Nỗi lòng người mẹ phải đóng giả là dì của con gái
‘Thỉnh thoảng lúc tạm biệt, con bé hay nói: Cháu không muốn dì về, còn tôi thì thổn thức ngay khi quay mặt đi’, bà mẹ trẻ người Mỹ tâm sự.
Sarah, 30 tuổi, phát hiện mang bầu năm 23 tuổi. Ngay khi biết có thai, cô hiểu mình không thể chăm sóc đứa trẻ. Sau khi cân nhắc vài lựa chọn, cuối cùng cô chọn cách giao con gái cho người thân nuôi. Trong cuộc phỏng vấn với Cosmopolitan, Sarah chia sẻ cảm giác khi phải giả làm dì của con gái, dù rất muốn nói sự thật.
Ảnh minh họa.
Tôi không biết có bầu cho tới khi thai được 7 tháng tuổi. Khi ấy, tôi mới 23 và đang sống cùng người yêu thời trung học ở thành phố Phoenix, bang Arizona. Ngày đó, tôi mắc chứng cuồng ăn vô độ. Bạn trai cũng cố gắng giúp tôi nhưng mọi chuyện không đơn giản. Sức khỏe ngày càng tồi tệ tới mức tôi thậm chí mất kinh. Cuối cùng, tôi bắt đầu nhận ra thay đổi, bụng to hơn một chút. 7 tháng sau, tôi cảm thấy điều gì đó không ổn với cơ thể mình.
Tháng 12 năm đó, tôi đi khám để xem mình bị sao. Nghe bác sĩ nói thai nhi trong bụng đã được 7 tháng, tôi sốc hoàn toàn. Tôi biết điều này thật điên rồ, bởi trông mình vẫn bình thường, không có vẻ gì của người mang thai. Ngay cả khi bụng bắt đầu to hơn một chút, tôi vẫn nghĩ đó là do ăn nhiều. 7 tháng qua, tôi uống nhiều rượu và ăn uống vô điều độ. Bác sĩ bảo họ chưa từng gặp ca nào như tôi trước đó.
Tôi hỏi liệu có thể bỏ thai đi không, bác sĩ nói không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc giữ lại để đẻ. Tôi hoàn toàn tuyệt vọng khi chuyện này xảy ra vài ngày trước Giáng sinh. Cùng hôm đó, một chuyện sốc khác ập đến với tôi. Đồng nghiệp nữ của bạn trai gõ cửa và tuyên bố “anh muốn nói sự thật với cô ấy hay để tôi?”. Hóa ra, người tình lừa dối cô gái này khi nói chúng tôi đã chia tay. Sáng hôm anh báo tin tôi mang thai, cô ta thấy cần phải cho tôi biết chuyện gì đang diễn ra.
Lúc cô gái đứng trước cửa nhà chúng tôi, người đàn ông tôi từng yêu cuối cùng thừa nhận có tình cảm với ả và sẽ bỏ tôi. Nghe vậy, cả thế giới quanh tôi sụp đổ. Tất cả những người quen đều không thể tin anh ta làm như vậy với tôi. Đúng đêm giao thừa, hắn tới chỗ làm và không bao giờ trở lại.
Tôi ở một mình trong lễ Giáng sinh năm đó vì bố mẹ đều đi vắng. Mẹ đã cầu xin một trong những bạn bè tôi tới đưa con gái lên máy bay tới chỗ bố ở Chicago vì thấy con gái quẫn trí và cô đơn. Tôi tới Chicago và lần đầu tiên đi khám trước sinh. Bác sĩ yêu cầu tôi phải tăng cân càng sớm càng tốt, nếu không sẽ ảnh hưởng tới em bé. Tôi thậm chí chẳng còn nhớ nổi đã ăn bao nhiêu chiếc bánh quế suốt thời gian ấy. Thật may, cuối cùng tôi cũng tăng đủ cân.
Video đang HOT
Cùng thời điểm đó, mẹ cũng gọi cho bạn trai cũ của tôi và yêu cầu anh ta mang hết đồ đạc ra khỏi căn hộ. Có như vậy, tôi sẽ chẳng còn phải trông thấy hắn lúc trở về. Và bố của con gái tôi đã làm như vậy. Ngoài việc tập trung tăng cân cho em bé, tôi chẳng còn cảm thấy bất cứ điều gì. Tôi thực sự chưa từng muốn có con. Tôi vẫn đang phải chật với với chứng rối loạn ăn uống nên không đủ sức khỏe để nuôi một đứa trẻ hay trở thành mẹ.
Vài ngày sau khi tới Chicago, người thân gọi cho tôi và bảo sẵn sàng nuôi em bé vì vợ chồng họ không có con. Nghe vậy, tôi cảm thấy giống như lấy lại được một phần cuộc sống. Tôi biết đó là một cuộc sống đau khổ nhưng yên tâm khi người trong gia đình nhận nuôi đứa bé. Tôi chỉ muốn quên chuyện đang xảy ra với mình. Sau vài tuần suy nghĩ, tôi quyết định để họ nuôi con mình là điều đúng đắn. Tôi tính họ là người nhà nên tôi vẫn có thể gặp con và biết bé ở đâu.
