Nỗi lòng người mẹ có hai con mắc bệnh hiểm nghèo
Còn chưa hết nỗi đau về đứa con trai đầu mới 6 tuổi mang căn bệnh ung thư mắt cách đây một năm, chị tiếp tục đón hung tin khi đứa con gái út tròn một tuổi cũng mang trong mình căn bệnh tim bẩm sinh.
Chị tưởng như nước mắt mình đã không còn để chảy nữa bởi chỉ trong vòng một năm, nỗi bất hạnh cứ dồn dập đổ xuống những đứa con của chị. Thế nhưng khi nói chuyện với tôi, nước mắt người phụ nữ ấy vẫn cứ lã chã rơi không ngừng. Tôi hiểu tình thương con của người mẹ đang bóp nghẹt tâm can chị.
Mẹ con chị Hoạt trên chiếc giường ọp ẹp, gia tài quý giá nhất trong nhà.
Người mẹ khốn khổ ấy là chị Lê Thị Hoạt, ở thôn Văn Thịnh, xã Đông Văn, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa). Người đàn bà chưa đầy 30 tuổi nhưng với khuôn mặt khắc khổ, chi chit những nếp nhăn, nước da đen đúa, quê mùa, lam lũ, mới thoạt nhìn cứ nghĩ chị đã ngoài 40. Có lẽ cuộc sống khổ cực và những đau đớn, âu lo đã khiến chị gìà đi nhiều so với tuổi của mình.
Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, học hết phổ thông chị ở nhà làm ruộng rồi lấy chồng. Chồng của chị mồ côi cha mẹ từ khi lên 2 tuổi nên lấy chồng rồi chị vẫn ở nhà mẹ đẻ. Thương con, bố mẹ chị cho một khoảnh đất vườn nhỏ bên cạnh để dựng tạm căn nhà ở. Nghĩ chồng mồ côi, neo người, chị đã sinh cho anh 3 đứa con: một trai, hai gái. Tưởng cuộc sống như thế là bình yên khi vợ làm ruộng còn chồng đi làm thuê, làm mướn. Dù đói nghèo nhưng các con của chị khôn lớn.
Nào ngờ đâu, năm 2012, sau một đêm ngủ dậy, một bên mắt trái cháu Trịnh Văn Tú – con trai đầu của chị bỗng nhiên lồi hẳn ra ngoài. Chị tất tả đưa con xuống Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thì được biết con mắc căn bệnh hiểm nghèo: ung thư mắt. Bệnh viện Nhi chuyển con chị ra ngoài Hà Nội.
Nước mắt người mẹ bất lực khi không thể làm gì cho các con của mình.
Dù đã gần 30 tuổi đời, nhưng chị chưa một lần bước chân ra khỏi cái xóm nghèo ấy, chỉ quanh quẩn với ruộng vườn. Nay con đau ốm, chị quên hết cả sợ hãi, một mình chị “thân cò lặn lội” hỏi thăm rồi đưa con đi, hết Bệnh viện mắt TW đến Bệnh viện K1, Bệnh viện K2 bởi chị nghĩ rằng nếu để chồng đưa con đi thì lấy ai làm thuê kiếm tiền chữa bệnh cho con được.
Một năm qua, cứ vay được tiền, chị lại tay bồng đứa nhỏ, tay dắc đứa lớn đi ra Hà Nội. Vì đứa con út còn quá nhỏ nên chị đành mang con theo. Thế là 3 mẹ con cứ dắt díu nhau đi chữa bệnh hết ngày nọ đến tháng kia.
Số tiền chạy chữa cho con đã lên đến gần 100 triệu, tiền cắm sổ đất và vay mượn anh em họ hàng đến vay nặng lãi ngày mà bệnh của con chị đã không còn cách chữa. Bệnh viện K1 đã trả về vì bệnh của cháu quá nặng, không có phương pháp nào điều trị được nữa. Vẫn không thôi hy vọng, chị lại đưa con qua Bệnh viện K2. Bác sỹ cho biết vẫn còn hy vọng kéo thêm sự sống nếu gia đình có đủ tiền cho cháu chạy tia laze trong thời gian dài khi cháu lên 7 tuổi.
Chưa hết đau đớn về đứa con đầu, chị tiếp tục biết được bé Quỳnh Trang – đứa con út mới tròn 1 tuổi cũng mang căn bệnh tim bẩm sinh. Trải lòng về nỗi bất hạnh của các con chị, chị nức nở: “Hết thằng lớn bị bệnh rồi đến đứa nhỏ chỉ trong vòng hơn 1 năm trời. Tết vừa rồi, còn 1 ngày nữa là Tết thì cả 3 mẹ con mới dắt nhau về. Trong nhà không có một thứ gì cả. Bệnh viện Nhi Thanh Hóa hẹn 3 tháng nữa quay lại để mổ tim cho cháu, nhưng bây giờ vợ chồng tôi không biết phải xoay xở ra sao. Chồng tôi đi làm được đồng nào thì phải trả nợ lãi cho người ta rồi. Thấy con đau ốm mà không làm gì được cho con, tôi đau xót lắm…”, nói đến đó chị nấc lên nghẹn ngào.
