Nơi lưu trữ lịch sử của thành phố New York
Hàng triệu người tìm tới New York với ước mong có được cuộc sống tốt đẹp hơn, và thành phố này cũng đã cẩn thận lưu giữ rất nhiều thông tin của phần lớn trong số họ.
Cơ quan Dữ liệu và Dịch vụ Thông tin của New York hiện đang giữ tất cả từ hình ảnh, bản lưu hộ chiếu, ảnh của các toà nhà trong thành phố cho tới thư từ trao đổi của các thị trưởng, và cả giấy chứng tử của những cá nhân nổi tiếng.
Thành phố New York, mảnh đất xô bồ náo nhiệt của vẻ đẹp và những cơ hội là điểm đến của hàng triệu người. Và thành phố này, với Cục Dữ liệu và Dịch vụ Thông tin rất độc đáo của mình, cố gắng đảm bảo rằng mọi thông tin về cuộc sống của thành phố đều được lưu lại.
Bên trong chiếc két sắt cũ khổng lồ này là sự khởi đầu của Thành phố New York, hồ sơ của những công dân đầu tiên của thành phố — gồm đủ mọi loại người, mọi giới tính, quốc tịch và chủng tộc.
Giám đốc điều hành Michael Lorenzini cho biết: “Có một số cư dân gốc Do Thái bị từ chối, người ta nói họ có thể kiến nghị nếu thấy không công bằng. Và họ đã kiến nghị thật, và đơn của họ được gửi ngược sang Amsterdam. Lãnh đạo của công ty Đông Ấn Hà Lan nói “nếu họ là công dân và tới đây để làm ăn, họ cần phải được trở thành công dân!”
Cục Dữ liệu và Dịch vụ Thông tin mới chỉ được thành lập cách đây 4 thập kỉ, nhưng thực tế đã được chứng minh, đây là cơ quan độc nhất vô nhị mà không thành phố nào khác trên nước Mỹ có được.
Trong phòng tối, các tấm phim âm bản giúp số hoá hơn 5 triệu bức ảnh có từ rất lâu trước khi Google maps ra đời. Cục Tài chính đã chụp lại ảnh của tất cả toà nhà phải đóng thuế trong thành phố.
Từ những khối nhà chung cư, cho tới hình ảnh cố thị trưởng Ed koch trên tàu điện, và ngay cả nội thất căn hộ của nghệ sĩ Andy Warhol. Và còn có cả bộ sưu tập khổng lồ chứa những bức ảnh hiện trường các vụ án tại New York.
Matt Minor, nhiếp ảnh gia của cơ quan lưu trữ thành phố, nói: “Thứ kỳ lạ nhất mà tôi từng phải chụp chính là chiếc vali có liên quan đến một vụ án mạng của giới mafia vào những năm 20. Trong đó có chứa những tấm ga đầy máu, vốn dùng để bọc xác phi tang.”
Tuy nhiên, đối với Kenneth Cobb, hàng triệu tập hồ sơ vụ án không chỉ là những tờ giấy vô tri, chúng mang trong mình câu chuyện của những thảm kịch gia đình, và thăng trầm của lịch sử.
Nhân viên lưu trữ Kenneth Cobb nói: “Mosses Rossen. Ông này bị xử vì tội đa thê. Hoá ra tất cả những người liên quan đến vụ này đều đến từ Nga.”
Thư từ trao đổi giữa các thị trưởng, giấy khai sinh, giấy tờ kinh doanh, những vụ tìm kiếm người mất tích sau sự kiện 9/11, và ngay cả những hồ sơ bí ẩn với tên gọi “Vận chuyển xác người.” Những ghi chép của Bộ Y tế từ 160 năm trước nhằm theo dõi việc vận chuyển xác người trong suốt thời Nội chiến nhằm bảo vệ thành phố khỏi dịch bệnh.
