Nỗi lòng má hai
Tôi mang tiếng thở dài của má hai suốt quãng đường về. Chẳng biết bao giờ con trai và con dâu của má hai hối hận để quay về bưng cho má ly nước, chén cháo để má an ủi tuổi già.
Tôi kính má như má chồng dù má là chị của má chồng tôi. Ngày đó, bà ngoại chồng mất sớm, để con gái út mới một tuổi lại cho người con đầu 14 tuổi nuôi. Người em gái út đó, sau này là má chồng tôi. Còn người chị đó thì từ nhỏ chồng tôi đã gọi là “má hai” nên giờ tôi cũng xem như má chồng.
Tuy hai chị em ruột nhưng cuộc đời má tôi và má hai trái ngược nhau. Má hai lấy chồng sinh một người con, rồi chồng mất, để lại gia tài khá to. Chính vì thế, má và con trai phát sinh mâu thuẫn. Anh đòi gia tài chia hai, má hai tôi một nửa, anh một nửa. Nhưng pháp luật không chia như thế, thêm anh quá trẻ, mới 20 tuổi nên má không dám trao tài sản nhiều, chỉ sắm cho anh căn nhà riêng và vài công cao su.
Tôi kính má như má chồng, dù má là chị của má chồng tôi. (Ảnh minh hoạ)
Mặc cho má hai lý giải vì có một thằng con nên má phải giữ tài sản, mai này già nó cũng thuộc về con. Nhưng anh ấy không hiểu lòng mẹ, thêm xúi giục của bên nội nên ra mặt phản đối mẹ, rằng giờ má còn sống mà chia cho con có chút xíu thì mai này má chết, làm sao con có phần?
Những lời đó làm má hai như bị ai bóp nghẹt con tim. Nhưng má vẫn không nói gì, vẫn cưới vợ cho con trai rồi vẫn… nhà ai nấy ở. Con dâu của má không biết nghe chồng thế nào cũng không làm ăn gì, cùng nhau bán vườn cao su, bán cả nhà để bài bạc. Nhiều lần bọn cho vay nặng lãi tìm tới má hai, hăm dọa nếu không trả vài chục triệu này, vài trăm triệu nọ thì trong ba mươi giây má sẽ nhận được một phần thân thể của con trai. Xót con, má hai lại bỏ tiền ra… Nhưng con trai của má không vì thế mà tỉnh ngộ. Vợ chồng họ lún sâu vào bài bạc, đứa con lên 10 cũng gửi về bên ngoại nuôi.
Má chồng tôi thì khác. Lấy chồng sinh một lèo bốn người con rồi chồng… bỏ đi vì tật ong bướm. Thấy em mình gồng gánh nuôi con không nổi nên má hai đã nuôi phụ từng đứa cháu. Nhiều khi vui miệng má hay nói “tao mắc nợ má con mày hay sao á. Hồi nhỏ nuôi con mẹ, giờ già nuôi bầy con”.
Video đang HOT
Chẳng biết bao giờ con trai và con dâu của má hai hối hận để quay về bưng cho má ly nước… (Ảnh minh hoạ)
Tôi nắm chặt bàn tay héo hắt vì năm tháng của má hai an ủi rằng, đó xem như là má làm phước ạ. Má cười cầm tay tôi: “Má nói chơi thôi, người dưng còn giúp nhau được huống gì má với má chồng con là chị em ruột. Nhưng má buồn cho đời má, có đứa con dâu cũng chưa được nó bưng cho ly nước, lấy cho viên thuốc ngày nào. Còn má chồng con, cũng chỉ có một đứa con dâu, nhưng ngoan hiền, hiếu thảo, má mừng lắm”. Tôi thưa rằng, thời gian sẽ thay đổi con người, biết đâu mai này con trai và con dâu của má sẽ hiếu thảo gấp mấy lần con. Má hai thở dài: “Biết đâu… là đâu biết đó con. Giờ má đã ngoài sáu mươi, nhiều chứng bệnh tuổi già đã mang rồi. Biết bao giờ được nhờ cậy dâu con”.
Tôi mang tiếng thở dài của má hai suốt quãng đường về. Chẳng biết bao giờ con trai và con dâu của má hai hối hận để quay về bưng cho má ly nước, chén cháo để má an ủi tuổi già. Ừ thì… trong thời gian chờ họ quay về, tôi và chồng sẽ thay họ làm việc đó.
Kim Cúc
Theo phunuonline.com.vn
Mai mốt thì sao?
Hiên hỏi tôi: "Phụ nữ tuổi như mình có con được không?". Câu hỏi vang lên cùng tiếng thở dài. Vậy, Hiên mong có con không chỉ để hủ hỉ vui như những người hiếm muộn hoặc kết hôn trễ tràng, còn là để thừa kế căn nhà.
Cha mất sớm, mẹ đổ bệnh liệt giường khi Hiên bước qua tuổi băm, vừa nhận lễ hỏi của người ta. Hai bà chị chồng con đùm đề, bàn bạc thay nhau chăm sóc mẹ. Bàn hoài không xong, khó bởi lẽ không thể bỏ chồng bỏ con mà về với mẹ dài ngày được, thuê người thì không yên tâm, chưa kể tiền bạc đóng góp trả công người làm cũng là bài toán khó. Cuối cùng thì Hiên tự nguyện hoãn đám cưới, đợi mẹ khỏe hơn rồi tính.