Mới 6 tuổi, nụ cười đã tắt trên đôi môi cậu bé tội nghiệp này.
Thấy mẹ khóc, đứa con gái út tội nghiệp trên tay chị cũng khóc thét lên còn thằng anh thì nép trong góc nhà không nói gì, hướng đôi mắt dị tật về phía mẹ. Khung cảnh éo le ấy khiến ai chứng kiến cũng cảm thấy đau lòng.
Video đang HOT
Giờ đây, bé Tú vẫn hằng ngày chịu đựng những cơn đau nhức hành hạ từ đôi mắt của mình. Một năm qua bé chưa ngày nào được bình yên vì căn bệnh quái ác. Cậu bé không được đến trường, không có bạn bè, 6 tuổi, nụ cười trên môi em đã tắt.
Hằng đêm, tiếng khóc của đứa con gái út ngằn ngặt, tiếng rên la đau đớn của đứa con trai, “lực bất tòng tâm”, chị chỉ biết nhìn con khóc…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 943: Chị Lê Thị Hoạt: Thôn Văn Thịnh, xã Đông Văn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
CSGT xem văn bản để xử phạt: Không sai nhưng phản cảm!
"CSGT xử phạt người vi phạm mà phải mở sách tìm luật, cũng giống như giáo viên lên bục giảng mà cứ giở tài liệu giảng giải cho học sinh. Không sai nhưng phản cảm và thiếu sức thuyết phục...", Thượng tá Lê Đức Đoàn nói.
Cộng đồng mạng đang bàn luận sôi nổi về đoạn video clip dài hơn 5 phút "tố" tổ CSGT, Công an huyện Đông Sơn ( Thanh Hóa ) khi xử phạt người vi phạm giao thông đã phải mở sách tìm luật. Hơn nữa, một chiến sĩ CSGT trong tổ này còn dùng dùi cui chỉ thẳng mặt người quay clip và xua đuổi. Đoạn video này được tung lên Facebook và Youtube lúc 17 giờ ngày 17/3 đã thu hút được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.
Ngay lời dẫn vào đoạn video clip trên, "tác giả" ghi chú: "Vào ngày 13/3, khi qua Quốc lộ 47 thuộc địa phận huyện Đông Sơn - Thanh Hóa, CSGT phạt chúng tôi vì chở hàng quá khổ nhưng khi chúng tôi thắc mắc hỏi thì họ không giải thích được, chúng tôi rất bức xúc khi những người xử lý vi phạm lại có nghiệp vụ kém như thế".
CSGT huyện Đông Sơn đang giở sách luận để xử lý vi phạm ( ảnh từ clip).
Quan sát kỹ nội dung đoạn video clip, liên tục người vi phạm giao thông hỏi chiến sĩ CSGT về vi phạm lỗi gì, thuộc điều khoản, thông tư bao nhiêu, chiến sĩ CSGT ghi biên bản đã ấp úng và không trả lời được. Để có thể giải đáp thắc mắc của người vi phạm, vị CSGT này đã giở mấy quyển sách luật ra tìm, lật từng trang để trả lời lỗi vi phạm. Không chỉ có vậy, đoạn video clip trên còn cho thấy, khi người vi phạm yêu cầu được giải thích thì một vị CSGT khác trong tổ không những không giải thích, mà còn dùng dùi cui chỉ thẳng vào mặt người đang quay clip và xua đuổi.
Theo tìm hiểu của PV, người điều khiển phương tiện vi phạm trong video clip là anh Lê Văn Tiến (trú tại TP. Thanh Hóa). Khi bị dừng xe, người đã dùng điện thoại quay lại hình ảnh là người phụ nữ đi cùng với anh Tiến. Tại thời điểm vi phạm, anh Tiến không ký nhận nhưng hôm sau (tức ngày 13/3), anh Tiến đã đến cơ quan công an ký vào biên bản và chấp hành nộp phạt
Trao đổi với PV, Phó trưởng CA huyện Đông Sơn, thiếu tá Nguyễn Văn Quyền cho biết, "Đoạn video clip được quay vào chiều 12/3 khi tổ tuần tra, kiểm soát giao thông của Công an Đông Sơn đang làm nhiệm vụ trên Quốc lộ 47 đoạn qua xã Đông Anh (Đông Sơn). Tổ tuần tra, kiểm soát hôm đó gồm: thượng úy Lê Đức Nam (tổ trưởng), đồng chí Nguyễn Ngọc Dũng (tổ viên ghi biên bản) và đồng chí Nguyễn Thanh Sơn (tổ viên dừng xe). Sau khi biết được tình hình sự việc đang diễn ra qua mạng xã hội Facebook, chúng tôi đã chỉ đạo tổ báo cáo lại sự việc. Sau khi kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ thì việc lập biên bản và xử phạt người điều khiển xe máy như trong video clip là hoàn toàn đúng luật".
