Nỗi lòng người mẹ có một con bị điếc, một con bị ung thư máu
Chưa đầy 30 tuổi nhưng trông chị Phượng già hơn nhiều bởi nước mắt lúc nào cũng khóc vì hai đứa con. Đứa con đầu chuẩn bị vào lớp 1 nhưng bị điếc một bên tai không có tiền chữa, còn tính mạng đứa thứ hai bị đe dọa bởi căn bệnh ung thư máu.
Không giống như nhiều bệnh nhân nhi khác tại Viện huyết học và truyền máu TW, bé Phạm Trần Ngọc Diệp khiến chúng tôi không thể dời mắt bởi nét hồn nhiên và tinh nghịch cho dù trên tay lúc nào cũng giữ chặt mũi kim truyền. Chưa đầy 3 tuổi, nên em chưa biết đọc, cũng chưa biết viết nhưng ngày nào cũng thế, Diệp chỉ chơi quanh quẩn ở trước cửa phòng đọc sách để đợi các cô mở cửa là chạy ùa vào. Mỗi lần như thế, đôi mắt em tròn xoe, đáng yêu đến lạ, rồi lại vẫy vẫy đôi bàn tay bé xíu gọi mẹ ra chiều thích thú lắm.
Nét đáng yêu của Ngọc Diệp cho dù em đang phải truyền hóa chất vì căn bệnh ung thư máu.
Chị Trần Thị Minh Phượng (mẹ của bé Diệp) cho biết: “Cháu thích xem sách lắm rồi lại hỏi mẹ đấy là cái gì. Có những lúc nhìn thấy các anh chị lớn hơn tập vẽ, tập tô cháu cũng đòi mẹ mượn các cô cái bút chì để cầm rồi nghệch ngoạc trên giấy… Nhìn con lúc đó, chị đã nghĩ con không bị bệnh đâu em ạ”.
Giọng chị chậm rãi, miên man kể cho tôi nghe chuyện bé Ngọc Diệp với ánh mắt như “đong đầy hạnh phúc” bởi con ngoan và đáng yêu lắm. Nhưng rồi thực tại nhanh chóng kéo chị về với nỗi đau đến đứt ruột mà từ lâu chị đã cố tình quên. Bắt đầu từ tháng 9/2013, sau trận sốt kéo dài, chị đưa con lên viện khám thì bác sĩ báo tin dữ con bị ung thư máu phải cấp cứu luôn. Tin bệnh của Diệp như tiếng sét đánh bên tai bởi chị biết ung thư máu là đồng nghĩa với việc mang án tử mà thần chết sẽ gọi đi lúc nào không hay.
Em rất thích được vẽ cho dù những nét nghệch ngoạc không thành hình.
Sau những giờ truyền hóa chất, bé Diệp lại say sưa bên những cuốn sách như thế này ở bệnh viện.
Căn bệnh khiến cho Diệp không còn được đi nhà trẻ mà phải bắt đầu làm quen với việc chọc tủy và những chai truyền hóa chất. Những tiếng con khóc thét rồi khản đặc đi vì đau đớn chị Phượng cũng đã quen, nhưng Ngọc Diệp của chị ngoan lắm bởi: “Cháu còn nhỏ nhưng mẹ dỗ là cháu ý thức cô ạ. Lúc nào đau quá, mẹ bảo lát dẫn vào phòng đồ chơi và phòng đọc truyện là cháu biết. Có lúc đau và khó chịu quá cháu cũng chỉ rơm rớm nước mắt thôi chứ không dám khóc to vì sợ mẹ dọa các cô đóng cửa phòng sách rồi không cho Diệp vào chơi nữa”.
Nghe chị Phượng kể chuyện, Diệp ra chiều nũng nịu rồi lại cúi mặt xuống hí hoáy tập tô, tập vẽ. Gương mặt em sáng ngời và nụ cười mãn nguyện khi được khen “Diệp vẽ đẹp lắm”. Đôi bàn tay bé xíu cầm cây bút chì còn khó, có lúc cọ cả vào mũi kim truyền làm em đau điếng, ấy vậy mà cô bé vẫn cứ say sưa cho đến tận tối mịt mới chịu về phòng. Có lẽ với em, bệnh viện và căn bệnh quái ác kia không là gì cả bởi sau đó em lại được chơi, được xem sách và nghe những câu chuyện cổ tích mẹ kể hàng ngày.
