Nỗi lòng của những ông chồng bị vợ “ngược đãi”
Trong xã hội hiện đại, chuyện những người gây ra bạo hành trong gia đình là phụ nữ nghe tưởng hoang đường, nhưng “Chúng tôi đang bị ngược đãi trong chính gia đình mình”, anh Lâm, một cán bộ ngân hàng cho biết.
Chúng ta thường được nghe, nhìn, đọc thấy những chuyện bạo hành phụ nữ trong cuộc sống: phụ nữ bị ngược đãi về tinh thần, thể xác, kinh tế, tình dục…
Nhưng trong xã hội hiện đại, ít ai đề cập đến chuyện những người gây ra bạo hành trong gia đình lại là phụ nữ. “Chúng tôi đang bị ngược đãi trong chính gia đình mình”, anh Lâm, một cán bộ ngân hàng cho biết.
“Bạo hành” từ giấc ngủ đến bữa ăn
“Là đàn ông, tôi ghét nhất những thằng đánh vợ, ghen tuông rồi dằn hắt, sỉ nhục vợ. Người ta từng nói phụ nữ cần được nâng niu và không ai được đánh họ dù là bằng… một cành hoa. Nhưng nói thật, chính phái yếu, giờ đang dùng đặc quyền của mình để “tra tấn” cánh đàn ông chúng tôi. Nếu nói bạo hành bao gồm những mặt về thể xác, tinh thần, kinh tế, tình dục… thì có lẽ, chúng tôi cũng nhận đủ”, anh Lâm tâm sự đầy bức xúc. Tâm sự của anh Lâm cũng chính là “tiếng kêu” mà nhiều người đàn ông muốn bày tỏ. Trước đây, ai cũng nghĩ chỉ có các bà vợ mới hay ngồi than phiền chuyện gia đình, chồng con. Các ông chồng, có cậy răng cũng không bao giờ biết được họ đang gặp vấn đề gì, thì giờ đây trong các bữa nhậu, trong các quán cà phê có thể nghe tiếng than vãn của đàn ông về sự “tra tấn” của vợ với mình.
Sáng nọ, anh Phong (ngõ 135 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội) đi làm với dáng vẻ phờ phạc. Lần đầu tiên, anh kể cho tôi nghe về việc mất ngủ của mình. Mấy tuần nay, đêm nào vợ anh cũng “tra tấn” anh trước lúc đi ngủ. Nguyên nhân vì chị muốn anh dứt khoát trong việc ai là người nuôi mẹ trong số năm anh em. Chị nói, nếu góp tiền nuôi mẹ hàng tháng, chị sẽ không đưa thiếu một đồng nhưng ở cùng thì không. “Mẹ anh ngày càng đổi tính, giữ của khư khư như trẻ con. Hôm nào cũng mới 3, 4h sáng đã dậy lục đục không ai ngủ được. Em sợ nhất kiểu ăn rồi lại bảo chưa ăn của mẹ. Nói thật, mẹ mà ở cùng chắc em là người chết trước!” – những nội dung ấy đêm nào chị cũng rả rích, lúc nhặt lúc thưa, khi nhẹ nhàng khi kiên quyết làm anh suy nghĩ bạc cả tóc. Thương mẹ, anh không dám nói sợ bà tủi thân, nể vợ anh đành im lặng không dám nói một lời. Đôi mắt thâm quầng, anh nói: “Tôi chỉ hy vọng, vài bữa nữa vợ tôi sẽ nghĩ lại, thương mẹ, yêu chồng. Nếu được thế thì dù bị tra tấn, mất ngủ như bây giờ tôi cũng cố chịu”.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Chúng ta thường được nghe, nhìn, đọc thấy chuyện đàn ông là đối tượng hay bạo hành phụ nữ nhưng gần đây, các phương tiện truyền thông đã đề cập đến hiện tượng phụ nữ đang ngược đãi chồng. Theo một cuộc điều tra nhỏ không chính thức của chúng tôi với các đồng nghiệp, bạn bè và người thân là nam giới, đàn ông rất hay bị ngược đãi về tinh thần vào các bữa cơm và nhất là trước khi ngủ. Đối với anh Phan Huy (ngõ 20, đường Mỹ Đình, Hà Nội) điều anh sợ nhất là đối diện với vợ trong mỗi bữa cơm. Dường như những bực dọc, ấm ức, những khó khăn thiệt thòi trong cuộc sống, vợ anh đều mang ra “tổng kết” vào lúc này. Nhà cửa chật chội, mưa to nước thấm vào nhà; con cái đi học tốn kém; cái tivi tiếng lúc to lúc nhỏ, hỏng điều khiển từ xa; quần áo của vợ đã cũ mà chị chẳng dám may lấy một bộ để ra đường cho tử tế, v.v… Những lúc như thế này, anh thường cúi gằm xuống ăn thật nhanh để thoát khỏi tình trạng ức chế khó diễn tả. Anh luôn cảm thấy bứt rứt, thấy mình vô tích sự và có lỗi trước những vất vả mà vợ mình đang mang.