Nói về vấn đề này, PGĐ CA tỉnh Thanh Hóa, đại tá Khương Duy Oanh cho rằng, việc mang văn bản pháp luật để đối chiếu xử phạt là đúng. Chiến sĩ CSGT phải giải thích rõ cho người dân hiểu luật trước khi xử lý vi phạm.
Thượng tá Lê Đức Đoàn: "CSGT thì phải hiêu luật".
Trao đổi với PV Kiến Thức, Thượng tá Lê Đức Đoàn ( Phòng CSGT - CA TP Hà Nội) cho biết, ông đồng tình với ý kiến của Phó giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, rằng việc CSGT mang văn bản pháp luật để đối chiếu xử phạt là không sai. Tuy nhiên, việc làm này tạo hình ảnh không tốt về chiến sĩ CSGT, nói cách khác là khá phản cảm.
"CSGT xử phạt người vi phạm mà phải mở sách tìm luật, cũng giống như giáo viên lên bục giảng mà cứ giở tài liệu giảng giải cho học sinh. Và chứng kiến người giáo viên như thế, học sinh sẽ kém tôn trọng trí tuệ của giáo viên này. Trong trường hợp này, người vi phạm giao thông sẽ không tôn trọng sự hiểu biết của chiến sĩ CSGT. Mặc dù, việc mở sách luật ra không sai nhưng rất phản cảm và thiếu sức thuyết phục", Thượng tá Lê Đức Đoàn cho biết.
Thượng tá Lê Đức Đoàn nhấn mạnh: "Trước khi trở thành chiến sĩ CSGT để thi hành nhiệm vụ, chiến sĩ nào cũng đã được trải qua môi trường đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ, trình độ hiểu biết cũng như văn hóa ứng xử. Vì thế khi đi làm mà không thuộc luật thể hiện sự yếu kém về trí tuệ của người CSGT. Khi dừng xe vi phạm, phải nắm được người ta vi phạm lỗi gì, thuộc điều nào, luật nào thì mới dừng xe, giải thích cho người vi phạm hiểu rồi mới xử lý. Không có chuyện dừng xe xong mới giở sách luật ra tra".
Trước khi dừng xe vi phạm, CSGT phải hiêu chủ phương tiện phạm lỗi gì.
"CSGT thì phải luôn trau dồi nghiệp vụ, nâng cao hiểu biết các luật giao thông đường bộ. Tôi già như thế này nhưng vẫn phải học luật, xử lý sao để người vi phạm tâm phục, khẩu phục thì người ta mới không tái vi phạm", Thượng tá Đoàn hài hước.
Về việc chiến sĩ CSGT dùng dùi cui chỉ mặt người quay clip, Thượng tá Lê Đức Đoàn cho rằng, đó là việc không nên làm, bởi nó thể hiện khả năng ứng xử tình huống của chiến sĩ CSGT này kém.
"Khi đang thi hành nhiệm vụ, người vi phạm hay người dân quay clip, mình làm đúng thì cứ để họ quay. Nếu mình làm sai, ứng xử chưa khéo léo thì mới sợ. Nhưng có thể nhắc nhở người ta dừng quay chứ không nên giơ dùi cui vào mặt người dân, như thế phản cảm lắm. Trong quá trình làm nhiệm vụ, ngoài việc xử lý nghiêm vi phạm đúng người, đúng lỗi, thì chiến sĩ CSGT còn phải chú ý tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt người dân. Có như vậy, mới có được niềm tin từ người dân. Có niềm tin của người dân thì làm việc gì cũng dễ", Thượng tá Lê Đức Đoàn cho biết.
Theo vietbao
Phát hiện vụ mổ lợn chết ngay bên đường quốc lộ Trên đường chở một xe tải lợn đi tiêu thụ thì phát hiện một con lợn bị ốm chết nên chủ xe đã lập tức tấp xe vào lề đường quốc lộ rồi lập lò mổ ngay tại chỗ. Tuy nhiên hình vi này đã bị cơ quan chức năng sớm phát hiện và bắt giữ. Ngày 11 - 3, Phòng CSGT Công...