Nơi người dân sống ở nhiệt độ -50 độ C, cấm kỵ việc từ chối giúp đỡ người khác
Dù cuộc sống gặp nhiều khó khăn, những người Chukchi ở cực đông nước Nga vẫn luôn rộng lòng giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, số phận của tộc người hào phóng này lại vô cùng bất định.
Nằm đối diện với Alaska, phía bên kia eo biển Bering, vùng Chukotka có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất tại nước Nga nhưng vẫn luôn hỗ trợ các cộng đồng nhỏ. Để đến Anadyr, trung tâm hành chính của khu vực Chukotka, bạn cần bay hơn 6.400km từ phía đông Moscow. Ở đây, nằm ở cực đông của nước Nga, đối diện Alaska, trong khu vực băng giá và có gió thổi lên từ Bắc Băng Dương cùng biển Bering, nhiệt độ vào mùa đông có thể xuống tới -50C.
Anadyr là thị trấn lớn nhất Chukotka. Khu vực này có khoảng 50.000 dân trong đó có 15.000 người là người Chukchi. Bầu trời thị trấn trông như một hộp kẹo nhiều màu sắc, những ngôi nhà được sơn rực rỡ. Anadyr, với một trường học, một bệnh viện, một cảng, một thư viện là nơi phát triển nhất tại Chukotka. Ở những khu định cư khác, các điều kiện sống kém hơn rất nhiều và bạn chỉ có thể đến đó bằng xe địa hình và tuần lộc.
Người Chukchi sống trong điều kiện lạnh giá quanh năm.
Những người chân chính nhất thế giới
Người Chukchi xuất hiện tại vùng lãnh nguyên này trước thời Kito giáo và tự gọi mình là Luoraveti – “người chân chính”. Trước đây, những người Chukchi lang thang trên bán đảo với hàng nghìn con nai, săn cá voi và sống trong một yaranga – chiếc lều di động được làm từ da hươu.
Tuy nhiên, cuộc sống truyền thống đối với người Chukchi khó khăn đến nỗi họ còn không coi cái chết là thảm kịch. Nhà dân tộc học người Nga Vladimir Bogoraz đã viết về hiện tượng “chết tình nguyện” của người Chukchi. Theo đó, người già sẽ tự sát hoặc nhờ bạn bè, người thân làm vậy. Lý do người già tình nguyện chết không phải vì họ hàng không đối xử với họ tử tế mà vì hoàn cảnh sống quá khó khăn.
Những chiếc lều được làm từ da hươu và da tuần lộc.
Khó khăn là vậy nhưng những điều đó lại không ngăn người Chukchi trở thành những chiến binh xuất sắc và là những người duy nhất ở Chukotka không phục tùng Nga ở thế kỷ 17. Đồng thời, người Chukchi đánh giá cao nhất là lòng hiếu khách và sự hào phóng. Họ không từ chối bất cứ ai, đặc biệt là trẻ mồ côi, góa phụ và người nghèo. Dù khó khăn nhưng khi bạn cần chỗ trú chân hay thức ăn, gia đình người Chukchi luôn mở rộng cửa. Họ không bao giờ từ chối bất cứ lời đề nghị giúp đỡ này và coi việc từ chối là điều cấm kỵ. Do đó, người Chukchi được gọi là “tộc người chân chính nhất thế giới”.
Video đang HOT
Với sự ra đời của Liên Xô và các chính sách hỗ trợ từ đất liền, cuộc sống của người Chukchi đã thay đổi hoàn toàn. Họ học cách viết và tiếp nhận nền giáo dục, tuổi thọ tăng lên, tỷ lệ tử vong giảm. Thật không may, sau khi Liên Xô sụp đổ, khu vực này bước vào thời kỳ suy thoái. Các trang trại nuôi tuần lộc và nhà máy sản xuất lông thú đóng cửa vì không còn phù hợp với tình hình mới. Ở đó không còn công việc nào khác.
Chăn tuần lộc đã từng là nghề kiếm sống chính của người Chukchi.