Thực tình, anh cũng đã cố gắng hết sức nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế cho vợ nhưng kết quả vẫn chưa như mong muốn. “Tôi luôn thầm cảm ơn vợ đã chịu thương, chịu khó chăm lo cho chồng con, nhưng giá như cô ấy thông cảm, chia sẻ và ít “tâm sự” vào bữa cơm thì có lẽ tôi đã là người có diễm phúc nhất cuộc đời này”, anh Huy nói.
Nỗi đau câm nín
Anh Đặng Phương, trợ lý giám đốc cho một công ty truyền thông thường bị vợ lục túi và tra hỏi về các nguồn thu nhập. Hôm nào anh về muộn vì công việc, chị luôn gọi điện kiểm tra. Nếu hôm đó không có phong bì hoặc thù lao bồi dưỡng, thì chị cho là anh “đi ngang về tắt”. Tiếng cằn nhằn, chì chiết của chị đeo đẳng anh từ lúc về đến lúc ngủ. Có lúc, anh tức quá hét lên và đập bất cứ đồ gì ở ngay cạnh mình thì lại bị hàng xóm hoặc tổ dân phố nhắc nhở. “Mình làm là người làm về công tác truyền thông, thỉnh thoảng xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thế mà về nhà không thể tìm lấy một chút bình yên, còn bị láng giềng nhắc nhở như một kẻ thiếu văn hóa, thật xấu hổ hết biết”, anh Phương nhăn nhó.
Video đang HOT
Còn anh Chiến, một người bạn của anh Phương đang công tác ở một nhà xuất bản thì phải đối phó với vợ theo “phương án” khác. Chỉ vì không chịu được sự phàn nàn của vợ nhất là khi chị thường lấy sự thành đạt, đầy đủ về vật chất của những người hàng xóm để ám chỉ sự yếu kém của anh nên tối nào, anh cũng lang thang khắp xóm đến khuya mới về. Cũng từ những buổi tối lang thang như thế, anh đã nướng hết số tiền mà anh vất vả kiếm được vào các canh bạc đỏ đen…
Không bị tra tấn bởi những “bản tình ca” cơm áo gạo tiền, nhưng anh Ngọc Giang, Giám đốc công ty Ngọc Linh lại gặp những chuyện “không biết chia sẻ cùng ai” của vợ. Hằng ngày, vợ anh có “thú vui” để dành tất cả những chuyện diễn ra trong ngày mà chị được nghe, được chứng kiến về kể với chồng. “Hôm nay, nhà lão Tú mua chiếc Piagio cho vợ đẹp lắm. Mụ vợ lão thế mà sướng, xấu như ma thế mà vớ được ông chồng ra trò, chiều vợ hết ý”; “Này con bé ăn mặc xanh đỏ, tím vàng cạnh nhà mình hôm nay bị một bà đến đánh ghen đấy. Cái con trông hâm hâm thế mà ghê phết, nghe đâu chồng bà ta mê mệt cứ nhất quyết đòi bỏ vợ để lấy nhân tình”; “Bà Tuyết xóm mình ngày nào cũng lô đề cờ bạc, thế mà chồng con chẳng ai dám chê bà một câu”,…
Anh Giang nói, vợ anh đảm đang, nấu ăn ngon, chăm sóc nhà cửa thì miễn chê, song nếu chị tha cho anh một ngày, để anh ngủ một giấc yên lành, không phải nghe tất cả những thứ “trời ơi đất hỡi” thì quả là người vợ tuyệt vời. Trong cuộc sống gia đình không tránh khỏi những khó khăn về vật chất, cũng như những mâu thuẫn thường ngày, nhưng bữa ăn và giấc ngủ được coi là yếu tố quan trọng chứa đựng nhiều giá trị của hạnh phúc gia đình. Nếu bạn không được ăn một bữa cơm đầm ấm, ngủ một giấc ngủ thanh thản, liệu nơi đó có còn là mái nhà, là tổ ấm? “Những người đàn ông có được diễm phúc trên không phải là nhiều, chúng tôi mong rằng các những người vợ hãy vun đắp hạnh phúc gia đình bằng tấm lòng vị tha, sự kiên nhẫn và những đức tính quý báu của người phụ nữ. Đừng biến chúng tôi thành những người đàn ông bị ngược đãi trong chính ngôi nhà của mình”, anh Đặng Phương tha thiết nói.
