Nỗi lòng người mẹ đơn thân
“Làm mẹ nhưng chưa một ngày làm vợ”, nghe bà Loan nói điều ấy trong lúc chờ vụ án của con được đưa ra xét xử, nhiều người thấy đắng lòng.
Ở tuổi 58 như bà, nhiều người đang hạnh phúc bên chồng con và đàn cháu nội ngoại. Và bằng tuổi bà nhiều người đã nếm trải đủ cung bậc của một người vợ, người mẹ đúng nghĩa. Với bà, gần 30 năm qua phải một thân một mình đóng nhiều vai vừa là mẹ, cha, là chồng, vợ. Từ lâu lắm rồi, bà quen với việc sống vì con.
Trong tiếng nấc nghẹn ngào, bà Loan kể do số phận run rủi mà phải sống lưu lạc, không còn ai thân thích ngoài đứa con mà gần 30 năm trước bà chấp nhận đánh đổi để có được. “Tôi bị bệnh tim, người ốm đau, gày guộc lại không người thân thích nên có ai muốn lấy. Nghĩ phận mình hẩm hiu, tôi nhắm mắt kiếm tìm một mụn con”, bà kể. Đỗ Trần Lê Sơn học giỏi, có hiếu với mẹ. Từ hồi học cấp 3, Sơn tất bật đi phụ việc, làm thêm, dạy thêm để nuôi thân và trang trải cho mẹ chữa bệnh.
Giữa năm 2008, sau nhiều vất vả lo toan, bà Loan hạnh phúc khi chứng kiến con đội mũ trạng nguyên nhận bằng tốt nghiệp. Sơn nắm đôi tay gày guộc của bà nói trong nước mắt: “Má ơi, con sẽ đi làm rồi đi phẫu thuật tim cho má. Má không phải cực vì con nữa”.
Người mẹ hạnh phúc khi được đứa con trai duy nhất trả hiếu bằng những câu nói ấy. Sơn với nỗi ám ảnh cơ hàn đã lao vào làm giàu. Sơn thành lập công ty, làm giám đốc.
Theo hồ sơ vụ án, năm 2008, Sơn sau khi tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh đã thành lập trung tâm tin học – ngoại ngữ IVT. Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy học viên không ít người học kém, không đủ tự tin tham gia kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ nhưng lại muốn đậu, Sơn đã chủ động gợi ý giúp đỡ, đứng ra làm những hồ sơ giấy tờ, bằng cấp cho những người có nhu cầu.
Lúc đó, chung ý tưởng với Sơn là Trần Quang Hung. Cặp đôi này hình thành đường dây thi hộ lấy bằng thật hoặc thi kèm.
Video đang HOT
Liên minh Sơn – Hưng bị phát hiện tại một buổi thi TOEIC ở ĐH Dân lập Lạc Hồng vào tháng 9/2011. Ông Lê Đức Thịnh (Phó khoa ngoại ngữ) khi ấy là giám thị phòng thi đã phát hiện một số sinh viên của khoa đang ngồi làm bài tại phòng thi. Nghi số sinh viên này sử dụng giấy tờ giả để thi hộ, ông Thịnh đã lập biên bản. Sơn bị bắt vì làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Sơn khai, lập đường dây thi kèm, thi hộ với 20 sinh viên giỏi ngoại ngữ. Với mỗi trường hợp thi đỗ, Sơn trả cho người thi kèm (dưới hình thức ra ám hiệu, ví dụ như gật đầu đánh dấu A, búng tay đánh dấu B…) một triệu đồng. Hưng khai nhận đã làm nhiều loại bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ… giá từ 500.000 đồng đến 40 triệu đồng. TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt Sơn 18 tháng tù, Hưng 30 tháng.
Từ ngày Sơn bị bắt giam phục vụ điều tra, đến khi ra trước vành móng ngựa cấp sơ thẩm, bà Loan nhiều lần tưởng như “chết đi sống lại”. Bà tâm sự, có cảm giác như mình mất tất cả. Đêm đến, ngồi một mình trong phòng trọ, khi không gian lặng đi, nỗi nhớ thương con dâng trào, lòng người mẹ quặn thắt. Ngày bà đi nhặt nhạnh phế liệu bán kiếm tiền nuôi thân và tằn tiện mua đồ thăm nuôi con. Nhiều người động viên bà cố gắng vượt qua. Sau khi tòa tuyên phạt, thương con, bà đã vay mượn, bán mọi thứ có giá trị để nộp cho cơ quan thi hành án số tiền 56 triệu đồng Sơn hưởng lợi từ việc làm trái pháp luật. Sơn cũng kháng cáo để được sớm về chăm sóc cho bà.
Hôm diễn ra phiên tòa phúc thẩm vào trung tuần tháng 12, nhìn con trên hàng ghế bị cáo, bà Loan ôm ngực và khóc. Bà bộc bạch, sau khi Sơn tốt nghiệp, chiều ý con đã bán ngôi nhà nhỏ, tài sản cả đời của hai mẹ con được hơn 200 triệu đồng. Ngày Sơn làm giám đốc, anh ta hứa với mẹ sẽ cố gắng làm ăn có nhiều tiền để đưa mẹ đi phẫu thuật tim. Nhưng vì không đủ bản lĩnh trước đồng tiền mà Sơn đã phạm pháp.
Không như những trường hợp kháng cáo khác, hôm ấy sau khi một thành viên HĐXX phân tích cho thấy bản án sơ thẩm đã tuyên đúng tội và đã áp dụng các tình tiết có lợi nhất, Sơn đã rút đơn. Quãng thời gian anh ta phải thụ án chỉ khoảng 4 tháng nữa.
