Nới lỏng cách ly xã hội, nguy cơ nhiễm Covid-19 sẽ cao hơn
Dịch Covid-19 đã giảm nhanh, Chính phủ đã quyết định nới lỏng cách ly xã hội. Tuy nhiên, khi nới lỏng cách ly, mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh ở mức cao hơn, tuyệt đối không lơ là chống dịch.
Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 sẽ cao hơn
Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã bùng phát dữ dội trên toàn cầu, khiến hơn 2,5 triệu người mắc trong đó có hơn 177 nghìn ca tử vong. Dịch bệnh đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tồi tệ đến kinh tế, xã hội, nguy cơ đẩy nhân loại vào một cuộc suy thoái kinh tế chưa từng có trong lịch sử. Mặc dù dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp trên toàn cầu nhưng với đường lối đúng đắn trong cuộc chiến chống dịch, Việt Nam đang từng bước khống chế, đẩy lùi tiến tới dập tắt hoàn toàn dịch Covid-19 trên toàn lãnh thổ.
Cách ly xã hội và triển khai các giải pháp phòng chống đồng bộ đã giúp Việt Nam đẩy lùi được dịch Covid-19
Chiều 22/4, Chính phủ đã quyết định triển khai phương án chủ động thực hiện các bước nới lỏng cách ly xã hội, tiến tới chung sống với dịch Covid-19.
Dưới góc nhìn chuyên môn về phương án nới lỏng cách ly xã hội, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM phân tích: “Nới lỏng cách ly xã hội thì mọi người đều đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn khi còn cách ly xã hội. Tuy nhiên, nhiều ngày qua, cả nước không phát hiện ca mới nhiễm Covid-19, số ca mắc bệnh cũng sắp khỏi hết, đây là thời điểm cần nới lỏng cách ly xã hội, từng bước đưa kinh tế và các vấn đề xã hội phát triển trở lại. Chủ trương của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp”.
Tuy nhiên, khi nới lỏng cách ly xã hội, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm ở mức cao hơn do giao thương, đi lại, tiếp xúc nhiều trong cộng đồng. Các điểm có yếu tố nguy cơ lây nhiễm cao nhất trong cộng đồng sẽ rơi vào những nơi tập trung đông người như công xưởng, trường học, chợ, siêu thị. Nếu không có giải pháp kiểm soát tốt để xuất hiện ca bệnh (F0) trong cộng đồng thì việc kiểm soát dịch trong tình hình mới sẽ nhiều khó khăn”.
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành y tế đang giữ vai trò then chốt trong cuộc chiến chống dịch
Để ngăn chặn, xử lý triệt để các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phòng chống dịch khi nới lỏng cách ly xã hội, theo BS Trương Hữu Khanh, các đơn vị liên ngành phải có biện pháp cứng rắn đối với những điểm nguy cơ cao. Các khu chế xuất, khu công nghiệp phải có cam kết thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch, nếu sai phạm sẽ bị xử lý, buộc đóng cửa doanh nghiệp sai phạm. Những nơi tập trung đông người cần có giải pháp quản lý tốt, kịp thời nhắc nhở, ngăn chặn, xử lý “ nóng” những người cố ý vi phạm quy định phòng chống dịch như không đeo khẩu trang, không kiểm tra thân nhiệt…
Toàn dân đồng lòng sẽ dẹp tan dịch Covid-19
Tại TPHCM, đến nay đã qua 15 ngày không phát hiện ca bệnh mới, tuy nhiên, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế nhận định, tình hình dịch bệnh ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Để ứng phó hiệu quả với diễn biến của dịch bệnh khi thực hiện giãn cách xã hội, Sở Y tế yêu cầu tất cả các đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp chống dịch và khuyến cáo toàn dân tuyệt đối không chủ quan khi dịch Covid-19 suy giảm.
Video đang HOT
TPHCM đã qua 15 ngày không phát hiện ca mới nhiễm Covid-19 (ảnh: HCDC)
Sở Y tế nhận định, sau khi kết thúc thời gian giãn cách xã hội, nguy cơ lây lan dịch Covid-19 sẽ lây lan tại các điểm tập trung đông người, bên cạnh đó là việc tiếp nhận người Việt Nam từ nước ngoài trở về. Sở Y tế đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố phối hợp với các bên liên quan, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính rủi ro lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 phù hợp với đặc thù của từng sở ngành, đảm bảo duy trì chống dịch trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Liên quan đến nguy cơ từ kiều bào trở về nước, theo BS Trương Hữu Khanh cần phải xây dựng quy trình chặt chẽ đảm bảo 100% kiều bào về nước được cách ly từ sân bay, theo dõi sát nguy cơ nhiễm bệnh tại các khu cách ly tập trung cho tới khi đảm bảo an toàn dịch mới hòa nhập cộng đồng. Đây là việc làm bắt buộc đối với mỗi cá nhân để đảm bảo an toàn cho cả cộng đồng trước dịch Covid-19.