Ngày nay, không ít đấng mày râu mong muốn có được sự hăng hái đi làm vào buổi sáng và hăm hở về nhà vào buổi chiều bên mâm cơm ấm cúng. Người bạn tôi là một người chồng diễm phúc, anh được vợ chăm lo chu đáo từ bữa ăn đến giấc ngủ, đã tâm sự: “Gần 20 năm chung sống, tôi thực sự cảm ơn sự chu đáo của vợ mình. Có những lúc, gia đình khó khăn, thiếu thốn, vợ tôi tần tảo làm thêm nuôi con ăn học mà chưa một lần kêu ca, trách móc chồng. Chính vì vậy mà đi công tác xa, tôi chỉ mong mau chóng về nhà ăn bữa cơm vợ nấu, ngủ giấc ngủ yên bình. Vậy mà có lần, tôi vô tâm ngủ say trong khi vợ mình mệt trằn trọc, bị đau vật vã mà không dám kêu chồng. May mà tôi chợt thức giấc đưa vợ đi khám phát hiện kịp thời đau ruột thừa. Tôi thấy thương cô ấy quá, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến người khác…”
Theo Ngoisao
Ngán tận cổ vì vợ biến từ hoa khôi thành Thị Nở
Sau 5 năm kết hôn và nhất là sau khi sinh con, vợ tôi từ một cô gái xinh nhất nhì trường đại học trở nên thảm hại như Thị Nở vì quá lôi thôi. Điều này khiến tôi thấy ngượng và ngán tới tận cổ.
Chào bạn Trần Đức Trí với tâm sự: Sai lầm lớn nhất trong đời của đàn ông là lấy vợ! Đọc tâm sự của anh, cùng cánh đàn ông với nhau, tôi rất thông cảm với nỗi niềm của anh dù tôi thấy nhiều comment phía dưới lên án, chửi bới anh khá nhiều. Tôi cũng có chung quan điểm với anh, lấy vợ là một sai lầm lớn.
Tôi yêu và cưới Loan - một cô gái xinh xắn gần nhất trường Đại học nơi chúng tôi theo học. Thời ấy, tôi cưa cẩm nàng còn khiến nhiều người ghen tị cho rằng tôi là người háo sắc. Thực sự không phải như vậy. Ngoài sắc đẹp, tôi đã bị Loan chinh phục bởi sự khéo léo, chỉn chu và chăm chỉ.
Khi đi bên cô ấy, tôi rất tự hào. Tôi tự hào không phải chỉ vì nhan sắc mà tự hào vì công dung ngôn hạnh của vợ. Thế nhưng, tôi không thể tưởng tượng nổi tại sao sau 5 năm chung sống và nhất là sau khi sinh con xong, cô ấy lại thay đổi 180 độ đến như vậy.
Vợ tôi thay đổi từ hình dáng đến lời ăn, tiếng nói. Điều này khiến tôi nhiều khi thấy chán ngắt mỗi khi lê lết về nhà sau giờ đi làm. Thậm chí vô tình có ai xem được ảnh của vợ tôi trước đây so với bây giờ, người nào cũng phải thốt lên "Đây là cái Loan đây á?" hay "Sao sinh con xong, cái Loan từ thiên nga lại hóa vịt bầu thế này?".
