Nói Mỹ “khiêu khích” nhưng Trung Quốc vẫn nhận vơ chủ quyền ở Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể thay đổi của Việt Nam trên Biển Đông.
Tàu khu trục USS John S. McCain.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 10/10 dẫn lời người phát ngôn của Bộ tư lệnh Chiến khu Nam của quân đội Trung Quốc – Thượng tá Zhang Nandong đưa ra một tuyên bố không đúng sự thật nói rằng tàu USS John S. McCain đã đi vào vùng biển thuộc cái gọi là “quần đảo Tây Sa của Trung Quốc” ở Biển Đông hôm thứ Sáu mà “không có sự chấp thuận của Trung Quốc, và đã bị cảnh báo và yêu cầu rời đi”.
Cần phải lưu ý rằng, thông tin không đúng sự thật ở đây là cái mà Thượng tá Zhang Nandong có nhắc đến là cụm từ “quần đảo Tây Sa” – bởi đây là Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể thay đổi của Việt Nam trên Biển Đông (Trung Quốc hiện đang chiếm đóng trái phép quần đảo này và tự ý gọi tên quần đảo này là Tây Sa).
Tiếp sau đó, ông Zhang nói rằng, “Mỹ thường xuyên cử tàu quân sự đến Biển Đông để tăng cường sức mạnh và tăng cường sự hiện diện trong khu vực, nơi xâm phạm nghiêm trọng” cái mà đại diện của Chiến khu Nam của quân đội Trung Quốc gọi là “chủ quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc”.
Ông Zhang cho rằng hành động của Mỹ “đồng thời gây tổn hại đến hòa bình và ổn định của khu vực” và lưu ý rằng “hành động này (của Mỹ) là hành vi trắng trợn bá quyền và khiêu khích quân sự”.
Video đang HOT
Ông Zhang kêu gọi Mỹ “ngừng các hành động khiêu khích như vậy và quản lý chặt chẽ các hành động của hải quân và không quân để tránh những sự việc khó lường”.
Trong khi đó, Mỹ cũng nhiều lần tuyên bố rằng các hoạt động tương tự như những gì khu trục hạm USS John S. McCain đã làm là hoạt động bình thường, khẳng định quyền tự do hàng hải ở những nơi luật pháp quốc tế không cấm và thông qua đó cũng thách thức các đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhật Bản tăng mạnh ngân sách quốc phòng
Ngày 30-9-2020, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố ngân sách quốc phòng mới, với số tiền kỷ lục tương đương 52 tỷ đôla. Con số này tăng 3,3% so với ngân sách quốc phòng dành cho tài khóa 2020 (kết thúc vào tháng 3-2021).
Nếu được thông qua, đây là năm thứ 9 liên tiếp chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản tăng, khi quân đội nước này đối mặt với nguồn lực quân sự khổng lồ của Trung Quốc, quốc gia đang tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông với Nhật, cũng như đe dọa từ Triều Tiên...
Bộ Quốc Phòng Nhật Bản cho biết sẽ yêu cầu Quốc hội biểu quyết thông qua ngân sách quốc phòng nói trên cho tài khóa tới, bắt đầu từ ngày 1-4-2021. Theo đó, Nhật Bản dự trù sẽ trang bị hai khu trục hạm mới và một tàu ngầm, trị giá tổng cộng hơn 1,6 tỷ đôla. Bộ Quốc phòng nước này cũng đang chuẩn bị thay thế các máy bay tiêm kích Mitsubishi F-2, một chương trình rất tốn kém về mặt nghiên cứu - phát triển và kéo dài nhiều năm.
Trong ngân sách quốc phòng 2021, Nhật Bản dự trù sẽ trang bị hai khu trục hạm mới và một tàu ngầm, trị giá tổng cộng hơn 1,6 tỷ đôla.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng không yêu cầu một ngân sách riêng cho hệ thống thay thế hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore mà chính phủ đã từ bỏ vào tháng 4-2020. Hệ thống này dự định sẽ được lắp đặt tại hai địa điểm ở Nhật Bản, nhưng dự án gây lo người dân tại các địa phương. Cộng thêm những trở ngại về mặt kỹ thuật, chi phí cho dự án có thể cao hơn nhiều so với mức dự kiến là 4,2 tỷ đôla.