Sự đồng thuận của cả xã hội trong việc chống dịch sẽ bảo vệ những thành quả Việt Nam đã đạt được
Sau khi nới lỏng cách ly xã hội, học sinh sẽ từng bước trở lại trường, an toàn của học sinh trước dịch bệnh đang thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, theo phân tích của BS Hữu Khanh, việc học sinh, sinh viên nhập học trở lại cũng chỉ là yếu tố nguy cơ khi con người đi lại nhiều. Nếu bảo đảm được người lớn không nhiễm bệnh, không lây cho trẻ em thì trong môi trường học đường sẽ không có mầm bệnh.
Việc khống chế ca bệnh ngoài cộng đồng là giải pháp tiên phong, song các trường cũng cần chủ động những phương án phát hiện sớm trường hợp nguy cơ thông qua kê khai y tế, đo thân nhiệt ngay từ cổng trường, cho học sinh mang khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, cách ly khi có ca nghi nhiễm… giữ khoảng cách hợp lý giữa các học sinh bằng việc tạm ngưng chào cờ đầu tuần, không tập trung đông người trong trường học là việc nên làm.
Sau cách ly xã hội, nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn, cộng đồng tuyệt đối không chủ quan
BS Hữu Khanh khuyến cáo, khi nới lỏng cách ly xã hội việc phòng ngừa vẫn sẽ tập trung ở khuôn mặt và bàn tay. Cộng đồng cần tuân thủ việc đeo khẩu trang, mang nón che giọt bắn, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hạn chế tập trung đông người. Cần bảo vệ người lớn tuổi, người có bệnh lý nền và trẻ nhỏ trước các nguy cơ lây nhiễm của dịch Covid-19.
Nếu chúng ta vừa nới lỏng, vừa giám sát chặt các yếu tố nguy cơ, toàn dân đều tuân thủ quy định phòng chống dịch, cơ quan chức năng ngăn chặn được nguồn bệnh từ biên giới tràn vào hoặc từ kiều bào về nước không để lây lan trong cộng đồng thì dịch Covid-19 khó có khả năng bùng phát trở lại trên cả nước. Tình huống xấu hơn thì dịch cũng chỉ xuất hiện cục bộ ở một số điểm đơn lẻ, có thể nhanh chóng kiểm soát được.
Vân Sơn
Ngưng cách ly không có nghĩa là đã hết dịch: Đây là 5 điều bạn cần tránh tuyệt đối khi vừa mới hết giãn cách xã hội
"Điều tồi tệ nhất là khi chúng ta để cảm xúc lấn át thực tế, đưa ra những bước đi sai và rốt cục mọi thứ lại đâu hoàn đấy," - thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo từng phát biểu như vậy. Thế nên, cần hiểu rằng cuộc sống của bạn sẽ chưa thể sớm trở lại bình thường như lúc trước dịch được đâu.
Dịch Covid-19 đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải ra lệnh phong tỏa các thành phố, nhằm giảm thiểu khả năng lây lan của virus.
Rồi thời tiết ấm dần lên, thời hạn phong tỏa, cách ly xã hội cũng dần chấm dứt. Hàng triệu người vui mừng, phần vì họ đã quá chán khi phải ở nhà, phần do mối lo cơm gạo trước mắt, vốn đã rất căng thẳng kể từ khi kinh tế bị đóng băng.
Nhưng dù vui mừng đến cỡ nào, thì tất cả chúng ta vẫn cần phải nhớ rằng hết cách ly, không có nghĩa là dịch đã chấm dứt. Sự lây lan của virus vẫn đang xảy ra, số người tử vong vẫn tăng từng ngày, nghĩa là mối nguy vẫn còn. Thực tế thì một số quốc gia có nền kinh tế không đủ mạnh, dù muốn hay không cũng buộc phải nới lỏng cách li xã hội.
"Điều tồi tệ nhất là khi chúng ta để cảm xúc lấn át thực tế, đưa ra những bước đi sai và rốt cục mọi thứ lại đâu hoàn đấy," - thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo từng phát biểu như vậy vào ngày 11/4. Vậy nên, cần hiểu rằng cuộc sống của bạn sẽ chưa thể sớm trở lại bình thường như lúc trước dịch được đâu. Và dưới đây là những việc chắc chắn bạn không nên làm sau khi lệnh giãn cách được gỡ bỏ, để bảo vệ đất nước và cho chính bản thân mình.
