Nối nghiệp chồng, biến rác thành… phân bón
Vốn là nông dân sáng tạo, sinh thời, chồng bà đã mày mò chế biến bùn thối, rác thải thành phân bón. Việc làm thiết thực cho nông nghiệp, bảo vệ môi trường của ông nhận được nhiều giải thưởng danh giá. Từ khi ông mất, bà nối nghiệp chồng sản xuất phân bón.
“Biến” rác thành phân
Người phụ nữ tháo vát ấy là Nguyễn Thị Châm (xóm Đồng, xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội). Khi còn sống, ông Nguyễn Phi Sinh, chồng bà Châm dành hết tâm huyết cho nghiệp sản xuất phân bón. Quê hương vốn có nghề chế biến nông sản, làm miến, mỗi ngày, thải bỏ hàng chục tấn phế thải nông nghiệp chưa qua xử lý. Trăn trở trước tình hình ô nhiễm môi trường, ông Sinh quyết tâm nghiên cứu, mày mò tìm tòi cách xử lý rác thải ở địa phương. Ấy là thời điểm trước năm 1996.
Bà Châm giới thiệu về quy trình sản xuất phân bón. Ảnh: P.L
Ở tuổi ngoài 50, hàng ngày, “nữ giám đốc chân đất” chẳng quản ngại khó khăn, vất vả, bà và các con vẫn lao động hăng say cùng các công nhân của xưởng. Bà thổ lộ, sắp tới sẽ nâng cấp trang biết bị kỹ thuật, mở rộng xưởng sản xuất, đưa hoạt động công ty ngày một lớn mạnh, phát huy di sản của tâm huyết, trí tuệ cả một đời chồng bà phấn đấu…
Năm 1996, công ty riêng của gia đình ông Sinh được thành lập. Hàng ngày, hàng chục công nhân của công ty đi khắp làng vớt rác thải dưới các kênh, mương, ao, hồ, thu mua bã dong ở các cơ sở sản xuất miến làm nguyên liệu làm phân.
Sản xuất sản phẩm phân bón mới, công ty của lão nông Nguyễn Phi Sinh liên tiếp gặp khó khăn trong việc bán hàng. Đến kỳ trả nợ ngân hàng, hàng hóa tồn đọng nhiều, không tiền trả nợ, nhà cửa bị niêm phong, cả gia đình ông phải dọn ra xưởng ở.
Không nản chí, ông mang phân bón đi khắp nơi mời bà con dùng thử. Kết quả: Sản phẩm tốt, giá thành phải chăng khiến bà con nông dân ủng hộ sản xuất của gia đình ông. Từ trong “vũng lầy”, công ty của ông Sinh tìm thấy cơ hội phát triển. Hoạt động sản xuất liên tục tăng lên, mỗi năm công ty của ông sản xuất hơn 60.000 tấn phân bón cung ứng cho nông dân các tỉnh thành miền Bắc.
Cả đời tâm huyết với nông nghiệp, những đóng góp thiết thực của ông Sinh cho cộng đồng được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng danh giá như: “Cúp vàng Vì sự nghiệp bảo vệ môi trường” của Bộ TNMT; Giải Sáng kiến mới của Quỹ Môi trường Kawoy (Nhật Bản, và nhiều giải thưởng vinh danh khác… Năm 2012, ông Sinh qua đời, bà Châm nối nghiệp chồng duy trì xưởng sản xuất phân bón với nhiều trăn trở.
Nỗi niềm “nữ giám đốc chân đất”…
Những năm gần đây, địa phương có nhiều thay đổi. Nhà máy xử lý rác thải được xây dựng, mỗi ngày xử lý hiệu quả cả nghìn tấn rác thải. Phần khác, do nhu cầu thị trường, bà quyết định chuyển hướng sản xuất phân vô cơ là chính. Tuy vậy, để tiếp nối tâm nguyện của chồng, duy trì hoạt động bảo vệ môi trường, trong hoạt động sản xuất phân bón, bà Châm vẫn sử dụng một phần nguyên liệu từ bã thải ở địa phương.
