Nơi nào lạnh nhất thế giới?
Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt độ -89 độ C. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nói đây chỉ là con số sơ bộ, do họ vẫn đang tinh chỉnh dữ liệu từ các cảm biến nhiệt trong không gian và rất có thể họ sẽ có được một con số nhiệt độ khác lạnh hơn.
1. Nơi lạnh nhất trái đất là ở đâu?
A. Nam Cực
Câu trả lời đúng là đáp án A: Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km. Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt độ -89 độ C. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nói đây chỉ là con số sơ bộ, do họ vẫn đang tinh chỉnh dữ liệu từ các cảm biến nhiệt trong không gian và rất có thể họ sẽ có được một con số nhiệt độ khác lạnh hơn.Trước đó, nơi có nhiệt độ lạnh nhất cũng được đo tại Nam cực, cụ thể là ở trạm nghiên cứu Vostok của Nga, với nhiệt độ -89,2 độ C đo vào năm 1983.Do cao nguyên phía Đông của Nam Cực là một khu vực tuyết dày, khắc nghiệt, khó lắp đặt thiết bị đo thời tiết nên họ đã sử dụng dữ liệu vệ tinh từ năm 2004 đến 2016 để đưa ra con số -98 độ C (-148 độ F).Những vùng trũng nhỏ bên trong dải băng Nam Cực là nơi có nhiệt độ lạnh lẽo nhất. Vì không khí lạnh quá dày đặc, nên sẽ tràn vào bên trong vùng trũng và kẹt lại trong nhiều ngày nếu bầu trời bên ngoài không mây và gió nhẹ. Bạn sẽ nhận ra điều tương tự tại các thung lũng khác trên thế giới, vào thời điểm ban đêm.Nghiên cứu cũng cho thấy không khí khô cũng là yếu tố quan trọng để tạo ra nhiệt độ cực lạnh. Bề mặt tuyết và không gian phía trên lớp không khí khô sẽ lạnh hơn bình thường. Nhưng hiện tượng này sẽ ngưng lại nếu điều kiện xung quanh thay đổi: không còn khô và ổn định. Khi đó luồng khí lạnh sẽ hòa lẫn cùng luồng khí ấm hơn.Ted Scambos tại Trung tâm quốc gia về dữ liệu Tuyết và Băng, thuộc Đại học Colorado-Boulder phát biểu: “Tại khu vực này, chúng tôi tìm thấy những luồng không khí cực kỳ khô, và điều này khiến nhiệt nóng trên bề mặt tuyết tỏa vào không gian dễ dàng hơn (ám chỉ nhiệt độ nóng trong lớp tuyết bị triệt tiêu dễ dàng).”
B. Oymyakon
C. Yakutsk
2. Nơi lạnh nhất trên Trái đất có người sinh sống là?
A. Oymyakon
Câu trả lời đúng là đáp án A: Oymyakon, Cộng hòa Sakha, Nga. Thành phố Oymyakon với 500 cư dân sinh sống được mệnh danh là nơi lạnh nhất hành tinh. Nhiệt độ trung bình của Oymyakon là âm 50 độ C và có thể xuống tới âm 66 độ C. Năm 1924, nhiệt độ ở thành phố đạt mức kỷ lục thế giới là âm 72 độ C, nhưng điều ngạc nhiên dành cho du khách là nơi đây lại tương đối ấm áp vào mùa hè.Do nằm cùng vĩ độ với Bắc Cực, Oymyakon chỉ có 4 giờ ánh sáng, còn lại là bóng đêm đông bao phủ.
B. Snag
C. Barrow
3. Tên ngôi làng Oymyakon có nghĩa là?
A. Nước không đóng băng
Câu trả lời đúng là đáp án A: Tên ngôi làng Oymyakon có nghĩa là “nước không đóng băng”. Một cái tên quá lạ kỳ so với thực tế những gì diễn ra ở nơi này.Mặt đất hoàn toàn đóng băng khiến việc dẫn ống nước tới từng nhà là không thể. Vì vậy, mỗi gia đình có một nhà vệ sinh nằm ở ngoài ngôi nhà mình ở. Về mùa đông, việc chạy từ trong nhà ra đây để giải quyết “nỗi buồn” là một cực hình.Lái xe ô tô trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp như vậy đòi hỏi xe phải chạy liên tục, vì vậy, những trạm xăng nằm dọc đường luôn mở cửa 24/24. Những người công nhân sống và làm việc trong những trạm xăng biệt lập này làm việc liên tiếp trong 2 tuần, sau đó được đổi ca và nghỉ 2 tuần.