1. Đừng tụ tập, không tiệc tùng hay "quẩy" bar sàn
Lệnh cách ly - giãn cách xã hội đưa ra không phải để chơi. Mục đích của nó là làm chậm quá trình virus lây lan giữa người với người, thông qua hạn chế tiếp xúc.
Việc ngay lập tức tổ chức tiệc tùng nhậu nhẹt, dù là tại gia hay ngoài quán cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tạo ra một môi trường hoàn hảo cho virus lây lan, nhất là trong bối cảnh khoa học xác định có những người nhiễm bệnh nhưng không mang triệu chứng.
"Để tôi nhắc cho bạn nhớ, đây là một virus có khả năng lây lan cao," - trích lời bác sĩ Deborah Birx, thuộc đội phản ứng với virus corona tại Nhà Trắng (Mỹ). "Tụ họp đông người sẽ làm tăng khả năng những người không mang triệu chứng khiến virus lây lan."
Biết rằng ai cũng muốn "xoã", nhưng quả thực giờ vẫn chưa phải lúc làm điều đó đâu.
2. Đừng quên rửa tay
Rửa tay đã là một trong những tiêu chuẩn cần thiết bậc nhất mùa dịch. Và như đã nêu, ngưng giãn cách không có nghĩa là hết dịch. Thế nên đừng chủ quan, mà hãy xem việc rửa tay thường xuyên là một thói quen thường ngày, để hạn chế khả năng lây lan của virus.
3. Đừng vội vàng đến thăm những người có rủi ro cao
Hết lệnh giãn cách, ai cũng tỏ ra háo hức muốn gặp gỡ người thân. Tuy nhiên, việc vội vã đi gặp ông, bà, bố mẹ hay người cao tuổi nói chung vào lúc này vẫn là không nên.
WHO xác nhận, người già là đối tượng gặp rủi ro lớn nhất từ đại dịch Covid-19, không phải vì họ dễ nhiễm bệnh hơn, mà là do các biến chứng để lại có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu vội vã thăm hỏi, hoàn toàn có nguy cơ bạn sẽ lây bệnh cho họ mà không hay, rồi để lại hậu quả lớn hơn rất nhiều.
Hiện tại, công tác điều chế và thử nghiệm vaccine vẫn đang gấp rút được triển khai trên thế giới, nhưng nhiều khả năng phải đến năm sau mới chính thức xuất hiện. Điều này không có nghĩa bạn không được gặp ông bà trong suốt một năm tới, nhưng chí ít hãy cân nhắc những tiêu chuẩn an toàn để hạn chế rủi ro.
4. Đừng vội đi du lịch
Hẳn rồi, chúng ta đều đang rất nóng lòng ra đường, nóng lòng xách ba lô và đi lắm đúng không? Nhưng chớ vội mất kiên nhẫn vào lúc này.
Hãy nhớ, các phương tiện vận chuyển xuyên quốc gia (máy bay, tàu điện) là một trong những tác nhân khiến virus corona trở thành một đại dịch của toàn thế giới. Hơn nữa đi du lịch trong giai đoạn này, nếu chẳng may đến một địa điểm đúng lúc dịch bùng phát, bạn có nguy cơ mắc kẹt ở đó một khoảng thời gian không nhỏ, thậm chí là bản thân cũng bị nhiễm bệnh. Đó là chưa kể đến chuyện khi quay về, bạn cũng sẽ tiếp tục bị cách ly nữa.
5. Và đừng vội từ bỏ khẩu trang
Trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất vẫn là giữ thói quen đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
Các nước phương Tây, thậm chí cả WHO từng cho rằng khẩu trang chỉ nên dành cho nhân viên y tế và những người có triệu chứng, thì nay tất cả đã thay đổi quan điểm. Khẩu trang được chứng minh là phương tiện giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh một cách hiệu quả, vậy nên đừng vội từ bỏ nó, dù giãn cách xã hội đã chấm dứt.
J.D
Nghiên cứu mới: Cảnh báo nguy cơ nhiễm Covid-19 khi chạy bộ, đạp xe Khoảng cách an toàn là bao nhiêu khi tập chạy? Nó xa hơn khoảng cách 1-2m khi giao tiếp đã được cảnh báo ở các nước. Ở rất nhiều quốc gia, đi bộ, đạp xe hay chạy bộ là những việc được khuyến khích trong thời kỳ Covid-19. Tuy nhiên bạn cần phải đặc biệt chú ý tránh luồng khí của những người...