Bà Châm chia sẻ: “Trước đây, sản phẩm chính của công ty là dòng phân hữu cơ. Đó là chuyện cũ, khi ấy, nguồn bã thải ở địa phương chưa được xử lý. Ông nhà tôi mong muốn bảo vệ môi trường nên hết lòng với việc biến rác thành phân. Ngày nay, địa phương đã có nhà máy xử lý rác thải, nhu cầu thị trường cũng thay đổi buộc chúng tôi phải chuyển mình. Công ty đang sản xuất 5 sản phấm chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Dù sản xuất phân vô cơ, tôi vẫn sử dụng một số lượng bã thải nhất định chiếm 5% trong các sản phẩm phân bón”.
Video đang HOT
Bà Châm cho biết, không còn sử dụng nhiều như trươc kia, nhưng mỗi tháng công ty cũng xử lý hết hơn 100 tấn bã thải để sản xuất phân bón. Điều này, thể hiện mạch nguồn tiếp nối ý thức bảo vệ môi trường của chồng. “Cứ 3kg bã thải qua xử lý còn lại được 1kg dùng làm phân. Sau đó, phối trộn các phụ gia để sản xuất. Quy trình làm phân bón gồm 5 công đoạn: Ủ, trộn, sấy khô, vo viên, và đóng bao. Đáng mừng, sản phẩm phân bón của chúng tôi được bà con nông dân nhiều tỉnh thành ưa chuộng” – bà Châm chia sẻ.
Theo Danviet
Người Sài Gòn hít bụi khủng khiếp cả ngày đêm
Từ hơn 3 tháng nay người dân sống ở quanh khu vực Xa lộ Hà Nội đoạn qua quận 9 và quận Thủ Đức đã phải sống chung với lớp bụi dày đặc như sương mù. Bụi mịt mù trên đường, bay vào nhà dân như muốn ná thở.
Tình trạng bụi đường dày đặc trên Xa lộ Hà Nội (đoạn qua quận 9, Thủ Đức) đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân trong hơn 3 tháng nay. Theo người dân thì lượng bụi ngày càng dày hơn và kéo dài cả ngày đến tận đêm .
Người Sài Gòn hít bụi khủng khiếp cả ngày đêm
Anh Phương (ngụ Thủ Đức) chia sẻ: "Tôi sợ bị viêm mũi hay suy hô hấp vì bụi nên đã phải đeo khẩu trang từ khi thức dâỵ cho đến tận lúc đi ngủ buổi tối. Ngay cả ngủ trưa tôi cũng không dám mở khẩu trang ra".
Người dân sống chung với bụi đường dày đặc như sương mù suốt 3 tháng nay, ngã ba 621 dẫn vào Đại học Quốc gia luôn bị hạn chế tầm nhìn
Dự án mở rộng làn đường khiến cho không khí khu vực này luôn đặc quánh vị bụi, nhất là vào giờ cao điểm hoặc thời tiết nắng nóng
Anh Võ Tấn Nhã (Đường 400, P.Tân Phú, Q.9) phải đeo khẩu trang cả ngày ngay cả khi ngồi sâu trong nhà vì đường quá bụi
Thanh Niên có mặt trên Xa lộ Hà Nội đoạn từ Khu du lịch Suối Tiên đến nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM ghi nhận: bắt đầu từ 10 giờ sáng khu vực này đã bị bao phủ bởi một lớp bụi dày đặc. Lớp bụi đuờng này ngày càng dày hơn khi dần về chiều.
Người và phương tiện cá nhân di chuyển trên đoạn đường này phải giảm tốc độ, di chuyển chậm hơn vì tầm nhìn khá hạn chế. Những quán ăn, tiệm tạp hóa phải liên tục phủi bụi, lau nước bàn ghế và hàng hóa.
