mộ. Nhưng nếu không giải quyết, khó khăn về thành tích sẽ dẫn đến mất mát đi tình yêu.
Bởi nếu những trận thua tại vòng loại cuối cùng World Cup là điều đã được dự báo, thì việc không bảo vệ được danh hiệu vô địch AFF Cup, một cách sòng phẳng, ít nhiều gây thất vọng.
Thất bại chỉ có thể là mẹ thành công, nếu như chúng ta học được điều gì đó từ nó. Vậy, việc vẫn chưa có điểm ở vòng loại cuối cùng của World Cup 2022 và bị loại bởi Thái Lan ở AFF Cup 2020 cho chúng ta thấy điều gì?
Cầu thủ không phải là cỗ máy
Đầu tiên là về mặt thể chất.
Việc chỉ một bộ khung tập luyện và thi đấu suốt gần 3 năm qua (cùng với nhiệm vụ tại CLB) sẽ khiến cầu thủ quá tải và gặp nhiều rủi ro. Tiến Dũng, Đình Trọng, Văn Hậu, Trọng Hoàng, Hùng Dũng...chỉ là những ví dụ.
Đấy là chưa kể, về lâu dài, mệt mỏi về mặt vật lý tiềm ẩn khiến nguy cơ chấn thương lên cao.
Và rất khó để tính điểm rơi phong độ cho một đội hình được sử dụng liên tục từ giải này qua giải khác. Sẽ có lúc phong độ sẽ rơi xuống đáy, và thất bại là điều hiển nhiên. Nếu bấm ngón tay đếm vội, cũng được 1 bàn tay các cầu thủ không còn là chính mình trong nửa năm qua nhưng vẫn phải thi đấu.
Nên nhớ, để phong độ của các cầu thủ lúc nào cũng cao nhất chỉ có Playstation mà thôi!
Tiếp đến về mặt tinh thần.
Ở đây là cảm hứng thi đấu, là khát khao thể hiện.
Liệu ai có thể dạt dào cảm hứng ra sân khi cơ thể vật lý đã mỏi mệt?
Liệu ai còn khát khao mãnh liệt khi đã no nê danh hiệu, kỷ lục và tiền bạc?
Dù vẫn chừng đó cầu thủ, nhưng đội tuyển Việt Nam khác biệt so với chính mình của năm 2018, 2019 ở điều đó!
Thái độ đón nhận thất bại
Bóng đá suy cho cùng là trò chơi! Nhưng nếu một đội tuyển không có tính hiếu thắng khi vào sân, không có sự cay cú sau thất bại thì chỉ nên đá dưỡng sinh lấy mồ hôi mà thôi.
Người hâm mộ có thể chia sẻ thất bại cùng cầu thủ, nhưng đừng vuốt ve nếu họ thực sự có một màn trình diễn tồi.
Người hâm mộ có thể tin yêu và sát cánh cùng đội tuyển quốc gia nhưng đừng bịt mắt để tung hô những điều quá sự thật.
Người hâm mộ có thể cảm ơn ông Park bởi thành tích vô tiền khoáng hậu ông làm cùng bóng đá Việt Nam, nhưng đừng để tư tưởng sùng bái cá nhân ngự trị.
Với các cầu thủ, đội tuyển Việt Nam đang có một thế hệ "đột biến" so với tầm vóc của nền bóng đá nước nhà. Nhưng mong các bạn:
"Nên biết rằng tất cả kẻ xu nịnh đều sống nhờ vào những người lắng nghe chúng..."
-La Fontaine-
Nhìn vào thực tế
180' phút đối đầu với Thái Lan tại bán kết AFF Cup 2020, thực sự đội tuyển Việt Nam chỉ có 45' chơi ấn tượng và lấn lướt. Nhưng vẫn không có bàn thắng!
Đừng nói tới yếu tố may mắn, bởi may mắn là một phần của thực lực.
Đội tuyển Việt Nam vẫn cần học Thái ở sự tinh quái, ở sự lì lợm và cả việc sử dụng nhân sự một cách hiệu quả ở giải đấu có mật độ thi đấu dày đặc.
Trận đấu hôm qua, lần đầu tiên ông Park nêu đích danh những cầu thủ không tuân thủ chiến thuật.
Giải đấu này không ít lần ống kính máy ảnh dừng lại ở biểu cảm có phần suy sụp của huấn luyện viên người Hàn Quốc.
Dường như áp lực cho ông Park đang rất rất lớn!
Hình hài của đội tuyển Việt Nam sau hơn 1 tuần nữa ra sao sẽ phản ánh phần nào thịnh, suy của đội tuyển trong năm 2022 - một năm có nhiều sự kiện!
HLV Park Hang Seo nói về việc Văn Thanh đá hỏng 11m Văn Thanh đá hỏng phạt đền, lỡ cơ hội nâng tỉ số lên 3-0 cho ĐT Việt Nam ở cuộc đọ sức với ĐT Lào ở trận ra quân vòng bảng AFF Cup 2020. Báo VOV đưa tin, đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng 2-0 trước ĐT Lào ở trận ra quân vòng bảng AFF Cup 2020. Chiến thắng này có thể...