Nỗi lo canh cánh về số tiền chữa trị cho bé Diệp, chị Phượng còn đau đáu nỗi lo cho con trai lớn là bé Bảo bị điếc ở nhà.
Con bệnh đã thế, trong lòng chị Phượng còn ngổn ngang thêm mối lo khi đứa đầu là bé Phạm Gia Bảo (5 tuổi) bị điếc đột ngột một bên tai. Nhớ lại những ngày con đi nhà trẻ nhưng lại không nghe được lời cô giáo dặn và tiếng gọi của bạn bè, chị Phượng xót xa: “Mỗi lần đi học về nhà cháu lại hỏi mẹ tại sao con không nghe được cô nói gì cả, ban đầu vợ chồng chị tưởng con mải chơi, mải nghịch nên không chú ý nhưng việc đó diễn ra trong nhiều ngày nên cho con đi khám, bác sĩ nói con bị điếc hoàn toàn bên tai phải và phía tai bên trái cũng đang có dấu hiệu tương tự. Ở bệnh viện, bác sĩ cũng hướng dẫn gia đình phải cho cháu cấy điện cực ốc tai mới có thể nghe được nhưng chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng, chị không thể có được em ạ”.
Công việc đi thu cước tiền điện thoại khiến chị không đủ sức để lo cho con.
Dứt lời, nước mắt chị lại giàn giụa, nỗi đau và sự tủi thân thi nhau trào lên cùng một lúc khiến chị không cầm lòng được. Căn bệnh ung thư máu của Ngọc Diệp chị biết hi vọng sống rất mong manh nhưng: “Chị còn cách nào khác đâu ngoài việc đi vay tiền cho con lên viện truyền hóa theo lịch hẹn của bác sĩ. Còn thằng bé Bảo ở nhà, có lẽ cả đời này cháu chịu bị điếc vậy thôi em ạ vì thật sự anh chị không thể có tiền để chữa cho con”.
Video đang HOT
Hai vợ chồng với công việc làm thuê bấp bênh, chị Phượng nhận đi thu tiền cước điện thoại, còn anh Phạm Hoàng Phương (chồng chị) hàng ngày đi lái xe tải thuê, cố gắng lắm cũng chỉ đỡ được phần nào khoản tiền vay đi viện cho bé Diệp, còn căn bệnh của Bảo thì đành chịu vậy. Thương Bảo chuẩn bị vào lớp 1 với đôi tai không nghe thấy gì, ở bệnh viện đêm nào chị Phượng cũng khóc nhưng biết làm thế nào khác được khi sự sống của Diệp đang bị kéo ngắn lại từng ngày.
Cuộc sống đang bị kéo ngắn lại của bé Ngọc Diệp bởi bố mẹ không đủ sức lo được tiền chữa bệnh cho con.
29 tuổi, cả gia tài chị Phượng có là 2 đứa con mà chị nâng niu, trân trọng và giữ gìn như báu vật nhưng sao ông trời nhẫn tâm khiến chúng không được “lành lặn” và “bình thường” như bao đứa trẻ khác. Ngồi ngoài hành lang bệnh viện, đôi mắt chị lại ướt nhẹp mơ hồ, sợ hãi về một ngày mai khi không còn đủ sức giữ bé Diệp bên mình và bé Bảo sẽ không còn được nghe bất kì âm thanh nào trong cuộc sống này nữa, cả kể tiếng khóc não nề của mẹ khi em gái không còn.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Chị: Trần Thị Minh Phượng và anh Phạm Hoàng Phương Tổ 9A, khu 3, phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Số ĐT : 01686.442.767 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân
Theo Dantri
Viết tiếp hồi kết cho "kịch bản" thu phí trên đại lộ Thăng Long
Từ bài học sốt dẻo về việc chia tách quận Từ Liêm được Hà Nội làm cái rụp, dân tình nhanh chóng đưa ra dự đoán về "con số báo cáo tương tự" - 99% đồng thuận với đề xuất thu phí trên đại lộ Thăng Long (ĐLTL). Chắc chắn hồi kết phải đẹp như mơ... huyền!
