Nơi ngủ không cần khóa cửa ở Sài Gòn
Đảo Thiềng Liềng từ lâu là một cù lao bốn bề sông nước, kênh rạch chằng chịt, điện lưới quốc gia chưa được kéo tới, là nơi đầu sóng ngọn gió, không được nhiều người biết đến. Ít ai ngờ rằng, giữa TP.HCM sôi động phồn hoa lại có một cù lao nhỏ chỉ với hơn 200 hộ dân.
Muối “đắng”
Từ thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, phải mất một chuyến đò gần 1 tiếng đồng hồ mới ra tới đảo Thạnh An, và từ Thạnh An tiếp tục mất từng đó thời gian trên đò, len lỏi giữa những vạt rừng sác men theo cửa biển mới đến được cù lao Thiềng Liềng. Gọi đây là đảo trong đảo cũng chính vì thế.
Theo người dân nơi đây kể lại, cách đây hơn 40 năm, có một chàng trai vừa mới hơn 20 tuổi đã lênh đênh cùng gia đình khắp các kênh rạch miệt Soài Rạp, Vàm Sát, Đồng Nai,… trên chiếc xuồng nhỏ, để rồi khám phá ra một hòn cù lao. Dừng chân nơi đây lập nghiệp. Thời gian dần trôi, bây giờ trên đảo đã có hơn 200 hộ gia đình với gần 1.000 người sinh sống.
Ông Tư (năm nay đã ngoài 60 tuổi), là một trong những người đặt chân đầu tiên lên đảo Thiềng Liềng sinh sống, nhớ lại: “Hồi mới đến đây, cả hòn cù lao chỉ lác đác mấy túp lều tranh sống quây quần lại nhau, nương tựa nhau những lúc bão giông, sóng lớn hay đối đầu với thú dữ.
Đất đai khô cằn, lại nằm giữa sa mạc biển khơi nên nghề duy nhất ở trên đảo là nghề làm muối. Những ruộng muối trải dài miên man, để thấy cái cực của người dân, những hạt muối được chắt chiu từ công sức của dân đảo.
Sản xuất muối là nghề duy nhất tại ấp đảo Thiềng Liềng
Những ngôi nhà vách lá đơn sơ trên đảo, nơi mà tối ngủ không cần phải cài cửa. Nếu vắng nhà, chỉ cần treo bảng thông báo
Cần Giờ có hơn 1.500 ha đất làm muối, riêng ấp Thiềng Liềng có khoảng 400 ha. 70% người dân ở Thiềng Liềng sống bằng nghề làm muối, họ chủ yếu đến từ các tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang,… nhưng chỉ làm muối được 6 tháng vào mùa nắng. Mùa mưa, nhiều thanh niên phải bỏ làng đi làm mướn, vì nếu làm muối, muối cũng tan thành nước biển.
Video đang HOT
Những hạt muối được chắt chiu từ công sức của dân đảo
Với 400 ha diện tích làm muối, mỗi năm Thiềng Liềng sản xuất 20.000 tấn muối. Mùa làm muối bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Ánh sáng về với Thiềng Liềng
Ấp đảo Thiềng Liềng là nơi xa xôi, nghèo khó nhất TP. HCM. Suốt gần 40 năm sau giải phóng, cư dân Thiềng Liềng sống trong cảnh tối tăm. Cả ấp có hơn 200 hộ nhưng chỉ lèo tèo vài đứa trầy trật lắm mới theo học được đến cấp 3. Trên đảo hiện chỉ có duy nhất 1 trường mẫu giáo và tiểu học. Học sinh cấp 2 phải vượt biển để qua Thạnh An đi học mỗi ngày. Con đường học hành của lũ trẻ Thiềng Liềng vô cùng gian khổ. Buổi sáng, lũ trẻ phải dậy từ 4 giờ sáng, mang theo nắm cơm nguội nấu từ tối qua lục tục đi bộ ra bến đò để qua xã đảo Thạnh An học.
Hôm nào nước xuống thấp, tàu không cập sát bờ được, các em lại phải sắn quần lội sình lầy để lên tàu. Hiếm hoi lắm mới có đứa lên được cấp 3, thế nhưng lại phải đi 2 chuyến đò để vào thị trấn học. Chính vì vậy con đường đến trường của lũ trẻ Thiềng Liềng chẳng bao giờ liền đoạn. Nhiều học sinh cấp 3 phải trọ học ở thị trấn Cần Thạnh.
Hôm nước xuống thấp, tàu lớn không cập sát bờ được
Gần 40 năm nay Thiềng Liềng sống bằng đèn dầu, bằng máy phát điện; nhưng Thiềng Liềng xa xôi hẻo lánh quá, lại nằm lẩn khuất kênh rạch chằng chịt, điện lưới quốc gia cũng bó tay không về được.
Mãi đến đầu năm 2011, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM, Trung tâm Năng lượng mới và Phát triển nông thôn đề xuất kế hoạch xây dựng hệ thống điện mặt trời trên đảo. Dự án có tính khả thi cao, chi phí đầu tư thấp nên được người dân và chính quyền hết sức ủng hộ.
Ngày 27/1/2011 đã trở thành ngày lịch sử với đảo Thiềng Liềng khi dự án được khành thành đi vào sử dụng. Cả đảo khi đó vui như tết và cuộc sống của người dân sang trang mới.