Trước đây, dù không ăn diện nhưng khi ra đường, cô ấy luôn ngắm trước, trông sau rất cẩn thận và chỉn chu. Có đeo kính lúp lên soi, tôi cũng chẳng bao giờ phát hiện ra vết bẩn hay vết nhầu nhĩ trên quần áo của cô ấy.
Đầu tóc không được vuốt gel cầu kỳ nhưng rất gọn gàng, sạch sẽ và bắt mắt. Cơ thể của vợ thì thơm tho. Nói tóm lại, trong mắt tôi, cô ấy giản dị, gọn gàng nhưng hấp dẫn.
Thế nhưng bây giờ, mọi điều tốt đẹp đó bỗng chốc biến mất như chưa hề tồn tại. Vợ tôi thê thảm tới mức dù là người giỏi tưởng tượng, tôi cũng chẳng thể hình dung ra.
Nàng hoa khôi của tôi bây giờ lôi thôi lếch thếch như Thị Nở. Gương mặt cô ấy không xấu đi nhưng cách ăn mặc, nói năng bỗng dưng "biến thái" một cách rõ rệt. Không những thế, cô ấy còn hay gắt gỏng, thái độ mỗi khi tôi góp ý.
Nhìn gái công sở ngon lành là thế, chỉ cần nghĩ đến vợ là tôi đã thấy ngán tới tận cổ. Có đôi lần tôi tự nhủ hay mình đi bồ cho xong việc (Ảnh minh họa)
Sau khi sinh con, vợ tôi sồ sề hơn. Nếu giữ được đức tính chỉn chu như trước kia, chắc chắn, cô ấy vẫn biết phải mặc đồ gì, phối màu thế nào cho hoàn hảo nhất. Nhưng như vậy, chắc tôi chẳng phải chán đời mà kêu than lên đây. Ngược lại, vợ tôi có tư tưởng "muốn ra sao thì ra, kiểu gì chẳng xấu".
Không biết có phải vì mải chăm sóc con hay vì lười, quần áo cô ấy mặc toàn quần áo cũ và bị con tè cho đến khai nức mũi mới chịu chạy đi thay. Tôi ý kiến thì cô ấy gạt đi bảo, giờ con nhỏ, chăm thay quần áo như ngày trước thì thay bao nhiêu cái quần cho vừa. Chưa kể, em còn tặc lưỡi "Có con nhỏ, làm sao mà ăn diện được"!
Trước đây, quần áo thay ra là vợ tôi cũng toàn ngâm và giặt luôn trong ngày. Giờ đây, công việc bận hơn thì phải nên vợ tôi sinh thói quen chất đống quần áo. Phải 2-3 ngày cô ấy mới chịu ngó ngàng tổng kết 1 lần mặc kệ chúng bốc mùi hôi hám đến thế nào.
Không phải tôi ngoa ngoắt nhưng thú thực, nhiều lúc nhìn vợ lôi thôi mà tôi cám cảnh. Tôi nghĩ thứ cô ấy đang mặc trên người là mớ giẻ lau chứ không phải là quần áo. Chân tay cô ấy lúc nào cũng bẩn thỉu, móng tay luôn đen kịt vì nhặt rau, nấu nướng và vì những cái gì nữa thì tôi chịu.
Nhiều người ở nhà ăn mặc bô nhếch nhưng khi ra đường lại "đứng dậy sáng lòa" ngay. Ngay cả cái hình thức này vợ tôi cũng không thèm để ý. Ngay cả khi ra chợ mua thức ăn, cô ấy cũng diện nguyên bộ đồ màu cháo lòng.
Giờ kể đến đầu tóc của vợ mới thực sự là thảm họa. Tôi thề là có những khi 2 ngày vợ tôi mới chải đầu một lần. Bình thường, mỗi khi thức dậy, cô ấy dùng tay cào cào vào đầu vài cái rồi lấy chun buộc túm lên như Samurai. Gọn gàng hơn thì cô ấy búi cao lên như bà cụ già buôn rau ngoài chợ.