Phiên tòa khép lại, bà Loan nước mắt lưng tròng, tay ôm ngực, tay vịn vào tường lần từng bước ra khỏi phòng xử. Khi bị dẫn giải qua chỗ người mẹ, Sơn mấp máy môi cùng với lời nói gắng gượng: “Má ơi ráng đợi con”. Nhưng bà Loan sợ rằng với tình trạng bệnh tật “sống nay chết mai” của mình sẽ khó mà chờ đợi được ngày con về.
Theo VNE
Cậu học trò khiếm thị vừa học vừa làm thêm
Đôi mắt bị mù từ nhỏ, Lý Gia Huyên vẫn gắng gượng vượt khó đến trường học chữ. Từ lớp 6 tới nay, Huyên vừa học, vừa làm thêm với việc xoa bóp, bấm huyệt để có tiền trang trải cho học tập.
Hiện Lý Gia Huyên (21 tuổi) học lớp 12 (lớp dành cho học sinh khiếm thị) tại Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng).
Bước vào lớp học đặc biệt của cô Bùi Thị Diệp Anh, chúng tôi được biết đến trường hợp của Lý Gia Huyên. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về cậu học trò 21 tuổi này là cậu có dáng người nhỏ nhắn, rất hay cười và trò chuyện rất thân thiện.
Mắt Huyên bị cận nặng bẩm sinh, lúc nhỏ còn nhìn thấy và đi học được. Nhưng đến một ngày bệnh nặng hơn. "Năm mình 7 tuổi, một hôm đang ngồi viết bài thi học kỳ lớp 1, mình đưa mắt nhìn lên, nhìn xuống, rồi tự nhiên mắt mờ dần và không thấy gì nữa" - Huyên nhớ lại.
Năm 2009, bác sĩ kết luận Huyên bị tật mù bẩm sinh. Sau đó, Huyên được bác sĩ hỗ trợ, không khám lại mà đi mổ luôn.
"Hai tuần sau đó, một hôm mình đang nằm ở nhà, mắt mình nhìn thấy được ánh nắng len lỏi qua mái nhà. Hai mẹ con mình ôm nhau khóc nức nở vì hạnh phúc. Nhưng hai tháng sau, mắt mình bị mờ lại và mù luôn tới bây giờ", Huyên nói trong nghẹn ngào.
Dù nhà khó khăn, nhưng mẹ Huyên cũng cố gắng vay mượn để chạy chữa cho con nhưng đều không thành. Lúc đó, Huyên suy sụp hoàn toàn nhưng rồi nghĩ tới tình thương và những giọt nước mắt của mẹ, cậu bạn khát khao vượt lên số phận. Năm 2001, qua lời giới thiệu của cô giáo Lê Thị Thu Hồng, dạy trường mầm non ở thôn, Huyên theo học tại trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng) tới nay.
Cô Bùi Thị Diệp Anh - giáo viên chủ nhiệm của Huyên cho biết: "Em Huyên là một học sinh khiếm thị tại trường, em cũng học hòa nhập tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em luôn cố gắng vượt qua để học tập. Và em đã đạt học sinh giỏi suốt nhiều năm liền".
Lý Gia Huyên và cô giáo chủ nhiệm Bùi Thị Diệp Anh.
Dù số phận không may mắn, nhưng ý chí và nghị lực bền bỉ của mình, Huyên đã khiến nhiều người khâm phục. Huyên luôn biết cách phân chia thời gian học tập hợp lý, luôn quý trọng và không để thời gian trôi qua lãng phí. Cậu bạn cố gắng tìm ra và nắm vững phương pháp làm bài của từng môn học để đạt hiệu quả nhất. Vì thế nên suốt 11 năm liền cậu đầu đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi toàn diện của trường.
Mẹ con Huyên sống đều cả vào tiền trợ cấp của Nhà nước, do mẹ cậu cũng đau ốm bệnh tật không làm được gì. Ngoài giờ học, vào chủ nhật hàng tuần, Huyên đi làm thêm massage (xoa bóp, bấm huyệt) tận nhà, do khách hàng có nhu cầu hoặc đến Trung tâm của Hội Người mù quận Liên Chiểu để phục vụ lượng khách dư vì Huyên không phải là nhân viên chính thức của Trung tâm. Ngoài ra, Huyên còn có năng khiếu thổi sáo nên thình thoảng có tham gia biểu diễn cùng với công ty Nhân ái và một số đoàn ở Quảng Nam. Huyên vừa học, vừa làm thêm từ lớp 6 tới nay để có tiền trang trải thêm cho việc học.
Huyên và mẹ. Hiện nay, mẹ con Huyên sống nhờ vào tiền trợ cấp của Nhà nước, vì mẹ cậu bị đau ốm bệnh tật không làm được gì.
Hiện giờ, dù đang là năm cuối cấp nhưng thời gian Huyên đi làm còn nhiều hơn những năm trước. Huyên tâm sự: "Mình sẵn sàng làm những gì có thể làm được để có tiền nuôi ước mơ được đi học ĐH, mình mong muốn thi đậu vào khoa Luật ĐH Khoa học Huế, sau đó có thể về một cơ quan nào đó làm việc để có tiền nuôi mẹ và chữa bệnh cho mẹ".
Nguyễn Dương
Theo dân trí
Phá đường dây mua bán trót lọt gần 1.000 bằng Đại học giả Chiều 12/12, Công an TP Đà Nẵng cho biết vừa bắt giữ một đường dây làm giả bằng ĐH, CĐ, TCCN, chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ...với gần 1.000 phôi bằng giả và 20 con dấu giả của các trường ĐH, CĐ, TCCN... Thượng tá Mai Chiến Thắng, Phó chánh Văn phòng Công an thành phố Đà Nẵng, cho biết, đây là vụ...