Tháng 3 năm sau, con gái tôi chào đời. Tôi và phía muốn nuôi em bé thống nhất sẽ đưa con về Florida sống sau khi ra đời. Đồng ý với đề nghị ấy nhưng tôi cảm thấy không chắc lắm với quyết định có nên giao con không. Dù đau đớn thế nào và có nhiều vấn đề ra sao, tôi vẫn là mẹ của bé. Tôi từng bảo với họ rằng không muốn cho con nữa nhưng khoảng ba hôm sau, tôi nhận ra mình không phù hợp làm mẹ. Tôi trao bé cho họ. Đó là một trong những ngày tồi tệ nhất cuộc đời tôi. Thế giới trong tôi lại sụp đổ lần nữa, còn trái tim tôi vỡ vụn thành triệu mảnh.
Lúc người thân ra về cùng đứa trẻ, tôi khụy ngã xuống sàn. Tôi gào khóc và cuồng loạn. Suốt hai tiếng sau, không ai có thể khiến tôi bình tĩnh trở lại. Khoảnh khắc ấy đau đớn nhất trong đời tôi. Sau đó, tôi không muốn nói chuyện cùng bố mẹ mới của con, chỉ muốn tiếp tục cuộc sống và quên mọi chuyện. Và đấy là những gì tôi đã làm. Tôi đã chờ hai năm mới dám thăm con gái.
Lần đầu tiên tôi gặp con là năm bé hai tuổi. Chuyến thăm diễn ra trong kỳ nghỉ và thật tuyệt vời. Tôi và gia đình mới của con cảm thấy lúng túng khi không ai biết tôi đóng vai trò gì trong cuộc đời con bé. Sau lần ấy, mỗi năm tôi thăm con một lần. Giờ bé đã 7 tuổi. Mỗi lần đến, tôi chơi cùng con. Bé thích chơi trò làm đẹp với tóc của tôi và gọi tôi là dì Sarah.
Tôi phải chấp nhận điều này dù đôi khi thấy đau. Thỉnh thoảng lúc tạm biệt, bé hay nói “con không muốn dì về”. Ngay khi quay mặt đi, tôi thổn thức vì quá xúc động. Khi con lớn hơn, tôi đến với bé hai, ba lần một năm vì không chịu được sự xa cách. Vài năm trước, con bé bắt đầu trông rất giống tôi về diện mạo và hành động, vì thế đóng giả thật khó. Đã nhiều lần, tôi chỉ muốn nói “dì là mẹ con” nhưng không thể vì bé vẫn chưa hiểu được.
Năm ngoái, bố mẹ nói với bé rằng con là con nuôi nhưng cháu vẫn không biết tôi là mẹ đẻ. Tôi không rõ sẽ thế nào khi con biết sự thực. Tôi đã nói với bố mẹ nuôi cháu ngay từ đầu rằng khi nào cho bé biết sự thực, hãy gọi cho tôi.
Điều tuyệt vời là bé khỏe mạnh và phát triển tốt. Con học giỏi và đứng đầu lớp. Dù vậy, tôi vẫn sợ những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Tôi lo cháu muốn biết bố đẻ ở đâu, còn tôi lại không thích vậy, dù điều này không do tôi quyết định. Tôi sợ khi bước vào tuổi mới lớn, cháu sẽ nói “mẹ không phải mẹ con” với người nuôi bé hiện tại hay một ngày nào đấy, con sẽ gọi và nói muốn ở cùng tôi.
Tất cả những gì tôi hy vọng là bé sẽ không giận mình. Tôi mong cháu hiểu tôi làm việc này vì yêu cháu và vì biết mình không thể mang đến cuộc sống cho con. Nếu ở với tôi, cháu sẽ không có cả bố và mẹ, không được học trường tư hay có người dạy tennis riêng. Tôi luôn cố gắng hiện diện trong cuộc sống của cháu để khi nhìn lại cuộc đời mình, con biết luôn có tôi bên cạnh.
* Tên nhân vật và thành phố đã được thay đổi
Theo Cosmopolitan
Nỗi lòng người chồng nghiện "bóc bánh trả tiền"
Bị vợ lạnh nhạt, anh sa vào kiểu "bóc bánh trả tiền" với những người tình không tên.
Anh bật khóc, những giọt nước mắt của một thằng đàn ông mặn chát, lăn dài. Bạn bè ai cũng hiểu, anh đang phải trải qua những tháng ngày đau khổ nên mới thốt lên những câu như vậy.
Cách đây hai năm, anh còn hùng hồn tuyên bố với bạn bè rằng, anh đang ở một thiên đường hạnh phúc. Bởi anh lấy được người vợ thông minh, giỏi giang, yêu chồng và biết vun vén cho gia đình.
