Nơi mua nước ngọt giá đắt đỏ nhất miền Trung
Nắng nóng kéo dài khiến nguồn nước mưa dự trữ ở các lu, bể chứa của xã An Bình, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cạn kiệt. Người dân nơi đây phải mua nước ngọt với giá hơn 200.000 đồng một khối để sử dụng.
Xã đảo An Bình, còn gọi là đảo Bé, huyện Lý Sơn – nơi người dân sử dụng chủ yếu nước mưa. Giữa biển khơi, vào mùa khô hạn, họ phải mua nước ngọt từ đảo Lớn chở sang bằng tàu với giá hơn 200.000 đồng một khối. Số nước này dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
Tàu chở các phuy nhựa chứa nước ngọt cập bến cảng cung cấp nước cho người dân xã An Bình.
Ông Bùi Tựu có thâm niên hơn 20 năm hành nghề cung cấp nước cho các tàu cá và người dân xã đảo.
Video đang HOT
Bể nước mưa cạn kiệt, chị Nguyễn Thị Hạn mua nước ngọt bơm qua đường ống dài hơn 200 mét kéo từ tàu vào bể chứa của gia đình.
Bà Bùi Thị Nguyễn dùng gàu múc những giọt nước mưa dự trữ còn lại dưới đáy lu để nấu nước uống hàng ngày.
Bà Bùi Thị Úc dè sẻn từng giọt nước rửa rau trước căn nhà đầy ống nhựa nối từ máng xối ở mái nhà xuống bể chứa nước mưa. Bà than thở: “Nắng nóng kéo dài 4 tháng qua, đến đầu mùa mưa chắc gia đình tôi phải tốn hơn chục triệu đồng tiền mua nước ngọt”.
Hai đứa trẻ dùng xe rùa đi chở nước ở bể dự trữ của xã.
Trẻ em phải ngồi trong thau tắm để tiết kiệm nước. Nước tắm này sau đó dùng để giặt đồ, lau nhà và tưới rau.
Không chỉ trẻ em, người lớn sau khi tắm biển về cũng đứng trong thau tắm lại nước ngọt, để tái dùng nước này.
Tiết trời nắng nóng, oi bức, đến chiều về, những đứa trẻ tập trung ra bến cảng bơi lặn để giải nhiệt đến tối mịt mới về nhà. Ông Trần Minh Hoằng, Phó chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: “Mặc dù có nhiều đoàn chuyên gia về khoan địa chất, dò tìm nguồn nước đến độ sâu hơn 50 mét, thế nhưng nhiều năm qua vẫn chưa thể tìm được nguồn nước ngọt”. Ngày 4/5, Công ty Doosan Vina(Hàn Quốc) đã khởi công xây tặng hòn đảo này nhà máy lọc nước biển trị giá một triệu USD, với công suất 200 mét khối một ngày đêm, để giúp giải tỏa cơn khát nước ngọt cho người dân.
Theo VNExpress
Tàu công vụ trôi dạt trên biển kêu cứu
Rời cảng vào đất liền sáng 11/1, tàu công vụ của công an huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) liên tục bị trục trặc kỹ thuật rồi chết máy, trôi dạt trên biển trong điều kiện sóng to, gió lớn.
Bà Nguyễn Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết, 7h sáng nay, tàu công vụ của công an huyện chở đoàn công tác từ đảo vào đất liền. Rời cảng khoảng 30 phút thì tàu chết máy, trôi dạt trên vùng biển Lý Sơn.
Công an huyện đã điện cầu cứu Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi điều động tàu Hải đội 2 từ cảng Sa Kỳ, huyện Bình Sơn, chạy ra ứng cứu, lai dắt vào đất liền.
Do ảnh hưởng không khí lạnh, vùng biển ở Quảng Ngãi suốt nhiều ngày qua xuất hiện sóng to, gió lớn giật ấp 6, cấp 7. Ảnh: Trí Tín
Do tàu trôi dạt trên vùng biển sóng to, gió giật cấp 6-7 nên hàng chục hành khách đi trên tàu hoảng loạn. Một cán bộ đang đi trên tàu gặp nạn cho biết: "Thuyền trưởng và các thợ máy nỗ lực khắc phục nhưng tàu liên tục chết máy đến ba lần và trôi dạt tự do. Ai nấy đều nôn thốc, nôn tháo vì sóng gió lớn".
Tàu chở khoảng 40 hành khách, chủ yếu là đoàn công tác của công an, biên phòng tỉnh, trong đó 4 người khách nước ngoài khảo sát dự án nhiệt điện tại huyện đảo Lý Sơn.
Thiếu tá Huỳnh Công Minh, Hải đội trưởng Hải đội 2, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết thêm, hải đội 2 đã huy động gần 20 cán bộ, chiến sĩ đưa tàu ra ứng cứu. Đến trưa nay, tàu Hải đội 2 đã tiếp cận được tàu gặp nạn kẹp đưa vào đất liền an toàn.
Trước đó ngày 25/12/2011, tàu công vụ chở bộ đội, người dân từ đảo Cù Lao Chàm về gần đến cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) đã bị chìm làm 2 người dân và 5 bộ đội tử vong.
Theo VNExpress
Tin đồn sóng thần, hàng nghìn người bỏ chạy lên núi Tin đồn sóng thần xuất hiện vào 1 giờ sáng nay, khiến hàng nghìn người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) lo sợ, tháo chạy lên núi. Chính quyền địa phương đang điều tra kẻ tung tin thất thiệt. Ông Nguyễn Ngọc Nhiên, người dân ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn kể lại, lúc 23h tối qua (10/9), nhiều thanh...