Bực mình nhất là khi ra ngoài, cô ấy không buồn mặc áo lót. Khi bị tôi phàn nàn, cô ấy gắt lên "đi ra chợ có 5 phút rồi về ngay, có gì mà loạn cả lên thế. Mặc vào, tới khi con đòi bú thì làm sao cởi ra kịp. Mà bà mẹ nuôi con nhỏ nào chẳng vậy". Thế là cô ấy còn quay ra trách tôi kĩ tính, soi mói. Cô ấy thách tôi "Anh thử mang bầu, sinh con đi rồi hãy nói nhé".
Ừ thì thông cảm nhưng tôi làm sao mà chịu được mùi sữa nhỏ ri rỉ trên áo cô ấy. Nếu mới nhỏ, mùi sữa vẫn thơm ngậy. Nhưng cái áo cô ấy mặc cả ngày, mùi sữa trở nên hôi tanh, nồng nặc.
Đọc đến đây, có lẽ các bạn cùng phe với vợ tôi sẽ tặng cho tôi cả "rổ đá". Các bạn sẽ cho rằng tôi là kẻ ích kỷ, chỉ biết sướng mắt mình mà không biết lo lắng, chia sẻ và thông cảm khó khăn, vất vả với vợ.
Thực tế, tôi phụ cô ấy rất nhiều việc. Từ thay tã cho con, tắm cho con, nấu cháo, dọn dẹp,... tôi đều làm hết. Tôi chỉ đầu hàng việc cho con bú hộ vợ mà thôi. Nói vậy để các bạn thấy, cô ấy không quá vất vả tới mức để bản thân bê tha đến như vậy.
Mới hôm qua thôi, tôi xấu hổ đến mức chỉ muốn kiếm cái lỗ nào mà chui xuống. Anh bạn thân đến thăm gia đình, thấy vợ tôi thê thảm quá mức, anh ấy ghé vào tai tôi trách: "Mày chăm sóc thế nào mà vợ mày xuống dốc thế kia?".
Tôi sượng sùng lắm. Ừ thì tại tôi. Nhưng tôi có thể làm gì được hơn đây? Công việc nhà tôi đã chia sẻ hết mức với cô ấy. Tôi nhiều lần khuyên cô ấy phải chú ý đến bản thân hơn. Thế nhưng mọi việc đâu vẫn hoàn đó. Vợ tôi vẫn trơ trơ như tượng đá. Cô ấy luôn hát bài ca "làm mẹ vất vả, tình yêu phải dồn hết cho con. Tới khi con lớn hơn mới chăm sóc bản thân được".
Nhưng tôi sợ rằng, tới khi con tôi lớn, cái tính lôi thôi, luộm thuộm bê tha đã ngấm và máu vợ mất rồi. Mỗi lần nhìn thấy vợ, đầu óc tôi như muốn bốc hỏa.
Tôi phải làm gì bây giờ? Chấp nhận cô vợ lôi thôi, bô nhếch hay tìm cách nào để vợ tự nguyện thay đổi? Tôi làm việc tại một ngân hàng. Không phải nói chắc các bạn cũng hình dung ra, đó là nơi nhiều trai đẹp, gái xinh, quần áo là lượt thơm phức.
Nhìn gái công sở ngon lành là thế, chỉ cần nghĩ đến vợ là tôi đã ngán tận cổ. Có đôi lần tôi tự nhủ hay đi bồ cho xong việc.
Mong độc giả cho tôi một vài lời khuyên trong hoàn cảnh này với. Dù chán vợ nhưng tôi vẫn yêu gia đình nhỏ bé của tôi lắm, đi bồ chỉ là một suy nghĩ thoảng qua của tôi thôi.
Theo Ngoisao
Phụ nữ ảnh hưởng đến đàn ông như thế nào Khi một người phụ nữ ở trong trái tim bạn, cô ấy có thể làm con người bạn thay đổi theo hướng tích cực: Chung thủy hơn, cư xử nhã nhặn và lịch thiệp hơn. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã đo nhịp tim của 32 cặp đôi nhìn nhau trong vòng 3 phút mà không chạm...