Nơi đây có tất cả, và có thể kể rành mạch về thành phố New York hơn bất kì cá nhân nào.
Kenneth Cobb cho biết: “Ngày 24 tháng 04, 1865. Tên người chết là Lincoln, Abraham, 56 tuổi hai tháng. Nơi chết là Washington DC. Cột này ghi là do “bệnh”, nhưng thực ra là bị bắn .// Chức năng đặc thù của tài liệu này là ghi lại tên tuổi của người chết, bất kể họ là ai, tổng thống hay lính thường.”
Cục Dữ liệu và Dịch vụ Thông tin mở cửa rộng rãi cho công chúng. Bất kì ai cũng có thể đến và chứng kiến tận mắt cùng lúc sự thay đổi lớn lao, và cả những thứ vẫn trường tồn của thành phố sau nhiều thế kỉ.
Theo voa
Top 10 vụ mất tích gây chấn động lịch sử (Phần 1)
Các nạn nhân đột nhiên "bốc hơi" khỏi trái đất không để lại một dấu vết. Cho đến nay, những vụ việc này vẫn là bí ẩn lớn trong lịch sử.
1. Juliet Poyntz mất tích ngày 3/6/1937. Cô sinh ngày 25/11/1886. Trong khi học đại học, cô đã đưa ra một số ý tưởng cấp tiến và trở thành một nhà xã hội chủ nghĩa. Kể từ đó, cô tham gia các tổ chức khác nhau bao gồm: Hội những người bạn của Liên Xô và Đảng Cộng sản Mỹ.
Cho đến nay nhiều điều liên quan đến bản thân cô vẫn nằm trong màn đen bí ẩn. Tuy nhiên, người ta tin rằng, cô đã đến Liên Xô, nơi cô làm việc cho OGPU - cơ quan cảnh sát mật của Liên Xô sau đó phát triển thành NKVD và cuối cùng đổi tên thành KGB.
Trong thời gian ở Liên Xô, Poyntz đã chứng kiến những ý tưởng cấp tiến của mình không tương đồng với nhà lãnh đạo Stalin. Vì vậy, Poyntz đã nghỉ việc ở OGPU sau khi những người cô quen biết bị thanh trừng. Không lâu sau khi trở lại nước Mỹ, cô biến mất một cách bí ẩn.
Cụ thể, ngày 3/6/1937, lần cuối cùng người ta nhìn thấy cô rời khỏi một câu lạc bộ ở thành phố New York. Sau đó, người ta phát hiện đồ đạc trong nhà của cô vẫn còn nguyên chứng tỏ cô không có kế hoạch đi đâu cả. Khi đó, một số người suy đoán rằng, cô bị bắt cóc và sát hại. Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm được thi thể của Poyntz.
2. James William Boyd mất tích vào tháng 2/1865. Là một vị tướng của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ trong suốt thời gian diễn ra cuộc nội chiến, James William Boyd bị lực lượng Liên bang bắt vào năm 1863.
Vợ ông qua đời trong thời gian ông bị giam giữ. Do đó, ông đã xin lực lượng Liên bang trả tự do cho mình để trở về nhà chăm sóc 7 người con.
Đến ngày 14/2/1865, ông được trả tự do nhưng không bao giờ trở về nhà. Một số nhà lý thuyết âm mưu tin rằng, sau vụ ám sát cố Tổng thống Abraham Lincoln, tướng Boyd cũng bị sát hại tương tự.
3. Hereward The Wake mất tích năm 1071. Sinh ra ở Anh vào khoảng năm 1035, Hereward bị cha cho đi lưu đày sang Pháp trong khoảng 15 năm. Khi trở về nhà, ông nhìn thấy đất đai của gia đình bị người Norman chiếm đóng cũng như hay tin anh trai đã bị giết chết.
