Nơi nào an toàn nhất giúp con người sống sót qua ‘ngày tận thế’?
Nếu Chiến tranh Thế giới thứ 3 xảy ra hay một đại dịch chết người lan khắp toàn cầu, nhân loại cần tìm địa điểm an toàn để ẩn náu, sống sót qua thảm kịch này.
Nhà nghiên cứu Matt Boyd và Nick Wilson của Đại học Otago (New Zealand) tin rằng, nhân loại sẽ khó tránh khỏi “ngày tận thế”. Mối đe dọa chính được đánh giá không chỉ là chiến tranh hạt nhân, mà còn là vấn đề sinh học.
“Các khám phá của công nghệ sinh học có thể dẫn đến một đại dịch biến đổi gen, khiến loài người bị đẩy vào đại nạn nguy hiểm”, Matt Boyd và Nick Wilson nhận định.
Chiến tranh hạt nhân là nguy cơ đẩy thế giới tới “ngày tận thế”.
Theo dự đoán của hai nhà khoa học, một số nhỏ nhân loại sẽ sống sót và hồi sinh lại nền văn minh con người. Nhưng họ chỉ có thể sinh tồn trên các hòn đảo nhỏ, với khoảng 250 nghìn người.
Các chuyên gia đã nghiên cứu các đặc điểm địa lý, dân số, tính chất vật lý, tài nguyên thiên nhiên sẵn có, cũng như đặc điểm chính trị và xã hội từng khu vực.
Video đang HOT
Dựa trên phân tích này, Matt Boyd và Nick Wilson biên soạn danh sách gồm 20 địa điểm, có chỉ số phù hợp với điều kiện tồn tại qua “ngày tận thế”. Danh sách 20 địa điểm này được sắp xếp theo thang điểm từ 0 đến 1.
Các đặc điểm địa lý, dân số, tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở nhiều quốc gia giúp con người sống sót qua “ngày tận thế”.
Các quốc gia được xếp vào danh sách an toàn nhất là Australia (có chỉ số 0,71), tiếp theo là New Zealand (0, 68) và Iceland (0,64).
Đây là những quốc gia có GDP cao, khả năng tự cung cấp lương thực hoặc tự sản xuất năng lượng và bị cô lập về địa lý. Nhưng đây lại là nơi ít bị ảnh hưởng khi các nguy cơ của “ngày tận thế” xảy ra.
Ngoài ra, 17 địa điểm được cho là an toàn còn lại nằm rải rác ở khắp các châu lục trên thế giới, và có chỉ số thang điểm thấp hơn 0,5.
Các quốc đảo như Nhật Bản, Barbados, Cuba, Fiji và Jamaica được xếp vào danh sách không phù hợp có thế giúp nhân loại sống sót qua “ngày tận thế”. Bởi các quốc gia này nằm trên các khe rãnh yếu, nơi hệ thống núi lửa hoạt động mạnh và gây ảnh hưởng liên tục.
Theo VTC News
Tại sao trẻ sơ sinh rụng tóc?
Những tuần đầu tiên trong cuộc đời em bé đầy những thay đổi lớn. Nhưng điều mà các bậc cha mẹ mới có thể không hề biết vì sao sau một vài tháng, mái tóc đầy đủ của con họ đã trở nên mỏng và loang lổ hoặc gần như bị hói.
Một bào thai bắt đầu mọc tóc trong ba tháng đầu. Nhưng cho dù một đứa trẻ được sinh ra với một lớp lông tơ hoặc rất nhiều tóc, tất cả đều mất đi sau đó. Trên thực tế, rụng tóc đơn giản có nghĩa là trẻ sơ sinh đang thực hiện sự điều chỉnh lớn đối với cuộc sống bên ngoài tử cung.
Không mấy người biết vì sao trẻ sơ sinh dù rất nhiều tóc khi sinh nhưng sau đó cũng rụng rất nhanh.
Trên đầu của một người trưởng thành, từng sợi tóc đều trải qua một giai đoạn khi nó lớn lên.
Sage Timberline, bác sĩ nhi khoa tại Đại học California giải thích: "Có sự thay đổi nội tiết tố lớn xảy ra trong cơ thể em bé sau khi chúng được sinh ra. Điều này có thể khiến tất cả các sợi tóc của chúng bước vào giai đoạn nghỉ ngơi cùng một lúc. Điều đó có nghĩa là tất cả tóc của em bé có thể rụng cùng một lúc".
Cả mẹ và bé đều trải qua những thay đổi nội tiết tố rất lớn trong quá trình chuyển dạ, điều cần thiết để sinh nở thành công. Khởi phát chuyển dạ cảnh báo cơ thể em bé bắt đầu sản xuất hormone rất quan trọng cho sự sống bên ngoài tử cung. Một số hormone giúp các động mạch và tĩnh mạch của em bé phát triển, đảm bảo các cơ quan nhận được máu dồi dào khi chuyển dạ và sau khi cắt dây rốn, Timberline nói.
Một hormone được gọi là cortisol, giúp phổi của trẻ sơ sinh trưởng thành, cho phép chúng có thể thực hiện những hơi thở đầu tiên. Nó cũng giúp cơ thể em bé tự sản xuất năng lượng và nhiệt. Ở người trưởng thành, cortisol đóng một vai trò trong một loạt các chức năng sinh lý, từ điều chỉnh quá trình trao đổi chất đến kích hoạt phản ứng của bạn.
Sự căng thẳng kích hoạt sản xuất cortisol, giúp truyền năng lượng cho những thay đổi phát triển quan trọng cho sự sống còn và tránh xa các chức năng không quan trọng như mọc tóc.
Sau khi sinh, tất cả tóc của em bé vẫn ở trong giai đoạn nghỉ ngơi cho đến khi có thêm nguồn lực. Tóc thường bắt đầu rụng khi 8 đến 12 tuần tuổi và bắt đầu mọc trở lại vào khoảng 3 đến 7 tháng. Nhưng phải đến khoảng 2 tuổi, mái tóc dày mới xuất hiện. Thời gian cụ thể và mô hình rụng tóc và tăng trưởng phụ thuộc vào một số yếu tố như giới tính, dân tộc, di truyền, điều kiện sinh nở (sinh non, sớm hay muộn hoặc mổ lấy thai) và dinh dưỡng của em bé.
Và thực tế những gì bạn có thể đã nghe nói về việc cạo đầu em bé để cho phép tóc mọc trở lại dày hơn là không đúng. Phần ngọn tóc của em bé được làm thon, cắt chúng chỉ khiến chúng bị ngắn đi mà thôi.
Khôi Nguyên
Theo Live Science
Kỉ niệm 90 năm ngày sinh của bác sĩ Ruth Pfau Google hôm nay đổi Doodle kỷ niệm 90 năm ngày sinh của bác sĩ Ruth Pfau, nữ tu đã cống hiến hơn 55 năm cuộc đời chống lại bệnh phong ở Pakistan. "Tôi không thể tin rằng con người có thể sống trong điều kiện như vậy", bác sĩ người Đức Ruth Pfau nói, nhớ lại những ấn tượng đầu tiên của bà...