(minh họa: Ngọc Diệp)
Mỡ nó rán nó
Cách ví von này khá đúng với cách những ban này, bộ nọ, ngành kia...ứng xử với dân lâu nay. Làm việc gì cũng nói đặt mục đích vì lợi ích của nhà nước và nhân dân lên trên hết, rồi nào là vận động xã hội hóa để có thêm nhiều công trình phục vụ quốc kế dân sinh, nào kêu gọi người dân nâng cao ý thức đóng góp...Xong việc, lợi ích đâu dân chưa hoặc mới thấy tí chút, đùng một cái lại nảy sinh "lý do, lý trấu" để... phải đóng phí!!!
Có lẽ phải là những người dễ tính nhất mới nói sao nghe vậy, để rộng lòng chấp nhận tất cả:
"Ơ kìa, phí bảo trì đường bộ đóng theo năm là của Bộ GTVT, còn thu phí ĐLTL là của HN cơ mà..." - Phạm Bảo Long: baolongvn@gmail.com
"Tôi nghĩ, HN thu phí ĐLTL để có tiền xây dựng đường phố, đâu có gì sai? Nếu không lấy tiền thuế của dân thì Chính phủ phải vay mượn nước ngoài rồi trả lãi, VN muốn cách nào?... Tới giờ mà vẫn còn có người hỏi đúng/sai là sao?" - Tung: tung@gmail.com
"Nếu công trình là PPP hoặc BOT, có sự tham gia góp vốn của khu vực tư nhân thì được phép thu phí. Còn nếu BT thì cũng là từ nguồn NSNN dưới hình thức kinh phí từ nguồn NSNN hoặc đất thuộc sở hữu nhà nước, nên nếu thu phí là hoàn toàn sai" - TT: kiyohiii@yahoo.com
Nhưng chiếm tỉ lệ áp đảo vẫn là các phản hồi "không thông" từ phía dư luận bởi cái sự "tiền hậu bất nhất". Trong khi quan điểm của Hiệp hội Vận tải Ôtô VN cùng một số nhà chuyên môn khác tỏ ra có sức thuyết phục hơn hẳn với công chúng:
"Ban đầu tên Dự án là cao tốc Láng-Hòa Lạc, thực hiện theo hình thức đổi đất lấy công trình, do Vinaconex là chủ đầu tư cơ mà. Sao giờ lại tréo ngoe vậy? Đứng về mặt chấp hành quy định pháp luật, tôi thấy HN là địa phương chấp hành chưa nghiêm..." - Trường Sơn: xuanlai.hn@gmail.com
"Tôi đang sống và tham gia giao thông trên ĐLTL, thấy đường phía trên có mấy xe chạy đâu mà thu phí? Nếu thu phí các đường gom lại đông xe, lại tăng nguy cơ tai nạn!" - Quang Vu: quangvu@gmail.com
"Thực sự tôi thấy đại lộ Thăng Long lượng xe đi rất ít mà hơn nữa nhà nước đã thu phí đường bộ rồi, thì không hiểu sao lại cứ dần mọc thêm các trạm thu phí? Hơn nữa với lượng xe đi khi chưa thu phí đã ít, mà chuyển sang thu phí chắc chỉ còn rất ít xe đi. Vậy lại gồng gánh thêm chi phí vận hành bộ máy thu phí nữa thì còn được bao nhiêu?" - Linh Tam: thuhuongcongnghe@yahoo.com
"Theo tôi, thu phí trên ĐLTL là hoàn toàn không ổn, vì 2 lý do chính:
1. Đại lộ này được xây dựng bằng vốn ngân sách chủ yếu là ngân sách nhà nước, một phần là ngân sách của thành phố mà ngân sách của thành phố cũng là do dân đóng góp. Vậy nên thu phí trên tuyến đường này là trái luật.
