Nỗi lòng khó nói khi có chồng ở rể
Ai cũng nghĩ đến những bức bí của người chồng “chui gầm chạn”, nào mấy người hiểu thấu tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” của người phụ nữ giữa một bên là nhà đẻ, một bên là chồng.
Ảnh minh họa
Lúc kết hôn, nhà chồng có định mua cho vợ chồng tôi căn nhà nhỏ để ở riêng. Nhưng “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Tôi là con gái một trong gia đình nên phải có trách nhiệm chăm lo cho bố mẹ.
Bố mẹ tôi đã có tuổi nên đôi lúc hay trách giận. Đã thế, chồng tôi lại không thông cảm lại nghĩ bố mẹ bức bách mình. Cuộc chiến “ngầm” giữa bố mẹ vợ và con rể khiến tôi ở giữa nhiều phen đau đầu nhức óc.
Chẳng nói gì lớn, ngay chuyện vặt trong bữa ăn cũng khiến tôi khó xử. Tôi thường nấu món cá tẩm bổ cho bố mẹ. Chồng tôi lại ghét đặc mùi cá.
Đang trong bữa cơm anh nói “ngửi mùi cá đã ngán ăn”. Bố mẹ vợ thi nhau quát con rể: “Mày không ngửi được thì xuống bếp mà ăn, ngồi đây làm gì”. Tôi phải kéo tay chồng lên tầng để tránh cuộc xô xát lớn. Sau chuyện đó, vợ chồng tôi xin phép bố mẹ cho ăn riêng.
Tôi vẫn nấu cơm cho cả nhà. Song tới bữa cơm thì bố mẹ tôi ăn ở tầng một, vợ chồng tôi dọn cơm lên tầng hai. Nhiều lần bố mẹ tôi bảo: “Có miếng ngon con gái gắp hết cho thằng rể”. Mặc dù, tôi đã cố gắng nấu hợp khẩu vị của bố mẹ và chồng. Tôi cũng chia đều thức ăn cho cả hai gia đình nhỏ.
Ăn riêng được gần một tháng, mỗi bữa bố mẹ tôi chỉ ăn nửa bát cơm, bỏ thừa thức ăn. Mẹ bảo tôi: “Bố mẹ buồn lắm, nuốt sao trôi, chỉ nghĩ tới con mà sống tiếp thôi”.
Tôi khóc rất nhiều trước lời tâm tình của mẹ. Tôi nịnh ngon nịnh ngọt chồng ăn chung bữa với bố mẹ. Cả nhà ăn đầm ấm được thời gian ngắn. Sau cuộc chiến trách móc, xoi mói nhau lại tiếp diễn.
Công việc của tôi bận rộn nên đi làm về muộn. Bố mẹ tôi ở nhà rảnh rỗi thường dọn dẹp nhà cửa và đi chợ. Mỗi ngày đi chợ, mẹ tôi tự thưởng cho mình nửa tiếng “vạch lưng” con rể.
Video đang HOT
Mẹ tôi kể với mấy chị bán rau: “Con gái tôi lành quá mới bị nó cưỡi cổ. Về nhà nó chỉ nằm khèo ra, không chịu làm gì. Lười biếng không chấp nhận nổi”.
Chẳng may, tiếng xấu đồn xa. Chồng tôi nghe được. Thua miếng khó chịu, anh đã đi phao tin với hàng xóm: “Mấy việc nhà thuê ôsin làm tí xong hết. Ông bà già lụ khụ “chém quăng buông rùi” thêm bừa bãi ra”.
Thiên hạ được phen cười ầm về cuộc đấu ngôn của bố mẹ vợ và con rể. Chỉ khổ cho tôi phải đi chạy khắp để thanh minh về nỗi oan của các “bị đơn”.
Nhưng nhiều lúc, tôi lỡ bênh chồng, bố tôi liền quát lên: “Sinh con gái khổ thế đấy, có chồng rồi liền quên phắt bố mẹ”. Lúc tôi đứng về phía bố mẹ, chồng tôi giận dỗi: “Bố mẹ cô coi tôi chẳng bằng chó chui gầm chạn, tôi nhục quá, không thể sống nổi ở đây”.
Chồng bắt tôi dọn ra khỏi nhà, nếu không, anh sẽ xin chuyển công tác vào văn phòng đại diện của công ty anh ở miền Trung. Tôi không thể để điều ấy xảy ra vì chúng tôi vẫn còn là vợ chồng son. Làm sao tôi sống cảnh Ngưu Lang – Chức Nữ được.
Tôi khóc lóc van xin chồng ở lại nhà. Thậm chí tôi còn cầm kéo định đâm vào tay nếu anh giữ nguyên ý định. Anh yêu tôi nên đã mủi lòng. Anh nín nhịn bố mẹ vợ cho “êm cửa êm nhà”.
