Nỗi lòng của trai muộn vợ
Mải mê thăng tiến, đóng cửa tình cảm, không lẽ bạn muốn trở thành người cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?
Nhận được thiệp mời đám cưới của thằng bạn thân đầu tháng sau cưới vợ, Trung tự nhiên thấy buồn: “Thế là nhóm bạn cùng lớp đứa nào cũng đã lập gia đình, chỉ còn mình vẫn phòng trống cô đơn”.
Sau khi tốt nghiệp ĐH, Trung bám trụ thủ đô làm nhân viên kinh doanh của một công ty điện tử Nhật. Tích cóp mãi cũng tậu được căn nhà nhỏ ở ngoại thành. Trung quan niệm “an cư lập nghiệp” rồi hẵng tính chuyện vợ con.
Giờ đã tuổi ba lăm, Trung vẫn để nhà cho mấy đứa cháu dưới quê lên ở cùng. Bởi một lẽ: “Mình giờ lương chưa đủ ăn, không dám đèo bòng”.
Còn Hải quê Nam Định ở cùng với cô em gái, đã gần bốn mươi mà không hề tính chuyện vợ con. Cô em gái lúc nào cũng sốt ruột, lo lắng cho anh trai. Đầu tháng đều đặn, Hải gửi lương nhờ em giữ để dành cưới vợ, rồi cứ rút dần, chưa cuối tháng đã hết.
Tối nào không đi tiếp khách công việc, Hải lại tụ tập với lũ bạn cùng quê uống rượu, khuya mới mới về, say rồi lảm nhảm: “Đời là mấy!”.
Video đang HOT
Nhiều lần, cô em gái nặng lời với anh: “Bằng này tuổi rồi, không lo lắng cho gia đình gì hết. Anh có biết bố mẹ thế nào không? Anh phải tu chí làm ăn mà cưới vợ chứ. Cứ thế này ai dám lấy”. Hải cáu: “Cô là em hay là chị tôi hả? Tôi lớn rồi, làm gì thì mặc tôi”. Cô em gái tức, bỏ sang nhà bạn mấy ngày sau mới về.
Kiên là trai Hà Thành chính gốc, có bằng thạc sĩ, lại là giảng viên ĐH. Học trò nhiều thế hệ ra trường thỉnh thoảng về thăm lại hỏi vui: “Thầy bao giờ lấy vợ”. Kiên đỏ mặt, lảng tránh: “Khoa nhiều con gái quá, thầy không biết chọn ai. Giờ vẫn hội độc thân”.
Sau giờ làm việc, Kiên tụ tập với cánh bạn hồi học đại học, cuối tuần nào cũng lang thang quán xá hoặc đi du lịch. Nhiều lúc cũng thấy cô đơn.
Thành đạt trong công việc bao nhiêu, Hưng lại thất bại trong tình yêu bấy nhiêu. Đã trải qua hai ba mối tình, đến giờ vẫn cô đơn. Cô nào đến với Hưng cũng ra đi vì “anh quá mải mê công việc”.
Hiện làm giám đốc cho công ty tin học của riêng mình với hơn hai chục nhân viên, lúc nào Hưng cũng bù đầu. Từ hồi lập công ty, anh không còn thời gian lo chuyện riêng tư. “Sáng nào thức dậy cũng phải nghĩ xem làm gì ra mấy chục triệu để lo tiền ngân hàng, tiền chi trả cho nhân viên. Giám đốc ai bảo sướng!”.
Bao giờ thành hôn?
Những chàng trai ở tuổi ngoài ba mươi độc thân ngày càng nhiều. Hoàng, một nhân viên ngân hàng tự hào: “Phòng mình có tới năm thằng chưa vợ. Con trai thì chẳng bao giờ sợ ế”.
Hưng cuốn theo công việc, rồi đến lúc chợt nhìn lại đã thấy mình bỏ lỡ nhiều cơ hội. Ngày cuối tuần, trong khi nhân viên công ty rối rít hẹn hò, anh một mình trong phòng, sợ nhất là ngày nghỉ không biết đi đâu, bạn bè đứa nào cũng có gia đình, còn mình thui thủi. Những lúc đó, Hưng chỉ còn biết cặm cụi bên máy tính.
