Nổi mề đay không rõ nguyên nhân
Con trai tôi 9 tuổi. Một năm gần đây cháu thường xuyên nổi mề đay (triệu chứng này có từ 5 tuổi nhưng chỉ thỉnh thoảng).
Tôi đã đưa cháu đi khám khắp nơi, đã làm mọi xét nghiệm nhưng chưa tìm ra nguyên nhân. Xin bác sĩ cho tôi hỏi trường hợp của cháu nên đi khám ở đâu. Mỗi lần đi khám cháu uống thuốc thì khỏi nhưng khi hết thuốc lại nổi lên. Tôi ở tỉnh Kon Tum, rất mong được sự quan tâm và giúp đỡ của bác sĩ. (Huỳnh Thị Hoàng)
Ảnh: stamford
Trả lời:
Chào chị Hoàng!
Video đang HOT
Theo chị mô tả, con chị nổi mề đay (có nơi gọi là mày đay) từ lúc 5 tuổi, và đến giờ vẫn còn mắc phải, vậy cháu đã bị mề đay mạn tính. Đây là môt bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng có đến 25% trường hợp khó phát hiện được nguyên nhân dù đã làm đầy đủ xét nghiệm. Bệnh ước tính xảy ra cho 0,1-3% dân số, ảnh hưởng đến tất cả chủng tộc. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Đối với diễn tiến bệnh mạn tính thì thường kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân, thương không do di ưng.
Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng.
Mề đay mạn tính bao gồm: mề đay vật lý, mề đay do thuốc, mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Mề đay vật lý được xác định qua tiền sử và các bài kiểm tra kích thích. Mề đay do thuốc được xác định bằng các bài kiểm tra khi mề đay vật lý bị loại trừ. Khi không xác định được nguyên nhân thì người ta xếp vào nhóm mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân. Có khoảng 25-45% bệnh nhân bị mề đay mạn tính không rõ nguyên nhân, đây là một bệnh tự miễn.
Các yếu tố gây bệnh rất đa dạng: thời tiết nóng, lạnh, ánh sáng, tỳ ép, chà xát, phấn hoa, bụi trong nhà, lông thú, dược phẩm, thức ăn (tôm, cua, mực, nhộng…), chứng táo bón, giun sán, sự suy giảm chức năng thải độc của gan thận.
Để chẩn đoán mề đay, ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cần hỏi tỉ mỉ về tiền sử gia đình, việc dùng thuốc, thức ăn, kể cả điều kiện và môi trường sinh hoạt lao động. Khi cần, phải xét nghiệm thêm về máu.
Vì thế, cách tốt nhất chị nên dẫn cháu đến khoa da liễu của những bệnh viện lớn để được bác sĩ chuyên khoa khám, và tư vấn hướng điều trị hiệu quả.
Bác sĩ Lê Đức Thọ _ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Theo VNE
Đứa bé mồ côi, không rõ giới tính
Bé Nguyễn Hải Phong ở thôn Xuân Chiếng, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) sinh năm 2011 có hoàn cảnh rất éo le. Bé có 1 tinh hoàn, nhưng đi tiểu lại giống con gái.
Khi bé 4 tháng tuổi, bố bé mất vì ung thư. Sau 3 ngày bố mất, mẹ em mắc bệnh thần kinh, phải điều trị ở bệnh viện tâm thần. Giờ đây bé Phong sống với ông bà nội hết sức khó khăn. Ông nội bé Phong gần chục năm nay, do di chứng chiến tranh để lại ảnh hưởng tới thần kinh nên hay đánh đập, thậm chí còn cầm dao đuổi chém bà Hậu - bà nội bé Phong. Ngày ngày, bà Hậu tần tảo sớm hôm, lúc tờ mờ sáng tranh thủ ruộng nương rồi về chăm cháu. Do nỗi lo cơm áo ghì sát nên bà không để ý là cháu mình bị mắc chứng lỗ tiểu thấp và bộ phận sinh dục bất thường.
Bệnh tình của cháu Phong chỉ được phát hiện khi bà Hậu gửi cháu ở nhà bà con ở ngoài Kiến An để bà về gặt hái. Tại đây, người bà con của bà Hậu mới phát hiện cấu tạo bộ phận sinh dục của Phong không bình thường. Nhiều người biết chuyện khuyên bà nên sớm cho bé đi thăm khám và phẫu thuật trước lúc bé 3 tuổi là tốt nhất để tránh tâm lý bị mặc cảm về sau. "Gia đình nghèo, lo miếng ăn cho gia đình và chăm cháu đã vất vả lắm rồi. Giờ cháu Phong như vậy, tiền phẫu thuật cũng phải lên tới 30-40 triệu đồng, tôi biết lấy ở đâu?" - bà Hậu vừa khóc vừa nói.
Bà Hậu và cháu Phong.
Để bé Phong có được cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác, hòa nhập với cộng đồng, bà Hậu rất mong được các nhà hảo tâm giúp đỡ có tiền phẫu thuật giới tính cho bé Phong.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ nhà bé Phong, thôn Xuân Chiếng, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng
Theo Danviet.vn
"Gảy đàn" suốt ngày vì trời lạnh Trời lạnh, thời tiết hanh khô khiến những người viêm da cơ địa, như các bệnh chàm da, khô da, sẩn ngứa, mề đay... phát bực vì ngứa ngáy suốt ngày. Những ngày lạnh trời, khoa khám bệnh BV Da liễu T.Ư tiếp nhận 200-300 bệnh nhân/ngày có vấn đề về da, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết. Khổ sở... vì ngứa...