Hầu hết người Chukchi ngày nay không sống trong những yaranga mà ở trong những tòa nhà cố định và làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, cuộc sống tại Chukotka vẫn khó khăn. Hầu hết các loại hàng hóa đều đắt đỏ do phải nhập khẩu và lương hàng tháng vẫn thấp (khoảng 20.000 rúp, tương đương hơn 7 triệu đồng). Vì vậy, người trẻ nơi đây đã di chuyển tới các khu vực khác của Nga để kiếm sống. Những sinh kế truyền thống như chăn tuần lộc và săn động vật biển đang suy giảm. Vào năm 2015, nơi đây còn chưa tới 1.000 người chăn tuần lộc.
“Trước đây, nghề này là nghề điển hình trong khu vực. Vấn đề bắt đầu vào những năm 1990. Và sau giữa những năm 2000, khi tỷ phú Roman Abramovich không còn là thống đốc Chukotka, nghề chăn hươu bị thua lỗ. Thịt hươu có giá cao hơn thịt từ Nga mang tới nên nó đã không phát triển trên thị trường”, người chăn tuần lộc Vladimir Puya chia sẻ.
Người Chukchi vô cùng thân thiện và không bao giờ từ chối giúp đỡ người khác.
Những người canh giữ truyền thống
Bất chấp cuộc sống khó khăn, vẫn có những người Chukchi đang cố gắng giữ gìn truyền thống của họ. Ví dụ, cư dân tại khu định cư Lorino, nằm trên bờ biển Barents vẫn đi săn cá voi.
Vài năm trước, một bộ phim tài liệu về những người này đã nhận được giải thưởng Russian TEFI uy tín. Câu chuyện trong phim có liên quan đến Yevgeny Kaipanau, một người Chukchi 36 tuổi lớn lên ở Lorino và hiện làm biên đạo múa cho đoàn nhạc dân gian Chukchi ở Moscow. Anh liên tục liên lạc với người thân ở quê nhà.
Ngày càng ít người Chukchi tiếp tục công việc chăn tuần lộc.
“Kể từ khi tôi sinh ra tôi đã biết cách săn hải mã và cá voi, cách câu cá và đi săn ở vùng lãnh nguyên”, Yevgeny nói. Anh cho biết những người trẻ ở Chukotka muốn giữ gìn truyền thống của họ: “Họ học tiếng Chukchi, tham gia vào các lễ kỷ niệm quốc gia và sống bằng nghề săn cá voi”.
Tuy nhiên, số phần của những người Chukchi trong tương lai là không rõ ràng. Ngày càng có nhiều người Chukchi buộc phải rời bỏ làng và định cư tại các thị trấn để tìm việc làm, nhà ở. Do đó, lối sống truyền thống bị mất đi. Và do khí hậu khắc nghiệt, hệ thống y tế yếu kém và mức sống xã hội thấp nên tuổi thọ trugn bình của người Chukchi vẫn chỉ khoảng 45 năm.
Thi thể góa phụ bên chiếc khăn màu đỏ: Cái chết đau đớn
Trở về nhà sau khi đi chơi tối, người con trai kinh hoàng khi phát hiện mẹ mình bị hãm hiếp, sát hại một cách dã man.
Một góa phụ bị cưỡng hiếp và sát hại dã man ngay trong nhà của mình đã gây chấn động Los Angeles (Mỹ) năm 1982. Vụ án không có nhân chứng cũng chẳng có những bằng chứng xác thực đã khiến cảnh sát dù dốc toàn lực điều tra nhưng cũng phải mất tới 6 năm để có thể đưa được hung thủ ra ánh sáng.
Đêm định mệnh
Khoảng 19h ngày 19/11/1982, Harry Mar và vợ chưa cưới của anh là Patricia cùng ra ngoài chơi tối. Lúc này, chỉ còn mẹ anh là Lillian Mar (còn được mọi người gọi với cái tên Donna Li) ở nhà. Khoảng nửa đêm, Harry trở về ngôi nhà của họ ở ngoại ô thành phố Los Angeles.
Nhưng rồi, ngay khi vừa bước chân lên hành lang, một cảnh tượng kinh hoàng trước mắt khiến anh bủn rủn. Mẹ anh nằm úp mặt trên một vũng máu trên sàn nhà trong tình trạng khỏa thân từ thắt lưng trở xuống, chiếc áo mỏng bị mất vài cái cúc, mấy lọn tóc xõa xuống. Một chiếc khăn màu đỏ đẫm máu thắt chặt cổ bà. Không ai trong gia đình có chiếc khăn này.
Hiện trường vụ án mạng.