Bà Thọ - bán nước ven đường trên Xa lộ Hà Nội lắc đầu: "Từ ngày bụi khủng khiếp thế này tôi buôn bán cũng kém hẳn đi, người ta thấy bụi quá nên không dám dừng xe vào quán uống nước. Trong khi đó từ lọ đường cho đến ống hút tôi đều phải bỏ trong bao che kín lại, chứ không chừng 10 phút là phải vứt đi vì bụi đã bám lên một lớp dày như cả tháng không lau".
Bụi phủ mờ ngã tư 621 dẫn vào Đại học Quốc gia TP.HCM
Dù không được mẹ đeo khẩu trang và các vật dụng bảo vệ nhưng em bé này cũng tự ý thức bịt mũi vì đường quá bụi
Người dân tìm cách vượt qua đoạn đường bụi mù
Chị Lê Thị Nguyên (ngụ phường Tân Phú, quận 9) chia sẻ: "Tình trạng này mà cứ kéo dài là không thể nào sống nổi, buôn bán thì ế ẩm, mà còn không biết chừng hít nhiều bụi quá lại gây bệnh đường hô hấp thì khổ".
Vào những lúc bụi quá nhiều, thường là giờ trưa và tan tầm buổi chiều, chị Nguyên đã phải dùng giấy viết để trao đổi với khách để tránh hít phải bụi nhiều nhất có thể.
Người dân cho biết, ngoài việc đeo khẩu trang che kín mặt cả ngày cũng không còn biện pháp nào khác. "Nước vừa tưới chưa đầy 1 phút đã khô ngay, không có cách nào để tránh bụi hết, nhà cửa buôn bán đâu thể đóng cửa, che bạt cả ngày" - Ông Nhã (ngụ quận 9) nói.
Khốn khổ thoát khỏi đoạn đường 400, giao với xa lộ Hà Nội
Trạm xe buýt dẫn vào Đại học Quốc gia TP.HCM ven xa lộ Hà Nội
Sinh viên cố đi thật nhanh qua lớp bụi dày như sương mù
Người dân bịt kín mít tránh bụi mù
Bà Hòa (ngụ quận 9) mong muốn: "Giờ chỉ mong cho 2 cái công trình đường cao tốc và bệnh viện trong này cố gắng tưới nước nhiều nhiều và thi công nhanh nhanh mới có thể giảm bớt bụi, chứ như thế này thì đừng nói chi con nít, ngay cả người lớn cũng phải bệnh".
Bà Hòa cho biết thêm hằng ngày bà phải hạn chế cho cháu mình ra ngoài vào những giờ cao điểm, lúc nào bắt buộc phải ra ngoài thì cho các cháu đeo khẩu trang, đội mũ, mặc áo khoác kín cả người. Những hàng quán vĩa hè bà Hòa cũng không bao giờ dám vào ăn nữa.
Đôi bàn tay đầy bụi bẩn sau khi vệ sinh bàn ghế của chị Trúc Nguyên, một người bán nước ven xa lộ Hà Nội
Lưu thông trên đoạn đường Xa lộ Hà Nội qua Suối tiên và ngã tư 612 (quận Thủ Đức) là nỗi ám ảnh của người dân khu vực này, "Như đang đi giữa tâm bão, chắc phải đi xe buýt qua đoạn này, chứ khi về chập tối là không thấy đường chạy xe luôn" - Bạn Tâm (ngụ Khu đô thị ĐHQG, phường Linh Trung, quận Thủ Đức) cười như mếu chia sẻ.
(Theo Thanh Niên)
Hơn một nghìn tấn rác tồn đọng trong nhà máy xử lý rác Rác chất cao "như núi" trong nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TP Huế), bốc mùi và rò rỉ nước thải màu đen khiến người dân địa phương bức xúc. Ông Phạm Văn Hiệp, Phó giám đốc Nhà máy xử lý rác Thủy Phương, cho hay nhà máy hiện tồn đọng hơn 1.000 tấn rác từ đầu năm 2016 chưa xử lý....