Cuối tuần trước sinh nhật chồng tôi. Anh mời vài người bạn về nhà uống rượu. Vì kế hoạch nảy sinh bất ngờ nên vợ chồng tôi chưa kịp xin phép bố mẹ. Đang lúc “chén anh chén chú”, mẹ tôi bước xuống tầng nói móc: “Đàn đúm rượu chè là tài, chẳng được tích sự gì, ngữ ấy ra đường cạp đất mà ăn”.
Xấu mặt với bạn bè, chồng tôi nổi khùng lên. Anh ném chai rượu vào tường nhà. Bố mẹ tôi giận lên tầng đóng kín cửa phòng lại. Một lúc sau, bố tôi đã gọi mấy người cháu họ đến để “dạy cho thằng con rể láo xược biết lễ độ”.
Không ngờ chuyện bé lại xé ra to. Tôi phải mất mấy tiếng để giải thích cho các anh họ hiểu vấn đề. Họ thở dài ra về để người trong nhà “đóng cửa bảo nhau”.
Ai dè, tôi chưa kịp làm hòa thì bố tôi đã vứt quần áo của con rể ra ngoài cửa. Chồng tôi nóng giận nói: “Ông nghĩ ông là cái đinh gì, tôi thương con gái ông nên mới ở lại”. Chồng tôi bỏ tất cả quần áo vào valy để dọn ra khỏi nhà.
Tôi choáng váng ngất ngay xuống sàn lúc đó. Hôm sau, bác sĩ báo tôi đang mang thai. Nghĩ tới con tới cháu, bố mẹ tôi và chồng tôi đành “chín bỏ làm mười” vẫn ở cùng nhà nhưng “bằng mặt không bằng lòng”.
Vì thế dăm bữa nửa tháng, tôi lại điên đầu nghe “ca nhạc trái yêu cầu” phát ra từ bố mẹ đẻ và chồng mình. Trong khi bản thân tôi thì bụng mang dạ chửa mệt mỏi. Tôi nên làm gì khi luôn phải là người đứng giữa này? Có chị em nào trong tình cảnh như tôi thì vào chia sẻ cho tôi một lối đi để đỡ stress hơn với!
Theo VNE
Cả nhà vợ muốn tống cổ tôi ra khỏi nhà
Sau hôm đó, bố mẹ vợ còn không muốn nhìn mặt tôi. Ông bà lảng tránh tôi bất kể tôi chào hỏi, nhiều khi bà còn xỏ xiên "cái kiểu đấy chỉ muốn tống cổ ra khỏi nhà cho xong".
Chào các độc giả của mục tâm sự. Tôi năm nay 31 tuổi còn vợ tôi 28 tuổi. Khi viết những dòng này, tôi đang ở trong cảnh ở nhờ nhà vợ, đang chịu sự chì chiết, khinh miệt của toàn thể nhà vợ. Thậm chí họ còn muốn tống cổ đứa con rể là tôi ra khỏi nhà. Nhưng thực sự tôi đâu đáng bị như vậy.
Ngày quyết định cưới cô ấy, tôi cũng đã định thuê nhà ở riêng, nhưng vì bố mẹ vợ cứ nài nỉ nên tôi đành chấp nhận ở rể. Cũng từ đây, tôi và bố mẹ vợ có nhiều quan điểm va chạm nhau. Tôi thấy ông bà quá cổ hủ và sống áp đặt khiến tôi ngạt thở vô cùng.
Họ sống tiết kiệm quá mức cần thiết. Từ ngày về sống chung đôi lần tôi mời ông bà đi ăn nhà hàng, nhưng bố mẹ tôi một mực từ chối. Họ nói rằng, ăn ở nhà quen nên chỉ thích ở nhà thôi. Nếu tôi muốn thiết đãi ông bà thì mua con gà, con vịt về cho vợ tôi nấu. Nghe thế tôi cũng đành mất hứng.
Bố mẹ vợ tôi lương tháng gần 20 triệu, nhưng chi li tiết kiệm vô cùng. Những đồ dùng trong nhà của ông bà đều từ những thập niên 70 hay 80 gì đó. Nhiều lần tôi góp ý nhưng ông bà không chịu thay đổi. Vẫn cách sống bảo thủ cố hữu, từ ngày có con rể về sống, ông bà chẳng thèm trang trí hay mua sắm thêm cái gì.
Cô ấy suốt ngày kêu tôi sống khắt khe "trọng nội, khinh ngoại" (Ảnh minh họa).
Đôi khi ông còn ý ẩm tôi "Bố nghĩ thế là được rồi, đồ dùng trong nhà đều là kỷ niệm khi xưa bố muốn giữ lại, còn có mua sắm cái gì thêm thì cứ mua". Tôi nói thật, tôi có tiền nhưng tôi việc gì phải mua sắm, dù sao tôi là rể, mà rể là khách thì sao tới lượt tôi.
Tôi không cố chấp hay đòi hỏi. Nhưng một chàng rể đẹp trai, có học như tôi khối người mơ ước. Trước khi lấy vợ, cũng có nhiều cô giàu có ngỏ ý muốn cưới tôi làm chồng nhưng tôi không đồng ý. Bởi lúc đó, tôi đã yêu vợ mình hiện tại, lúc đó tôi cứ nghĩ gia đình vợ tân tiến, nếu biết cách sống thế này tôi đã không lấy cô ấy làm gì.
