Nơi người dân leo ‘thang trời’ cao 800 m suốt 200 năm
Giã từ nơi ở trên một vách đá cao 800 m, nối liền với thế giới bên ngoài chỉ qua một chiếc thang chông chênh, dân làng đã được chuyển đến một khu đô thị mới.
Atule’er là một ngôi làng đã tồn tại tròn 200 năm ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Thôn làng hẻo lánh này đã xuất hiện liên tục trên truyền thông quốc tế vào năm 2016, khi loạt ảnh “rợn tóc gáy” chụp các em học sinh trèo qua vách đá 800 m bằng một chiếc “thang trời” chênh vênh để đến trường được lan truyền.
Hành trình nguy hiểm kéo dài 2 tiếng đồng hồ là con đường duy nhất để dân làng tiếp cận thế giới bên ngoài, họ cần mang nông sản vượt qua vách đá, đến khu chợ gần nhất bán lấy tiền và mua nhu yếu phẩm. Những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã thay thế chiếc “thang trời” thô sơ của dân làng bằng thang thép có tay vịn, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức đi lại.
Thang trời cheo leo bên vách đá.
Video đang HOT
Tuần này, 84 hộ gia đình của thôn Atule’er đã rời mảnh đất mình sinh sống bấy lâu, chuyển đến tái định cư tại các căn hộ gần trung tâm thị trấn Chiêu Giác cách đó 75 km, theo thông tin từ Tân Hoa Xã. Các căn hộ mới có diện tích từ 25 – 100 m, với nhà bếp hiện đại, nhà vệ sinh, lắp hệ thống nước sinh hoạt, điện và gas đầy đủ. “Tôi rất vui vì mình có một căn nhà vững chãi”, một dân làng tên Mose Laluo cho biết. “Sau khi chuyển đến gần thị trấn, sinh hoạt của gia đình tôi sẽ thuận tiện hơn. Các con tôi có thể đi học dễ dàng, đường đến bệnh viện cũng gần”.
Song, không phải hộ dân nào cũng sẵn lòng tái định cư, có khoảng 30 hộ vẫn quyết định gắn bó với thôn cũ. Vài năm gần đây, Atule’er đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. Năm 2019, 100.000 du khách đã mang đến doanh thu gần 1 triệu NDT (140.878 USD) cho nơi này. Nắm lấy cơ hội đó, chính quyền địa phương đang có kế hoạch xây dựng cáp treo để phục vụ ngành du lịch trong tương lai.
Dân làng đã chuyển đến khu tái định cư.
Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ đưa 1,4 tỷ dân thoát khỏi đói nghèo trong năm 2020. Việc hỗ trợ tái định cư cho dân làng Atule’er là một phần trong kế hoạch chuyển 4.000 hộ gia đình, tức hơn 18.000 người dân thu nhập thấp, khỏi 92 thôn làng hẻo lánh để dọn đến nhà ở khu đô thị mới.
Kế hoạch này đã giúp dân làng Atule’er đạt mức thu nhập bình quân đầu người là 6.000 NDT (845 USD) trong năm 2019, trên mức thu nhập của nhóm cư dân khó khăn tại Trung Quốc – 3.747 NDT (527 USD). Động thái này của chính phủ Trung Quốc cũng nhằm mục đích cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn có thu nhập thấp.
Phát hiện bằng chứng về dòng sông cổ trên sao Hỏa
Các đặc điểm của một vách đá lâu đời trên sao Hỏa khiến các nhà khoa học tin rằng nước này từng chảy trên bề mặt hành tinh Đỏ hàng tỷ năm trước.
Theo nghiên cứu được công bố hôm 5/5 trên tạp chí Nature Communications, hình ảnh và dữ liệu mới về các vách đá lộ thiên trên sao Hỏa tiết lộ bằng chứng đầu tiên về những dòng sông tồn tại hơn 100.000 năm trên bề mặt hành tinh này cách đây 3,7 tỷ năm.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã sử dụng hình ảnh được chụp lại bởi máy ảnh HiRISE trên tàu quỹ đạo thăm dò ghi lại trên sao Hỏa để nghiên cứu một vách đá cao ở rìa phía tây bắc của lưu vực tác động Hellas tại bán cầu nam của sao Hỏa.
Vách đá cổ trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA)
Từ những vết tích để lại trên vách đá, họ phát hiện ra bằng chứng về một hồ nước lớn, sông, đồng bằng châu thổ và kênh rạch. Các tảng đá cho thấy nước đã hiện diện bền vững và đáng kể trên sao Hỏa trong quá khứ.
Các nhà nghiên cứu sau đó thu hẹp sự tập trung của họ vào một vách đá cao 200 m. Các đá trầm tích của vách đá này ước tính khoảng 3,7 tỷ năm tuổi. Các lớp trầm tích tích tụ trên vách đá này tương tự như những gì mà chúng ta quan sát trong quá trình hình thành đá trầm tích trên Trái đất khi các dòng sông chảy qua nó. Để hình thành nó, cần phải có một dòng chảy tồn tại ở đó trong một thời rất dài.
"Những dòng sông hình thành nên những tảng đá này có thể đã hoạt động trong hàng chục cho tới hàng trăm nghìn năm", Tiến sĩ Joel Davis, tác giả nghiên cứu phân tích.
"Những hình ảnh có độ phân giải cao cho phép chúng tôi "đọc" những tảng đá như thể các bạn đang đứng rất gần vách đá", Francesco Salese, đồng tác giả nghiên cứu, nhà địa chất tại Đại học Utrecht (Hà Lan) cho hay.
Ông Salese và các cộng sự của mình tin rằng nghiên cứu này hết sức quan trọng vì nó giúp sáng tỏ hơn lịch sử của sao Hỏa, giống như việc các nhà địa chất sử dụng các lớp trầm tích trên Trái đất để tìm hiểu về quá trình hình thành của hành tinh chúng ta cách đây hàng tỷ năm.
Nhận tin báo có hổ xuất hiện ở khu rừng, cảnh sát huy động lực lượng đến kiểm tra rồi ngỡ ngàng với "con vật" trước mặt Đúng là có một con hổ ở khu rừng, nhưng không phải là hổ thật. Sáng ngày 2/5 vừa qua, lực lượng cảnh sát Kent, Anh, đã nhanh chóng tìm đến khu vực rừng Underriver sau khi nhận được tin báo của dân làng về sự xuất hiện của một con hổ dữ. Sau khi nghe được chuyện này, bà Juliet Simpson cũng...