Đất mặn ấm tình người
Người dân đảo phần lớn quê ở Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang,… Sẵn tâm hồn phóng khoáng và để chống chọi với cuộc sống đìu hiu trên đảo, người này truyền dạy cho người kia, cho nên trên đảo bây giờ rất nhiều “cây văn nghệ”.
Làm gì ở Thiềng Liềng?
Nhiều người đến với Thiềng Liềng đơn giản chỉ để được khám phá và cảm nhận cuộc sống ở nơi đây, trải nghiệm đường đến đây – nơi xa xôi hẻo lánh nhất tại Sài Gòn.
Thú vị nhất là cảnh quan hai bên bờ sông nước và kênh rạch chằng chịt, bạn cũng sẽ có dịp được tìm hiểu thêm về nghề làm muối, các ruộng muối tại Thiềng Liềng.
Hệ thống điện năng lượng mặt trời đã đưa cuộc sống người dân đảo Thiềng Liềng sang trang mới
Gần đây nhiều tổ chức, cá nhân đến Thiềng Liềng để tham gia, thực hiện các hoạt động xã hội.
Nếu đi về trong ngày thì phải sắp xếp giờ giấc phù hợp, đảm bảo với giờ tàu chạy. Nếu ngủ qua đêm, bạn có thể liên hệ xin ngủ nhờ ở nhà người dân hoặc xin ngủ tại trường học, UBND xã, trạm y tế.
Vì địa hình đảo cách đảo, không có hình thức văn nghệ nào khác ở đây ngoài tại chỗ và tự phục vụ. Từ Dạ cổ hoài lang, Tình anh bán chiếu, đến ca cổ hai mươi bài cũng được mang ra nhâm nhi những đêm trăng sáng. Nuôi dưỡng tâm hồn họ là những đêm nhạc trong trẻo, vui có, buồn cũng có. Từ những ngư ông thất thập đến những đứa trẻ lên mười ở đây đều biết hát ca cổ.
Cả đảo chỉ có khoảng 200 hộ dân nên dân trên đảo đều biết nhau, tình làng nghĩa xóm vẫn mặn mòi, bà con trên đảo luôn gắn bó, đùm bọc nhau. Cuộc sống khắc nghiệt, nhọc nhằn nhưng người dân không mất đi nét hồn hậu. Không ai muốn bỏ ấp đảo để vào đất liền. Hầu hết người dân nơi đây chỉ có một mong ước giản dị. Mong sao vào một ngày không xa sẽ có một ngôi trường cấp 2, 3 trên đảo để các em học sinh nơi đây không phải hàng ngày vượt qua mênh mông biển nước để đến trường nữa.
Theo Tây Phương
Đất Việt
Vẫn chưa tìm thấy thuyền viên mất tích
Một thuyền viên mất tích của tàu An Phát, gặp nạn vào trưa ngày 6.11 bên ngoài cảng Cửa Việt (H.Gio Linh, Quảng Trị), vẫn chưa được tìm thấy.
Tàu vận tải An Phát đang bị mắc cạn
Đến đầu giờ chiều 7.11, trao đổi với Thanh Niên Online, trung tá Trần Xuân Lạn, Đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Việt (H.Gio Linh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho hay dù đã triển khai lực lượng, phối hợp, tìm kiếm từ đêm qua (6.11) cho tới buổi sáng cùng ngày (7.11), thuyền viên mất tích Nguyễn Văn Thiện (36 tuổi) vẫn chưa được tìm thấy.
Như Thanh Niên Online đã thông tin, vào trưa 6.11, tàu vận tải An Phát (thuộc công ty TNHH dịch vụ vận tải An Phát, trụ sở ở TP.Thanh Hóa, Thanh Hóa) rời cảng Cửa Việt (H.Gio Linh) với 1 thuyền trưởng, 7 thuyền viên (đều quê ở tỉnh Thanh Hóa) và 870 tấn dăm gỗ xuất qua đảo Hải Nam (Trung Quốc). Nhưng khi tàu ra cửa biển chừng 2 km thì bị hỏng máy, trôi tự do. Lực lượng chức năng sau đó đã cứu được thuyền trưởng Trần Đức Minh (53 tuổi) cùng 6 thuyền viên và đưa vào bờ.
Trung tá Lạn cũng cho hay, sóng lớn đã đánh tàu An Phát trôi dần vào bờ. Hiện tàu An Phát đang mắc cạn tại vùng biển thuộc thôn Phú Hội (xã Triệu An, H.Triệu Phong), cách bờ chưa đến 1 km.
Liên quan lo ngại sự cố tràn dầu, trung tá Lạn cho biết, lượng dầu ở trên tàu không quá nhiều và hiện vẫn an toàn. Dự kiến, số dăm gỗ có trên tàu, ngay trong chiều nay hoặc sáng mai sẽ được bốc đi, tránh bị hư hỏng do nước biển tràn vào.
Một thuyền viên trên tàu An Phát bị thương
Theo TNO
Triển khai ứng phó siêu bão Hải Yến Trước những dự báo của siêu bão Hải Yến (tên quốc tế là Haiyan), ngày 7.11, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai các phương án ứng phó. Ngư dân kiểm tra, chuẩn bị kéo thuyền lên bờ Theo đó, lãnh đạo thành phố yêu cầu các quận, huyện, sở ngành chủ...