Đôi chân anh như muốn sụp xuống khi người đứng trước mặt anh không ai khác là chị (Ảnh minh họa)
Bạn bè thường ghen tị khi anh lấy được một cô vợ "sắc nước hương trời". Thế nhưng "ở trong chăn mới biết chăn có rận", cuộc sống sau khi cưới của anh với chị lại không "như mơ". Nhất là "chuyện ấy", cái điều anh tưởng mĩ mãn nhất.
Cưới nhau xong khoảng ba tháng thì vợ anh có bầu, từ đó là chuỗi ngày gần như anh "ngủ chay". Thương vợ nên anh chiều theo ý chị mọi chuyện, có lắm cũng chỉ dám ôm chặt và âu yếm nhau sơ sơ. Vài tháng sau nghỉ sinh, chị lao đi làm kiếm tiền như một con thiêu thân. Khi về nhà lại dành thời gian cho con cái.
Thời gian rảnh, chị lại ôm chiếc máy tính. Chuyện muốn ân ái với anh chị cũng chưa một lần nhắc đến. Chị quên đi sự tồn tại của anh, chẳng quan tâm đến những ham muốn rất bình thường đó. Bản thân anh, thấy chị vất vả, nên dù có ham muốn đến đâu anh cũng không dám "đụng chạm" vì sợ sẽ mất giấc ngủ của chị.
Công việc, gánh nặng cơm áo gạo tiền càng khiến chị muốn phấn đấu hơn. Dù anh có đưa bao nhiêu tiền với chị cũng không đủ. Về phần mình, anh bắt đầu có cảm giác bị bỏ rơi. Có những đêm, sau khi đã xong xuôi mọi việc, anh nhẹ nhàng ngồi cạnh và ôm chị, chị lại gạt tay ra "em còn nhiều việc phải làm".
Những cái ôm ấp áp, nụ cười hạnh phúc biến mất, có chăng trong đêm tối chỉ là tiếng thở dài hắt ra từ việc suy nghĩ kiếm tiền của chị. Có lần vì không chịu đựng được cảnh "ngủ chay" anh đã như một con thú điên lao vào chị, nhưng khi nhìn thấy ánh mắt như đang phải chịu đựng, vậy là bao nhiêu cảm giác đam mê tiêu tan hết, anh lại buông chị ra.
Nhiều lần anh tự hỏi, phải chăng sau khi sinh chị bị lãnh cảm, chị không còn yêu anh nữa hay... "cô ấy có bồ". Anh cảm thấy tổn thương ghê gớm. Vài lần anh đã nói ra những suy nghĩ của mình nhưng chị không chịu hiểu, quá mức chịu đựng anh đã nghĩ đến việc ly hôn. Nhưng nhìn thấy nụ cười giòn tan của đứa con anh chững lại, cố chịu đựng vì con mình.
Anh tâm sự với bạn bè, thì một vài thằng bạn cũng bảo anh "không có cơm thì ăn phở", ngoại tình, bồ bịch thiên hạ làm được thì anh cũng có thể, sao phải chịu đựng cảnh "ngủ chay" mãi. Không thể sống thêm cảnh "nhịn thèm, nhịn nhạt" anh sa vào kiểu "bóc bánh trả tiền" với những người tình không tên.
Lâu dần, anh nghiện cái kiểu "bóc bánh trả tiền" và cũng quên luôn việc sẽ làm vợ thay đổi. Anh coi đó là cách để trả thù chị. Đêm qua, sau khi hẹn người tình không tên tại một nhà nghỉ, chỉ vài phút sau, anh nghe thấy tiếng gõ cửa. Đôi chân anh như muốn sụp xuống khi người đứng trước mặt anh không ai khác là chị. Chị không xông vào túm lấy cổ áo anh hay giằng xé ả tình nhân kia. Chị gạt vội vài giọt nước mắt rồi bước đi thật nhanh.
Nhìn chị khóc, anh nhận ra chị còn yêu anh rất nhiều, nhưng tại sao trong thời gian qua chị lại đối xử với anh như vậy. Trong đầu anh đưa ra hàng nghìn lý do cũng không thể giải thích vì sao hơn hai năm qua chị lại lạnh nhạt với anh. Anh không biết khi nào cuộc sống của anh mới trở lại như ngày mới cưới.
Theo Người đưa tin
Vợ không muốn tôi tình cảm với cô ấy quá Đang nói chuyện vợ bảo tôi: Anh cũng nhiều chuyện quá. Tôi hỏi vì sao thế, cô ấy nói tôi suốt ngày nheo nhéo nhắn tin, điện thoại, nói chuyện hoài nên mệt. Tôi 34 tuổi, công việc của tôi là kỹ thuật viên khúc xạ. Tôi quen vợ được một năm, sau đó lấy nhau, tính đến giờ đã được hơn một...