Sau khi hệ thống Aegis Ashore bị hủy bỏ, cựu Thủ tướng Abe đã chỉ thị chính phủ nghiên cứu sự thay đổi lớn đối với chính sách răn đe tên lửa và tìm kiếm phát triển khả năng tấn công đầu tiên vào các căn cứ của đối phương nhằm phòng thủ cuộc tấn công sắp xảy ra trong bối cảnh mối đe dọa tên lửa gia tăng trong khu vực. Chính quyền ông Suga dự kiến sẽ soạn thảo kế hoạch mới vào cuối năm nay.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, ngân sách quốc phòng mới nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng thủ của quốc gia trong vũ trụ và không gian mạng. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản dự kiến thành lập đơn vị chuyên trách không gian mạng mới với 540 nhân sự, cùng một đơn vị vũ trụ với khoảng 70 người. Theo các nhà phân tích, việc Nhật Bản tăng chi phí quốc phòng cho thấy tân Thủ tướng Suga Yoshihide đang có cùng quan điểm với người tiền nhiệm Abe Shinzo. Trước khi từ chức vì lý do sức khỏe vào giữa tháng 9, Thủ tướng Abe Shinzo đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của Nhật Bản.
Tân Thủ tướng Suga cũng không ngần ngại khẳng định trước báo chí là trong cương vị Thủ tướng, ông sẽ không "khuất phục" trước Trung Quốc. Việc gia tăng chi tiêu quốc phòng nhằm thúc đẩy Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mở rộng vai trò và năng lực quốc tế nhằm đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên và Trung Quốc.
Trong khi đó, Nhật Bản cũng chịu áp lực từ chính quyền Tổng thống Donald Trump buộc các đồng minh của Mỹ phải tăng chi tiêu quốc phòng. Gia tăng chi tiêu quốc phòng một phần là vì Nhật Bản phải chi tiêu vào khoản mua vũ khí tốn kém của Mỹ để tăng cường khả năng tương thích vũ khí với lực lượng Mỹ.
Trước đó, giữa tháng 7-2020, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố Sách trắng Quốc phòng năm 2020, trong đó tái khẳng định quan hệ đồng minh với Mỹ đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng không chỉ đối với Nhật Bản mà còn đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cộng đồng quốc tế.
Trong bối cảnh môi trường an ninh ngày càng phức tạp như vậy, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh các mục tiêu của chính sách quốc phòng là tạo ra môi trường an ninh mà Nhật Bản mong muốn bằng cách hợp nhất và xây dựng các sức mạnh có thể sử dụng bất cứ khi nào cần; ngăn chặn và chống trả các mối đe dọa đối với Nhật Bản.
Theo Sách trắng, 3 trụ cột trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản là cấu trúc phòng thủ riêng của Nhật Bản, quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ và hợp tác an ninh. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng chỉ ra hai ưu tiên trong việc tăng cường năng lực quốc phòng của nước này, gồm: Tăng cường năng lực cần thiết để thực hiện các chiến dịch phối hợp giữa các binh chủng, và tăng cường thành phần cốt lõi hình thành nên năng lực quốc phòng thông qua việc củng cố nguồn nhân lực, công nghệ và công nghiệp quốc phòng, rà soát lại cơ cấu trang thiết bị quân sự.
Về môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhận định các cường quốc quân sự đang tập trung ở các khu vực xung quanh Nhật Bản, với các xu hướng rõ ràng như tăng cường sức mạnh quân sự và gia tăng các hoạt động quân sự.
Đối với Trung Quốc, Sách trắng quan ngại về việc Bắc Kinh tiếp tục các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở các vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản kiểm soát và gọi là Senkaku, trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Sách trắng cho rằng Trung Quốc đang tăng cường năng lực tiến hành các hoạt động ở các khu vực xa hơn như Ấn Độ Dương...
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản hiện được xếp hạng trong số 10 nước hàng đầu thế giới.
Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận, bắn tên lửa ở Biển Đông Bộ Ngoại giao khẳng định việc Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa vi phạm chủ quyền của Việt Nam. "Lập trường của Việt Nam về việc Trung Quốc tập trận ở khu vực Biển Đông đã được nêu trong phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 26/8", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 31/8...