2. Lưu lượng giao thông trên tuyến này hiện tại không nhiều, nếu thu phí nữa thì lưu lượng sẽ càng giảm nên tiền thu phí chưa chắc đã bù đắp được các chi phí bỏ ra. Người được lợi duy nhất nếu như chủ trương này được thông qua chắc là vài quan chức có thẩm quyền phê duyệt, vì các vị đó bao giờ ký cũng được... phong bì bỏ túi?" - Nguyễn Thường:thuongnguyen49@yahoo.com
(minh họa: Ngọc Diệp)
Hồi kết "có hậu"
Tham góp ý kiến bởi thấy sự thể quá vô lý không có lẽ mà thôi, chứ dân cũng đã biết rằng lời nói rồi gió sẽ bay nên ai cũng dễ dàng viết thay hồi kết có hậu cho đề xuất này của HN rồi. Con số "đồng thuận" trong báo cáo, ai chẳng biết sẽ đẹp như... vàng 4 số 9, bất chấp bao hệ lụy chẳng có gì là khó lường!
"Đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố cho dân biết cụ thể cơ cấu nguồn vốn, xem có thực như sở GTVT HN nói không?" - Quang Ngân Bùi: nganbq@gmail.com
"Hạng mục công trình nào có sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách? Chẳng lẽ một cột đèn có sử dụng, cây xanh có sử dụng, hay là hệ thống thoát nước bổ sung cho các hầm chui ngang đường trên tuyến có sử dụng vốn ngân sách? Nếu như thế thì mỗi cái cột điện, mỗi mét vuông cây cỏ, mỗi một vị trí hầm chui...cũng nên lập một trạm thu phí... để thu hồi vốn cho ngân sách...Chắc cũng chỉ tốn khoảng 14 tỷ VNĐ để xây dựng mấy cái trạm thu phí này chứ có đáng bao nhiêu đâu...Hoạch định chính sách 1 năm một nó phải như thế!" - Ngô Vịnh Hà: thuyanh_hamy@yahoo.com
"Tôi dám khẳng định là 99% sẽ thu phí, với lý do kiểu 99% người dân đồng ý đặt tên Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm (!?) Nản quá!" - Quang: phuquangtaxi@gmail.com
"Tôi đoán nếu HN thu phí ĐLTL, dù hầu hết người dân phản đối nhưng sẽ có báo cáo "99% người dân đồng ý thu". Buồn với các bác lắm!... Dân thì có mỗi một... cổ thôi!" - Thanh Tung: tungdangthanh1511@gmail.com
"Nếu HN thu phí, rồi đây các tỉnh sẽ "noi gương" Thủ đô cũng xin thu phí riêng? Ôi chỉ khổ dân thôi!" - Nguyễn Đức Thắng: thangng616@yahoo.com
Chất liệu cho serie "phim" dài tập về thuế/phí còn phong phú lắm, chẳng thế mà NTT hipp3xoay@gmail.com đã có ngay vài gợi ý sốt dẻo:
"Dân ta còn... nhiều tiền lắm, tôi xin đề xuất thêm một số loại Phí tương lai :
- Phí đi bộ trên vỉa hè
- Phí để xe trong nh
- Phí bình ổn cát sỏi sắt thép và vật liệu
- Phí bình ổn thất thu ngân sách
- Phí cân bằng số tiền... tham nhũng
- Phí bảo trì thiết bị giao thông vì điều kiện thời tiết
- Phí sinh thái xã hội"
Nhưng cũng nên coi chừng: nếu để cái kết mở thật thì biết đâu cảnh báo của độc giả Cung Chính Đoàn ccdoan@gmail.com lại đúng?
"Cứ thu, khắc biết - Nếu không hiệu quả, người trình đề án và người ký cho phép phải bị trừng trị dứt khoát! Nên nhớ - Đại lộ Thăng long là một con đường không đi tới đâu, chỉ được cái rộng để có thể cho... các xế đua diễn?"
Khánh Tùng
Theo Dantri
Hương vị Tết trong lòng người xa xứ Lại một cái Tết nữa xa nhà, thèm món chả nem Ngoại làm, muốn được Nội mừng tuổi..... Thoang thoảng đâu đây mùi thuốc pháo của Ba, mùi mắm chả nem của Ngoại, mùi khói rơm rạ của bếp nhà Nội..... Không ăn dưa hành sao mắt mũi con cay thế... Chợ Tết (minh họa: Ngọc Diệp) Ngày đó... nước mắt Nội dàn...