Video đang HOT
B. Nước đóng băng
C. Thiên đường của tuyết
4. Vào mùa đông, thời gian ban đêm ở Oymyakon kéo dài bao tiếng mỗi ngày?
A. 19
B. 20
C. 21
Câu trả lời đúng là đáp án C: Mọi thứ ở Oymyakon gần như đóng băng vào mùa Đông, từ động cơ xe, đèn giao thông, cây cối cho tới lông mi hoặc tóc của người dân. Và vào mùa này, thời gian ban đêm kéo dài tới 21 tiếng mỗi ngày.
5. Thành phố nào có mùa đông lạnh nhất?
A. Yakutsk
Câu trả lời đúng là đáp án A: Thành phố Yakutsk của Yakutia, Nga được coi là thành phố lạnh nhất trên thế giới. Yakutsk nằm ở vùng viễn đông Nga, gần phía Nam vòng Bắc Cực. Vào mùa đông, những ngày “trời ấm” nền nhiệt thường ở mức -40C, còn những ngày trở lạnh nhiệt độ sẽ xuống sâu hơn ở khoảng -64C. Thời điểm tháng 9, mọi thứ nơi đây đều bị đóng băng và kéo dài cho đến hết tháng 5. Bất kể điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt, thành phố Yakutsk vẫn có lượng dân cư không nhỏ 270.000 người, tương đương với 1/4 dân số của toàn khu vực Siberia. Nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè ở Yakutsk có mức chênh lệch cực lớn nên đòi hỏi con người nơi đây phải có sức chịu đựng bền bỉ và dai dẳng trước những biến động không ngừng của thời tiết thì mới có thể sinh sống được. Vào mùa hè, nhiệt độ thường ở mức hơn 30C. Người dân ở thành phố Yakutsk, thật sự có sức chịu đựng thời tiết giá lạnh rất tốt. Nhiều vùng hẻo lánh ở Nga được biết đến là những miền đất lạnh giá, ít nơi nào khắc nghiệt như Yakutia. Thủ đô của Yakutia là Yakutsk, được biết đến là thành phố lạnh nhất thế giới. Nhiệt độ lạnh kỷ lục là âm 64 độ C vào năm 1891.Yakutia có tên chính thức là Cộng hòa Sakha, thuộc Liên bang Nga. Khu vực này nằm ở vùng viễn đông, với diện tích gần bằng Ấn Độ nhưng dân cư thưa thớt. Thủ đô Yakutsk chỉ cách vòng Bắc Cực khoảng 450 km. Du khách sẽ mất khoảng một ngày để đi từ Oymyakon đến Yakutsk, thủ phủ của vùng Yakutia, phía đông bắc nước Nga. Thành phố có 300.000 cư dân xem thời tiết dưới 0 độ là chuyện bình thường, kéo dài nhiều tháng trong năm. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông ở Yakutsk là khoảng âm 41 độ C.
B. Verkhoyans
C. Oymyakon
6. Ở thành phố này có trữ lượng gì lớn nhất thế giới?
A. Dầu mỏ
B. Vàng
C. Kim cương
Câu trả lời đúng là đáp án C: Vậy tại sao mọi người lại vẫn sống ở một nơi khắc nghiệt như vậy? Đó là vì kim cương, vàng, bạc và khí đốt cùng nhiều khoáng sản quý giá. Khu vực này rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Theo truyền thuyết của người dân địa phương, một vị thần bay vòng quanh thế giới để ban phát tài nguyên thiên nhiên. Khi bay qua vùng Yakutia, do tiết trời quá lạnh giá, đôi bàn tay của vị thần bị tê cứng và đánh rơi tất cả túi thần. 99% kim cương của Nga và 20% kim cương trên toàn thế giới được khai thác ở nơi này.
7. Ngọn núi nào sau đây lạnh nhất thế giới?
A. McKinley
B. Dome Fuji
Câu trả lời đúng là đáp án B: Ngọn núi Dome Fuji – nơi lạnh nhất thế giới thuộc châu Nam Cực. Theo báo The Sunday Times, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết quốc gia Hoa Kỳ đã sử dụng vệ tinh cùng nhiều kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất để tiến hành đo nhiệt độ tại châu Nam Cực và tìm thấy điểm có nhiệt độ -91,2 độ C ở độ cao hơn 3.700 m tại ngọn núi Dome Fuji. Nếu có mặt tại địa điểm này, các bộ phận mắt, mũi và phổi của con người sẽ bị đóng băng rất nhanh chóng chỉ trong vòng vài phút.