Người bệnh liệt giường sợ nhất là một mình. Bà mẹ cứ lạnh toát người mỗi khi chồng sắp cưới của Hiên đến. Bà sợ Hiên theo chồng rồi như hai đứa con gái kia chỉ về thăm mẹ như khách, hỏi han vài câu rồi đi.
Ảnh minh họa
Và Hiên cũng không biết làm sao. Khi mới tính chuyện khoan cưới còn thấy vướng vít xôn xao trong lòng, ba năm trôi qua thành thói quen, chồng sắp cưới đến thăm chơi rồi về. Một ngày anh nói, thôi, tụi mình làm bạn bè. Hiên chỉ biết gật đầu.
Hiên trọn vẹn chữ hiếu gần hai mươi năm. Lạ lùng là vừa mới tuần trước đây, khi mẹ còn sống, Hiên vẫn mạnh mẽ bế bồng mẹ lên xe lăn đưa ra trước thềm hong nắng, vậy mà mẹ vừa nằm xuống thì Hiên mệt nhừ như bấy lâu nay sử dụng hết năng lượng của cả đời rồi. Leo chục bậc cầu thang Hiên đã thấy đầu gối nhoi nhói, xách giỏ đi chợ nấu bữa cơm cúng đông đủ chị em Hiên thấy cánh tay mỏi nhừ, trở trời một chút là nhức nhối toàn thân, phải nằm bẹp mấy ngày...
Đàn bà trung niên thì đau xương nhức khớp mỏi người là đúng rồi, hai bà chị nói, từ nay hãy tự chăm sóc mình chu đáo, đừng để lỡ mà... Câu nói bỏ lửng như sợ thốt ra thành điềm gở. Ừ, lỡ mà Hiên đổ bệnh thì lấy ai chăm sóc? Hai chị còn có chồng con, Hiên chỉ một mình. Nghe như hai chị thương Hiên lắm.
Xong xuôi tang lễ giỗ quảy tròn năm, căn nhà bán đi chia đều cho ba chị em. Trước đây, Hiên vừa chăm sóc mẹ vừa mua hàng tạp hóa về bán trong xóm kiếm tiền đi chợ, nay nhà bán rồi thì coi như xong. Không có việc làm và cũng chẳng còn chỗ ở.
Hiên sấp ngửa vay mượn thêm, tìm mua một chỗ mới. Mười mét vuông trong con hẻm nhỏ cũng gọi là nhà. Hai bà chị nói Hiên ở một mình thì mười mét vuông cũng được rồi, như nhà của chị nhìn rộng vậy nhưng chia đều diện tích cho vợ chồng con cái thì mỗi người cũng chỉ mười mét vuông chứ mấy. Còn nói, trời mà thương, nếu cái chợ ở đằng kia phát triển thêm về hướng này thì nhà Hiên lên giá là cái chắc.
Ảnh minh họa
Nói bâng quơ mà hóa thật, khu chợ lan dần về hướng con hẻm rồi thì hẻm cũng thành chợ. Căn nhà nhỏ của Hiên lên giá. Có người nói, đang còn lụp xụp thì giá chỉ nhỉnh lên vậy thôi, chứ mà Hiên có tiền lên tầng thì còn tăng gấp mấy lần.
Tôi là hàng xóm sát vách Hiên, quá gần, nên động tĩnh gì bên đó thì bên này tôi đều nghe rõ và ngược lại. Hai bà chị Hiên bàn tính, nhà ngay tại chợ mà Hiên chỉ bán chanh, hành, ớt, tỏi thì uổng quá, nên hỏi Hiên có chịu cho hai chị đầu tư làm cái gác lửng không? Chị Hai thủ thỉ, Hiên ở trên gác, cho chị thuê toàn bộ phía dưới, tiền thuê trả sòng phẳng, chỗ chị em ruột thịt mới vậy chứ người dưng thì ai mà tin tưởng kiểu đó cho được. Đợi chị Hai về, chị Ba thì thào, mười mét vuông làm quán thì ngon lành, đâu phải người dưng mà tính chuyện thuê mướn, cho Hiên hùn vốn làm ăn với chị luôn đó.
Tôi nghe giọng Hiên lí nhí, chân cẳng nhức nhiều rồi, cầu thang tầng lửng tuy vài bước nhưng mà lỡ leo trèo bị té thì biết làm sao? Thôi, cứ để em buôn bán lặt vặt cũng được.
***
Mấy đứa cháu bỗng thường xuyên lui tới thăm dì Hiên. Đứa ham chơi đi đâu đến tối hù mới về, còn mở nhạc ì xèo. Đứa chăm học thì ôm sách vở đến từ sớm, còn xách chổi ra trước quét quét, Hiên tự hào khoe: "Cháu chăm chỉ học giỏi và ngoan lắm đó". Có điều, ham chơi hay chăm chỉ học giỏi thì tôi cũng nghe chúng nửa đùa nửa thật: "Mai mốt dì Hiên cho con căn nhà này nha!".
Mới hiểu ra dạo này sao Hiên hay buồn và cáu gắt chuyện không đâu. Chẳng còn như ban đầu, mỗi khi có cháu tới Hiên lăng xăng bày ra nấu nướng...
Nguyên Hương
Theo phunuonline.com.vn
Vì sao đàn ông châu Âu thường cưới 2 chị em ruột? Đó mới là lý do chính chứ không hẳn là "mía ngon đánh cả cụm" như người ta nghĩ. Ảnh minh họa Vì sao đàn ông châu Âu thường cưới 2 chị em ruột? Theo một điều tra xã hội học của EU: Ở châu Âu các ông chồng thường có ác cảm với mẹ vợ tương tự như ở châu Á các...