Mải mê thăng tiến, đóng cửa tình cảm, không lẽ bạn muốn trở thành người cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?
Theo VNE
Phút ăn năn của kẻ "thanh toán" nhầm người
Phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Bảo Ngọc (tự Bốt, SN 1988) và đồng bọn về tội "Giết người" được TAND tỉnh Kon Tum xét xử lưu động tại Trung
Phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Bảo Ngọc (tự Bốt, SN 1988) và đồng bọn về tội "Giết người" được TAND tỉnh Kon Tum xét xử lưu động tại Trung tâm triển lãm tỉnh thu hút sự tham gia của hàng trăm người dân đến dự khán. Vụ án gióng lên hồi chuông cảnh báo về những băng nhóm côn đồ trẻ với cách hành xử theo kiểu xã hội đen "máu lạnh"...
Nguyễn Bảo Ngọc sinh ra trong một gia đình nông dân tại thôn 4, xã Đắk Cấm, Tp. Kon Tum. Bảo không chú tâm học hành, mới đến lớp 9, y bỏ ngang, suốt ngày tụ tập với nhóm bạn xấu, thường gây hấn đánh nhau. Ngọc là đàn anh của Trần Thanh Tùng (SN 1993, ngụ tại đường Trần Nhân Tông, phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum), Mai Anh Dũng (tự Lì, SN 1992), Bùi Hữu Nghĩa (SN 1993, ngụ tại phường Trường Chinh, Tp. Kon Tum). Trong một lần ngồi chơi điện tử, nhóm của Tùng mâu thuẫn với một số thanh niên do Nguyễn Quốc Vỹ cầm đầu. Hai bên từng ném đá qua lại và đe dọa sẽ thanh toán nhau.
Đêm 16/12, nhóm của Tùng đi ngang qua ngã tư Ngô Quyền thì gặp Vỹ và nhóm bạn đang ngồi chơi. Do "quân số" của nhóm Tùng hùng hậu hơn nên nhóm Vỹ liền tháo lui. Sau đó, nhóm Vỹ quay lại nhà Tùng, dùng đá ném vỡ kính để trả đũa. Tùng đang ngồi nhậu cùng các "chiến hữu" bỗng nhận được điện thoại của mẹ báo có người đến nhà đập phá. Biết nhóm Vỹ ra tay, Tùng, Nghĩa liền chuẩn bị hung khí, gọi điện cho Nguyễn Bảo Ngọc đến "yểm trợ". Cả bọn đến nhà Vỹ tìm nhưng không gặp đối thủ.
Ảnh minh họa
Chúng liền tỏa đi các quán internet, quyết thanh toán Vỹ. Sau một hồi sục sạo, chúng quay về nhà Vỹ phục kích. Trong lúc đang đứng chờ, chúng trông thấy anh Đặng Văn Hồng (SN 1991) từ bên đường Kơ Pa Kơ Long đi ra. Anh Hồng thấy nhóm của Ngọc cầm tuýp sắt, mặt đằng đằng sát khí nên hoảng sợ bỏ chạy. Cả bọn tưởng anh Hồng là Vỹ nên hô lên: "Nó kia rồi" và cùng nhau truy đuổi. Cả bọn nắm áo vật Hồng xuống đánh tới tấp. Tùng quát: "Có phải mày đập vỡ kính nhà tao không?". Hồng van xin: "Em không biết gì hết, các anh nhầm người rồi, xin tha cho em". Thấy vậy, Bùi Hữu Nghĩa đấm, đạp liên tục vào người anh Hồng. Mai Anh Dũng cầm nón bảo hiểm đập vào đầu anh Hồng.