Quá tức giận khi chứng kiến cảnh đó, Hereward đã xông lên giết chết một số binh sĩ Norman tại bữa tiệc. Sau đó, ông đã dành nhiều thời gian chiến đấu chống lại kẻ thù như một chiến sĩ tự do. Đến năm 1071, ông và lực lượng của mình đã chuyển đến đảo Ely.
Khi người Norman quay trở lại, họ đã để một phù thủy trong một tháp gỗ và đưa ra lời nguyền trút mưa xuống những người Saxon nổi dậy. Hereward và những người lính của mình đã đốt cháy tòa tháp và nghe thấy tiếng la hét bên trong của phù thủy.
Tuy nhiên, người ta không tìm được bất cứ thông tin về Hereward liệu có trốn thoát khỏi nơi đó hay không. Kể từ đó, thông tin lịch sử về Hereward bị đứt đoạn. Một số nguồn tin cho rằng, ông bị giết hoặc bỏ tù...
4. Khachatur Abovian mất tích ngày 14/4/1844. Sinh năm 1809, Khachatur Abovian là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Armenia. Cha của Abovian muốn ông trở thành một linh mục. Tuy nhiên, sau một vài năm theo học ở chủng viện, Abovian đã bỏ học và dành sự quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực lịch sử và ngôn ngữ.
Khi theo học ở ĐH Dorpat, ông nghiên cứu một loạt các chuyên ngành bao gồm triết học, văn học và ngôn ngữ. Sau đó ông trở về quê nhà Armenia, nơi những tư tưởng tiến bộ của ông đã được tán thành. Ông làm việc trong vai trò một nhà văn, một giáo viên và có mái ấm gia đình bên người vợ Emilia cùng 2 con.
Đến ngày 14/4/1848, ông Abovian đã rời khỏi nhà, đi bộ và đã không quay trở về. Không hiểu vì lý do nào đó, Emilia chờ chồng trở về nhà trong suốt một tháng trước khi báo cáo với giới chức trách việc ông mất tích.
Người ta suy đoán những tác phẩm của ông Emilia đã đụng chạm đến nhiều người. Do vậy, ông có rất nhiều kẻ thù và bất kỳ một người nào trong số họ có thể đã giết ông. Một số khác đưa ra giả thuyết mất tích bí ẩn của ông như có thể Quân đoàn đặc biệt của hiến binh Nga đã chọn ông và đưa ông đi lưu đày ở những vùng đất hoang lạnh giá của Siberia.
5. Theodosia Burr mất tích ngày 2/1/1813. Theodosia đã kết hôn với Joseph Alston - một chủ đất sau này trở thành Thống đốc South Carolina trong cuộc chiến tranh năm 1812.
Khi cha cô trở về thành phố New York sau một thời gian dài ở châu Âu, Theodosia đã lên thuyền Patriot đi đến miền Bắc để du lịch đồng thời thăm cha. Cô đã xuất phát ở Georgetown, South Carolina vào ngày 31/12/1812.
Tuy nhiên, chiếc thuyền Patriot đã không bao giờ cập bến. Những nguy hiểm của một cuộc hành trình trên biển luôn rình rập. Một số người suy đoán có khả năng tàu Patriot bị đắm ở Cape Hatteras.
Số khác lại đưa ra giả thuyết con tàu đó bị cướp biển tấn công. Sau hơn 200 năm mất tích bí ẩn, người ta vẫn không tìm ra dấu vết nào của con tàu cũng như Theodosia.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Bất ngờ với 700.000 vật dụng hằng ngày được tìm thấy ở dòng sông của Amsterdam Trong khi xây dựng tuyến tàu điện ngầm mới của Amsterdam dọc sông Amstel từ năm 2003 đến 2012, các kỹ sư đã khai quật được vô số khảo cổ vật. Khoảng 700.000 vật dụng hàng ngày được tìm thấy cũng đủ "dệt lên lịch sử của thành phố", mỗi đồ vật đều hữu ích trong cuộc sống thường nhật. Hiện nay, trang...