C. Denali
Số câu trả lời đúng
3 con trông rõ lù đù nhưng lúc cấp bách lại nhanh như điện
Nói chung tác phong điệu bộ rồi kích thước cơ thể nhiều khi không liên quan mấy đến tốc độ.
Hà mã, tốc độ chạy tối đa 48km/h
Hà mã (tên khoa học: Hippopotamus amphibius) là động vật có vú ăn cỏ, sống chủ yếu ở châu Phi.
Chúng là 1 trong những loài thú có vú trên cạn lớn nhất kiêm động vật móng guốc chẵn nặng cân nhất. Trong cả tên gốc bằng tiếng Hy Lạp cho tới âm Hán-Việt, con hà mã thực chất là "ngựa sông".
Bọn hà mã con lẫn trưởng thành trông rõ lù đù nhưng thực chất, chúng là đám động vật vô cùng nhanh nhẹn và nguy hiểm.
Theo CNN, nó là loài thú hoang dã khiến nhiều người tử vong nhất, trung bình 2900 sinh mạng đã bị hà mã cướp đi mỗi năm.
Về cơ bản, hà mã không chủ động tấn công con người nhưng rất dễ nổi xung khi lãnh thổ bị xâm phạm hoặc ai đó động đến con non.
Chim cánh cụt, tốc độ chạy tối đa 27km/h
Chim cánh cụt là một bộ chim không cánh, sinh sống dưới nước là chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu.
Châu Nam Cực chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất, nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau. Về cơ bản, chúng sống sót nhờ lớp lông rậm, mỡ dày để chịu rét. Kích thước của cánh cụt rất đa dạng, từ vài lạng đến hàng chục kg cũng có. Chim cánh cụt nổi tiếng với lối sống bầy đàn lên tới cả nghìn con.
Chim cánh cụt có thể bơi lặn trong nước với vận tốc từ 6 tới 12 km/h, mặc dù có một số báo cáo cho rằng tốc độ có thể lên tới 27 km/h (điều này có thể xảy ra khi chúng bị giật mình hay bị tấn công).
Các loài chim cánh cụt nhỏ không lặn sâu và chỉ săn tìm mồi gần mặt nước và chỉ lặn khoảng 1-2 phút. Các loài chim cánh cụt lớn có thể lặn sâu khi cần thiết. Kỷ lục lặn sâu của chim cánh cụt hoàng đế lớn đã được ghi nhận là tới độ sâu 565m và kéo dài tới 20 phút.
Thằn lằn plumed basilisk, chạy như bay trên mặt nước với tốc độ tối đa 24,1 km/h
Khác hẳn với lũ tắc kè thi thoảng thấy ngoài vườn, thằn lằn plumed basilisk nổi tiếng với khả năng "khinh công chạy trên nước", khiến giới mê bò sát mê mẩn.
Bọn này sinh sống chủ yếu ở Trung Mỹ đến phía tây Panama, kích thước trung bình khoảng 25cm, tính cả đuôi thì có thể đạt 91cm.
Là 1 dạng bò sát khó tính, plumed basilisk có tính sở hữu rất cao. Con nào khỏe nhất sẽ nắm 1 dàn "hậu cung" bò sát cái.
Bọn này không ham di chuyển nhiều mà thường đứng 1 chỗ nghe ngóng im như phỗng - một khi gặp nguy hiểm, plumed basilisk có thể bứt tốc đạt 24,1 km/h, thậm chí lướt đi trên mặt nước như chuyện cơm bữa - chính vì thế nó còn có biệt danh "Jesus Lizard".
Trích 'Giết con chim nhại', thẩm phán buộc TT Trump bảo vệ loài chim Thẩm phán liên bang ở New York đã vô hiệu hóa một thay đổi quy định của chính quyền Trump, trong đó cho phép các công ty dầu khí 'vô tình' giết số lượng lớn chim chóc. Thẩm phán Valerie Caproni phê phán cách diễn giải mới của chính quyền Trump về thế nào là "giết hại" chim theo Luật Hiệp ước Chim...