Tiền tôi kiếm được mỗi tháng tôi đưa vợ 2 triệu để chi tiêu, còn bao nhiêu tôi đút sổ tiết kiệm phòng thân và gửi về quê cho bố mẹ tôi xây nhà, mua đất. Tôi nghĩ như thế là làm tròn trách nhiệm của mình rồi. Nhưng vợ tôi không nghĩ vậy. Cô ấy suốt ngày kêu tôi sống khắt khe "trọng nội, khinh ngoại". Nghe thế, máu điên nổi lên vợ chồng tôi cãi nhau to. Bố mẹ vợ thấy vậy, chạy vào can ngăn nhưng thấy tôi hùng hổ nên đành thôi.
Cũng từ hôm đó, ông bà có thái độ với tôi ra mặt. Trước đây ăn uống mẹ vợ thường gắp thức ăn cho tôi, nhưng từ hôm đó bà cũng không thèm để ý tôi ăn gì nữa. Còn bố chồng thi thoảng ông buông 1 vài câu giễu cợt chê tôi nghèo, ông còn ý ẩm rằng tôi cứ giả vờ giàu có thế chứ thực ra chẳng có gì.
Để chứng minh cho ông bà, tôi đã quyết định mua chiếc xe hơi gần 700 triệu đồng. Thi thoảng cuối tuần tôi lại chở ông bà ra ngoại thành vui chơi. Cũng từ hôm đó, ông bà thay đổi cách nhìn về tôi, nhưng rồi mọi chuyện chẳng được bao lâu khi em trai vợ về sống cùng.
Từ ngày về, em trai vợ thi thoảng đi khách hàng này nọ lại mượn xe ô tô của tôi để đi. Hết lần khác em cứ ỉ ôi "Anh rể cho em mượn em thể hiện với. Em hứa sẽ giữ gìn cẩn thận chiếc xe yêu quý của anh". Nói thật chứ, tôi không tiếc xe, nhưng tôi chỉ sợ cho em vợ mượn nhỡ có cơ sự gì thì tôi không chịu nổi trách nhiệm. Có đôi lần tôi từ chối, em vợ lại đem chuyện nói với bố mẹ vợ... Thế là họ cứ đưa tôi ra xầm xì, trách móc này kia. Tôi cũng mệt lắm, nhưng biết làm thế nào được.
Đang đau đầu vì không biết đối phó thế nào với em vợ thì sáng nay, khi tôi đang vội cuộc họp với ban giám đốc thì mẹ vợ hớt hơ hớt hải chạy vào bảo tôi "Tuấn ơi, con sang chở cô Mi nhà hàng xóm tới bệnh viện với, cô ấy đang đau bụng dữ dội. Mau giúp mẹ, người ta cả năm mới nhờ vả một lần từ chối cũng ngại". Tôi thật sự khó xử lắm, nhưng tôi đang vội một phần tôi không muốn dính dáng tới phụ nữ vào buổi sáng.
Liệu có phải tôi đúng như lời bố mẹ vợ nói tôi là đứa con rể không biết điều hay không?(Ảnh minh họa).
Vì thế, tôi nói mẹ vợ là tôi đang vội, bà gọi tôi lại và nói "Mẹ nhận lời giúp rồi, thôi con giúp làm đẹp mặt cho bố mẹ". Quay sang bố chồng cũng đang nhìn tôi ánh mắt "nhờ vả", nhưng tôi đã từ chối rồi phóng xe đi thẳng.
Chiều nay đi làm về, bố mẹ vợ còn không muốn nhìn mặt tôi. Ông bà lảng tránh tôi bất kể tôi chào hỏi, nhiều khi bà còn xỏ xiên "cái kiểu đấy chỉ muốn tống cổ ra khỏi nhà cho xong", tôi nghe tiếng bố vợ cười mỉa. Tôi sợ con rể bị đuổi ra khỏi nhà thì mang tiếng lắm!
Còn vợ tôi cũng không chịu hiểu, cô ấy cũng giận dỗi, nói đi nói lại chuyện đó. Giờ tôi thật sự đau đầu lắm, tôi không biết nên làm thế nào trong tình huống này nữa. Liệu có phải tôi đúng như lời bố mẹ vợ nói tôi là đứa con rể không biết điều không?
Theo Khampha
Ở rể mà thấy vợ suốt ngày cãi nhau với bố mẹ Thời gian đó, vì em, tôi cố gắng làm việc thật tốt nhưng lúc nào tôi cũng mặc cảm, tôi lo sợ em sẽ vì tôi nghèo mà sau này thay lòng hay gì đó. Ái ngại vì ở rể Ngày đó tôi yêu em, người con gái thành phố xinh đẹp, dịu dàng. Tôi đã bị mê đắm vì sắc đẹp của...