Cảnh sát lập tức có mặt tại hiện trường. Họ không thể hiểu nổi điều gì khiến một người phụ nữ lớn tuổi không có khả năng tự vệ, không có bất kì kẻ thù nào lại bị thắt cổ, bị tấn công tình dục và bị giết chết dã man như vậy.
Lillian Mar sống cùng với con trai ở ngoại ô thành phố Los Angeles trong một khu vực gần sân vận động Dodger, khu này trước đây là công viên Elysian. Người chồng của bà qua đời đã lâu. Hàng xóm của Mar hầu hết là những người châu Á, chủ yếu là người Hoa, họ đều rất tốt bụng và nhã nhặn. Họ nhận xét bà khá trầm tính và không phải là người thích giao thiệp với nhiều người.
Căn nhà của bà được thiết kế ba tầng với tầng trệt là gara để xe, khu phòng khách tầng hai và phòng ngủ trên tầng trên cùng. Hai lối duy nhất để vào căn nhà là qua gara để xe và cửa sổ của tầng hai.
Vụ án chấn động
Qua xem xét hiện trường, cảnh sát nhận thấy hung thủ có thể đã dung dao để cắt một lỗ ở cửa sổ bằng kính ở tầng hai và nhờ đó có thể vào nhà từ đây. Không có bất cứ xáo trộn gì ở tầng hai. Chiếc điện thoại bàn trên bàn uống cà phê đã bị rút dây. Bên trong phòng khách là nhà bếp, phòng ăn.
Trong phòng ngủ của nạn nhân, chiếc quần của bà với những vết máu được cuộn lại và vứt dưới chân giường. Gần đó là vài chiếc cúc từ áo của nạn nhân rơi ra, dụng cụ uốn tóc, vết chất lỏng màu trắng đục giống như tinh dịch trên thảm, rất nhiều giọt máu được tìm thấy trên giường, dưới sàn từ phòng ngủ của Lillian Mar đến nơi tìm thấy thi thể bà trên hành lang.
Trong phòng ngủ của người con trai Harry, ngăn kéo đầu giường và bàn làm việc của anh bị lục tung và đồ đạc thì vương vãi khắp nơi. Hung thủ đã lấy đi vài món đồ bao gồm một sợi dây chuyền vàng, phong bì đựng tiền, một khẩu súng ngắn, đồng hồ... Và giống như dây điện thoại ở tầng dưới, dây điện thoại bên ngoài phòng ngủ của Harry cũng đã bị cắt.
Cảnh sát nhận định hung thủ đã tấn công bà Mar trong phòng ngủ trước khi hãm hiếp bà. Nạn nhân sau đó di chuyển hoặc được chuyển đến hành lang, nơi hung thủ đánh bà và sau đó bóp cổ bà bằng một chiếc khăn hắn đã mang theo. Hắn lục soát các phòng ngủ, lấy nhiều vật dụng khác nhau và trốn thoát qua một cửa phụ trong phòng khách.
Có thể tại thời điểm hung thủ đột nhập vào phòng mình, Lillian Mar đang nằm ngủ, và trước khi bị hiếp, bà đã cố gắng chống cự. Sau khi ra tay với bà, hung thủ rời khỏi phòng, và đi sang phòng của Harry. Bà Mar cố gắng bò ra khỏi phòng mình, hướng tới hành lang để với chiếc điện thoại nhưng hung thủ bất ngờ quay lại và siết cổ bà.
Bằng chứng đáng chú ý nhất được tìm thấy là một sợi tóc màu nâu nhạt phía sau gáy nạn nhân. Không ai trong gia đình gốc châu Á này sở hữu màu tóc đó.
Vụ án mạng đã gây chấn động toàn khu vực. Kết quả khám nghiệm pháp y sau đó đã mang lại cho cảnh sát một số manh mối quan trọng.
'Bếp mất anh, em mất chồng, con mất cha, vĩnh viễn không được ăn cơm anh nấu' - câu chuyện bi thương khiến dân mạng 'dậy sóng' 'Từ ngày anh rời bỏ thế gian, phải rất lâu sau em mới dám ăn những món ăn quen thuộc, vì nỗi nhớ cứ ăm ắp trong tim'... Hôm nay (19/3), trên mạng xã hội xuất hiện bài đăng về người chồng quá cố của một góa phụ trẻ khiến nhiều người không khỏi rơi lệ khi đọc. Ngay sau khi đăng tải,...