Bà Đỗ Thị Vân (là hàng xóm của anh Hồng) thấy ồn ào liền ra can ngăn nhưng Ngọc và đồng bọn không nghe, quyết định đưa anh Hồng đến một địa điểm khác để tiếp tục tra tấn nạn nhân. Đến đoạn nhà thờ Phương Nghĩa trên đường Lý Tự Trọng, cả bọn dùng tuýp sắt để hành hạ anh Hồng. Bị đánh đau, anh Hồng ráng bỏ chạy nhưng bị Tùng đuổi theo đập liên tục vào đầu khiến anh Hồng gục xuống đường. Mặc dù nạn nhân đang nguy kịch nhưng Ngọc vẫn chỉ đạo: "Chở nó lên phi trường" để tiếp tục đánh. Tại phi trường, bọn chúng thay nhau đánh đập anh Hồng khiến nạn nhân gục xuống bất động. Dù nạn nhân không còn khả năng chống cự nhưng Ngọc vẫn nhằm đầu anh Hồng đánh thêm nhiều nhát rồi bọn chúng mới bỏ đi. Tuy nhiên, khi đã về được một đoạn, Ngọc đề xuất: "Hay ta quay lại đánh cho nó chết luôn?" nhưng đồng bọn im lặng nên cả nhóm tiếp tục đi nhậu. Sáng hôm sau, Công an phát hiện thi thể anh Hồng nên khởi tố vụ án, nhóm Ngọc, Tùng, Nghĩa, Dũng đã lần lượt ra đầu thú.
Tại phiên tòa lưu động, Ngọc và đồng bọn khai nhận toàn bộ hành vi giết anh Hồng để trả thù việc nhà Tùng bị ném vỡ kính. HĐXX nhận định: Bị cáo Ngọc không liên quan gì đến việc xảy ra tại nhà Tùng nhưng khi nghe gọi đi đánh nhau, Ngọc vẫn tích cực tham gia. Khi thấy anh Hồng, chính Ngọc hô lên "nó kia kìa" và là người đầu tiên đuổi bắt anh Hồng. Mặc dù anh Hồng nhiều lần nói rõ anh không liên quan nhưng với bản chất côn đồ, Ngọc vẫn tổ chức, khởi xướng việc đưa anh Hồng đi đến các địa điểm khác nhau để thực hiện tội ác một cách hung hăng, tàn bạo nhất. "Chính bị cáo là người đánh anh Hồng đến chết, cũng chính bị cáo đề xuất quay trở lại đánh nạn nhân cho chết luôn. Do đó, cần áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "cố tình thực hiện tội phạm đến cùng" đối với bị cáo". Dường như ý thức được hình phạt sẽ rất nghiêm khắc, Ngọc đã tỏ thái độ ăn năn hối hận: "Bị cáo sai rồi, tất cả là do bản tính hiếu thắng, côn đồ nhưng xin cho bị cáo một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm".
Các bị cáo Tùng, Nghĩa, Dũng đều phạm tội khi đang ở tuổi vị thành niên. Mặc dù đang ở độ tuổi phải cắp sách đến trường nhưng các bị cáo sống ngông cuồng, cha mẹ lại thiếu quan tâm giáo dục nên sớm tụ tập thành băng nhóm, hành xử bất chấp pháp luật. HĐXX tuyên phạt Ngọc mức án tử hình, Tùng 17 năm tù, Dũng và Nghĩa 16 năm tù. Vị Thẩm phán trăn trở: "Mức án trên nhằm giáo dục người dân ý thức tuân thủ pháp luật, đặc biệt là các bậc cha mẹ rút kinh nghiệm trong việc quản lý, giáo dục con cái đang ở độ tuổi vị thành viên đang bị nhiều cám dỗ, sa ngã trong môi trường xã hội hiện nay".
Theo vietbao
Khắc Việt chưa vội viết nhạc 'khó nghe' "Tại sao tôi lại phải tìm đến ngay một lối viết nhạc khó nghe, khó hiểu để chứng minh rằng mình đã thay đổi, khi sự thay đổi này không đem lại hiệu quả thực tế như những ca khúc mà bạn cho là dễ nghe dễ thuộc?", nhạc sĩ - ca sĩ Yên Bái tuyên bố. Sẽ có liveshow vào năm 2013...